Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Người xưa tắm như thế nào
Người xưa quan niệm rằng tắm không chỉ là rửa sạch thân thể, mà còn làm sạch cả tâm hồn.
Với người cổ đại, tắm không chỉ để gội rửa bụi bẩn trên thân thể mà còn gội rửa bụi bẩn trong tâm hồn.

Với người cổ đại, tắm không chỉ để gội rửa bụi bẩn trên thân thể mà còn gội rửa bụi bẩn trong tâm hồn.

Vào ngày hè nóng bức, các hoạt động thường dễ ra mồ hôi gây bám bụi bẩn, vì thế hoạt động tắm trong ngày hè có lẽ là sinh hoạt thường xuyên của mỗi người, vừa để vệ sinh, vừa để thư giãn. Người hiện đại tắm thường dùng các loại nước tắm và xà bông, tắm nhiều khi trở thành hoạt động tiêu khiển trong lúc nhàn rỗi. Vậy chúng ta thử tìm hiểu xem người cổ đại hàng ngàn năm trước, họ tắm thế nào trong mùa hè nóng bức?

Người xưa gọi tắm là “mộc dục” (沐浴), chiếu theo văn tự tượng hình giáp cốt thời đó, “mộc” là hình người cầm cái bát gỗ, còn “dục” là hình người ngồi trong đồ chứa. Từ đó mà nói, trong thời cổ đại thì “mộc” có ý là gội đầu, còn “dục” là rửa thân thể. Với xã hội phong kiến thời cổ theo Nho giáo phân tầng đẳng cấp nghiêm ngặt, việc tắm cũng mang ý nghĩa văn hóa đạo đức sâu sắc. Câu “cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân” (mỗi ngày một mới, ngày ngày phải đổi mới, ngày lại ngày đổi mới), do vua Thang khắc lên cái chậu tắm của mình giúp lý giải đơn giản mà mà thuyết phục về hành vi tắm rửa của con người thời cổ:

Với họ tắm không chỉ là tẩy rửa bụi bẩn trên thân thể, quan trọng hơn là tẩy rửa bụi bẩn của tâm hồn.

Khác với cách tắm tùy thích của người hiện đại, lễ nghĩa phức tạp của người cổ đại quy định lễ tiết phức tạp của hành vi tắm. Người cổ đại gọi nơi tắm là “bức” (湢), bồn tắm là “vu” (杅). Trong “Lễ ký – Ngọc tảo” (礼记·玉藻) ghi: “Dục dụng nhị cân, thượng đế hạ khích. Xuất vu, lữ khoái tịch, liên dụng thang; lữ bồ tịch, y cân hi thân, nãi lũ, tiến ẩm – 浴用二巾,上缔下绤。出杅,履蒯席,连用汤;履蒲席,衣巾晞身,乃屦,进饮”. Đây là đoạn văn miêu tả toàn bộ quá trình tắm của người xưa: Chuẩn bị hai cái khăn, khăn mịn chà phần trên thân, khăn thô chà phần dưới thân; sau khi ra khỏi bồn tắm đứng trên cái chiếu lác dùng nước ấm dội qua một lần, sau đó mang y phục và giày, cuối cùng là uống đồ làm ấm bụng. Quả là quá trình có trật tự, khoa học.

Nếu có khách đến thăm, khi tiếp khách cứ 3 ngày gội đầu một lần, 5 ngày tắm một lần, như thế mới thể hiện tôn trọng khách. “Chu lễ – Nghi lễ – Sính lễ – Đệ bát” có ghi: “Quản nhân vi khách, tam nhật cụ mộc, ngũ mộc cụ dục -管人为客,三日具沐,五日具浴” chính là nói rõ ý này.

Người hiện đại dùng xà bông, gel tắm, các loại dầu gội đầu để tẩy rửa. Người xưa dùng nước vo gạo, đậu tắm, bồ kết, phì chu tử (肥珠子), hương liệu… có thể nói chủng loại cũng rất phong phú. Cách dùng nước vo gạo làm sạch đồ ngày nay chúng ta vẫn còn thấy. Đậu tắm được làm bằng bột đậu và dược liệu giúp làm trơn da thịt, có lẽ người xưa chỉ có gia đình phú quý mới dùng. “Xà bông” (phì tạo – 肥皂) chúng ta ngày nay thường nói, đại khái cũng là tên gọi của hai loại gồm phì chu tử (肥珠子) và “bồ kết” (tạo giáp – 皂荚) mà ra, chúng đều giúp tẩy rửa dơ bẩn, làm sạch thân thể.

Từ lễ tiết và đồ dùng khi tắm có thể thấy người xưa rất xem trọng việc tắm. Nhìn từ thể chế xã hội càng thấy rõ điều này. Thời Tây Chu chỉ có sau khi tắm mới được chầu Thiên tử, biểu hiện sự tôn trọng và trung thành. Thời nhà Hán, triều đình còn quy định ngày nghỉ dành cho việc tắm, cứ cách 5 ngày, các quan viên đều về nhà tắm rửa. Thời nhà Đường được đổi thành 10 ngày, gọi là ngày “hưu cán” (休浣), một cán là 10 ngày.

Tinh Vệ biên dịch từ secretchina

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề: ,

01 ý kiến dành cho “Người xưa tắm như thế nào”

  1. chung cư goldsilk complex 24/07/2015

    bây giờ mà gột được tâm hồn thì tốt

    Reply

Ý kiến bạn đọc