Home » Cổ truyền, Văn hóa » Người Do Thái phục quốc – Phần 2: Cuộc chiến 6 ngày đánh bại liên quân Ả Rập

Tiếp tục gây khó khăn cho người Do Thái, Ai Cập đóng eo biển Tiran khiến Israel không thể giao thương, việc này dẫn đến cuộc khủng hoảng kênh đào Suez, cuộc khủng hoảng này kết thúc khi lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc đến bán đảo Sinai, Ai Cập cũng đồng ý mở eo biển Tiran cho tàu thuyền Israel được đi lại giao thương.

>> Người Do Thái phục quốc – Phần 1: Đánh bại liên quân 8 nước

Ai Cập đóng eo biển Tiran, Israel ra thời hạn tấn công

Thế nhưng đến năm 1967 quan hệ các nước Ả Rập với Israel ngày càng xấu đi, Ai Cập tập trung quân đến gần biên giới với Israel, trục xuất lực lượng Liên Hơp Quốc ở bán đải Sinai, đóng lại eo biển Tiran khiến Israel không thể giao thương với bên ngoài, thiệt hại lớn về kinh tế.

Israel yêu cầu Ai Cập mở lại eo biển Tiran như họ đã cam kết vào năm 1957, quốc tế cũng can thiệp nhưng rất ít có kết quả.

Eo biển Tiran

Eo biển Tiran. (Tranh: CIA/Wikipedia, Public Domain)

Israel tuyên bố đến ngày 25/5/1967 nếu vịnh Tiran vẫn không mở sẽ cho quân tấn công. Nỗ lực của quốc tế khiến Israel quyết định dời lại thời hạn thêm 10 ngày cho đến 2 tuần nữa.

Những nỗ lực ngăn chiến tranh của quốc tế đều bất thành, Ai Cập cương quyết đóng eo biển Tiran, điều 15 vạn quân đến bán đảo Siai giáp biên giới với Israel với 950 xe tăng, 1.100 xe bọc thép, hơn 1.000 khẩu pháo. (Theo “Arabs at War” của Kenneth Pollack).

Ngoài ra Ai Cập còn có không quân rất mạnh với 450 máy bay của Liên Xô, chủ yếu ;à Mig 21 hiện đại bậc nhất lúc đó.

Phía Israel chỉ có 5 vạn quân thực chất, số quân này ít hon quân Ai Cập và quân các nước Ả Rập rất nhiều; về lý thuyết có thể huy động thêm 20 vạn quân dự bị nhưng là dân chúng, chỉ tham gia khi có chiến tranh khẩn cấp, không thể tham gia lâu dài vì đóng vai trò sống còn vận hành đất nước.

Làm chủ bầu trời

Sáng sớm ngày 5/6 Israel chỉ để lại 12 máy bay bảo vệ bầu trời của mình, còn 183 chiếc khác bất ngờ tấn công các sân bay Ai Cập nhằm tiêu diệt tất các các máy bay ở đây.

Để tránh bị phát hiện, máy bay của Israel không bay thẳng đến sân bay Ai Cập, mà bay ra Địa Trung Hải ở tầm tháp sát mặt biển để tránh bị phát hiện, rồi mới vòng lại hướng đến Ai Cập, cũng không dùng radio để liên lạc nhằm tránh bị phát hiện.

Một đài radar của Jordan đã phát hiện ra các phi đội các Israel liền gửi ngay bức điện cho Ai Cập, tuy nhiên bức điện này được mã hóa và Ai Cập không thể giải mã do vừa đổi mật mã ngày hôm trước.

Máy bay Ai Cập không có bong ke bảo vệ, mà đậu sát trên các đừờng băng. Máy bay Israel đến mà không phát hiện, không quân Israel tấn công các máy bay Ai Cập đang đậu trong sân bay và đường băng. Các máy bay Ai Cập không kịp cất cánh đã bị tiêu diệt, các đường băng cũng bị phá hỏng khiến máy bay Ai Cập cũng không thể cất cánh.

Kết quả trong buổi sáng ngày 5/6 các đợt không kích khiến hơn 300 máy bay và 100 phi công Ai Cập bị tiêu diệt; phía Israel cũng bị mất 19 máy bay do trục trặc kỹ thuật và tai nạn.

Đến chiều ngày 5/6 Isrel tiếp tục dùng máy bay tấn công sân bay của Jordan, Syria và Iraq. Tổng cộng Israel tiêu diệt 474 máy bay các nước Ả Rập: Trong đó có 335 máy bay của Ai Cập, 60 máy bay của Syria, 29 máy bay ở Jordan, 25 máy bay ở Iraq và 25 máy bay ở Lebanon .

Cùng ngày hôm đó Ai Cập đưa tin giả trấn an dân chúng và binh sĩ rằng Ai Cập đã chiến thắng và 70 máy bay Isrel bị bắn hạ.

Bản đồ Trung Đông. (Ảnh từ http://hahoangkiem.com)

Bản đồ Trung Đông. (Ảnh từ http://hahoangkiem.com)

Tấn công bán đảo Sinai

Chiến thắng này giúp Iarael làm chủ hoàn toàn bầu trời, hỗ trợ lớn cho lục quân. 5 vạn quân Israel cùng 700 xe tăng tiến đánh khoảng 15 vạn quân Ai Cập ở bán đảo Sinai (nơi có eo biển Tiran). Sau 3 ngày quân Israel chiếm được Abu-Ageila – một vị trí quan trọng ở phía bắc bán đảo Sinai.

Lúc này quân Ai Cập vẫn đông hơn quân của Israel, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập là nguyên soái  Abdel Hakim Amer lại lo lắng hạ lệnh cho tất cả các đơn vị quân Ai Cập rút lui ngay.

Quân Ai Cập rút lui mà không có kế hoạch nào ngăn cản nếu quân Israel đuổi theo, quân Ai Cập đột nhiên biết tin tất cả các đơn vị cùng rút lui thì hoảng sợ vì nghĩ rằng hẳn đối phương đã chiếm ưu thế và tạo ra được đe dọa nào đấy. Các đơn vị Ai Cập vội rút lui mà không có trật tự và hỗ trợ lẫn nhau.

Quân Ai Cập bỏ chạy để lại hàng trăm đại bác, hàng trăm xe tăng, hàng chục hệ thống tên lửa, nhiều cái còn nguyên vẹn chưa bắn một viên đạn nào. Đến ngày 8/6 tức chỉ 3 ngày chiến tranh Israel đã làm chủ bán đảo Sinai.

Đánh bại Jordan

Quân Jordan lập tức tham chiến, ngày 5/6 khi không quân Israel không kích sân bay thì quân Jordan cũng lập tức bắn pháo vào tây Jerusalem, Netanya, và ngoại vi Tel Aviv (thành phố lớn nhất và đông dân thứ 2 của Israel).

Quân Jordan tiến vào phía đông Jerusalem, Israel phải điều quân đến đây, đến chiều ngày 7/6 với sự hỗ trợ của không quân, Iarael đánh bật được quân Jordan ra khỏi phía đông Jerusalem. Israel chiếm được Latrun và Khu phố cổ tại Jerusalem.

Bản đồ Bờ Tây. (Tranh: CIA/Wikipedia, Public Domain)

Bản đồ Bờ Tây. (Tranh: CIA/Wikipedia, Public Domain)

Israel tiếp tục tiến đánh Jordan, tiến vào Bờ Tây và chiếm được các thành phố Nablus, Bethlehem, Hebron và Jericho vào những ngày sau đó.

Kết quả Israel đã đánh bật quân Jordan về bên kia sông Jordan, phía Jordan bị mất 2 sư đoàn thiết giáp, 179 xe tăng; phía Isarel cũng bị mất 112 xe tăng.

Đánh bại Syria, chiếm cao nguyên Golan

Ngày 5/6 khi Israel không kích các sân bay của Ai Cập, thì phía Ai Cập tung tin rằng mình đã giành chiến thắng và chẳng mấy chốc pháo binh Ai Cập sẽ dội vào Tel-Aviv. Điều này khiến Syria thêm phấn khích và nã pháo vào miền bắc Iarael, thế nhưng quân Syria chưa kịp tấn công thì biết tin tức thật rằng Ai Cập thất trận nên từ bỏ tấn công trên bộ mà chỉ nã pháo vào thị trấn trong thung lũng Hula của Israel.

Lúc này Syria tập trung quân ở cao nguyên Golan với 7,5 vạn quân với pháo binh và xe tăng. Trong đó quân chủ lực là 2 lữ đoàn thiết giáp và xe tăng. Quân Syria lập thành thế trận phòng ngự.

Ngày 9/6 Israel chia làm 2 cánh tiến vào phía bắc và trung tâm công cao nguyên Golan, cuối cùng quân Israel cũng tiến được vào bình nguyên nhưng bị thiệt hại 160 xe tăng, trong khi quân Syria chỉ mất 73 xe tăng.

Israel bố trí 2 cánh quân như gọng kìm định tiêu diệt quân Syria, nhưng họ chỉ tiến vào vùng đất trống vì quân Syria đã chủ động rút đi từ trước để tránh bị thiệt hại.

Lãnh thổ mở rộng gấp 3 lần

Ngày 10/6 quân Israel đã chiến được cao nguyên Golan, tức chỉ sau 5 ngày Israel đã đánh bại Ai Cập, Jordan và Syria, chiếm thêm được rất nhiều đất đai lãnh thổ.

Ngày 11/6 lệnh ngừng bắn được ký kết, Israel chiếm được bán đải Siai, dải Gaza, vùng Bờ Tây sông Jordan (bao gồm cả Đông Jerusalem), cao nguyên Golan, lãnh thổ được mở rộng gấp 3 lần. Một triệu người Ả rập nằm dưới sự kiểm soát của Israel ở những vùng đất mới chiếm được.

Với việc chiếm được bán đải Siai của Ai Cập, Israel cũng chiếm được eo biển Tiran ở đây để giao thương với thế giới, nơi đây cũng có nguồn dầu mỏ giúp người Do Thái khai thác để phát triển đất nước, đặc biệt trong hoàn cảnh điều kiện tự nhiên của Israel rất nghèo nàn

Cuộc chiến này khiến Israel bị tổn thất 800 binh sĩ; Ai Cập bị mất hơn 10.000 quân; Jordan mất 700 quân, Syria bị mất 2.500 quân.

Thêm một lần thất trận trước Israel, nhưng các nước Ả rập chưa từ bỏ, vẫn tiếp tục chuẩn bị lực lượng, dặc biệt là vũ khí nhằm tiến đánh Israel.

(Còn nữa)

Trần Hưng

Theo trithucvn.org

 

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc