Vong Tần thạch
Trước khi Tần Thủy Hoàng chết, một thiên thạch từ trên trời rơi xuống. Trên đá có khắc “Thủy Hoàng tử mà địa phân”
Tần Thủy Hoàng phẫn nộ, liền tàn sát bá tánh xung quanh khu vực thiên thạch.
Không lâu sau Tần Thủy Hoàng chết, sáu nước lần lượt phục quốc.
Sự truyền cảm của độc nhãn thạch nhân:
Lũ lụt sông hoàng hà vào năm đầu triều Nguyên
Trị thủy của triều đình đã đào ra được một tảng đá hình người một mắt. Văn tự khắc trên đó trùng hợp với câu đồng dao địa phương. Rằng “thạch nhân chỉ một mắt, kích động Hoàng Hà thiên hạ phản”
Ngay sau đó, bùng phát khởi nghĩa nông dân trên quy mô lớn.
Mưa thiên thạch tại Cát Lâm:
15 giờ 01 phút ngày 8 tháng 3 năm 1976, trong phạm vi 500 km2 tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, xuất hiện một trận mưa thiên thạch hiếm thấy trong lịch sử thế giới. Vùng trời nơi ấy hiện ra một quả cầu lửa lớn, rất nhanh phân thành ba phần, một quả cầu lửa khá lớn và hai quả cầu lửa nhỏ, theo nhau bay về phía Tây. Tại vùng này có hơn 1 triệu người đã nghe thấy âm thanh lớn do quả cầu lửa bay với tốc độ cao, ma sát với không khí gây ra. Rợp trời dậy đất, tiếng hô lớn có thể được nghe thấy ở ngoài mấy trăm dặm. Thiên thạch rơi xuống đất tạo thành tiếng nổ và rung động lớn, khiến cửa kính vô số nhà dân gần đó vỡ tan, phạm vi rộng lớn, uy lực cự đại
Trong dân gian lưu truyền rằng mưa thiên thạch trăm năm còn khó gặp, lần này rơi xuống 3 tảng thiên thạch lớn, đối ứng 3 đại nhân vật dương thọ đã hết. Quả nhiên, trong năm ấy, Chu Ân Lai, Chu Đức, Mao Trạch Đông đều qua đời.
Còn rất nhiều khối thiên thạch nhỏ, đối ứng với một trận đại thiên tai. Ngày 28 tháng 7 năm ấy, đại địa chấn tại Đường Sơn phát sinh, là trận động đất bi thảm nhất của thế giới trong 400 năm qua, tương đương 400 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima cùng nổ trong bán kính 16 km. Trận động đất khiến thành phố hơn 1 triệu nhân khẩu biến thành bình địa chỉ trong khoảnh khắc, 240.000 người tử vong, 160.000 người trọng thương.
“Đá heo kêu” lại kêu nữa
“Đá heo kêu” nằm tại một thôn làng tự nhiên trong thắng cảnh hẻm núi Thái Hành Sơn, thuộc thành phố Lâm Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Đá heo kêu còn gọi là “đá báo nguy”, “đá linh thông”, “đá thần”, “đá kỳ dị”, v.v. Bởi vì phát ra tiếng như heo kêu, nên mới gọi là “đá heo kêu”. Vùng núi non quanh đá heo kêu thì nhấp nhô trùng điệp, tùng bách tươi tốt, bốn mùa như Xuân. Vách núi phía trên đá heo kêu thì cao và dựng đứng, lại dốc ngược như đao đang chém xuống. Đá heo kêu toàn bộ có màu đỏ tím, hình dáng vuông vức, đầu đuôi đều cắm vào vách núi, cao 3 mét, rộng 3 mét, dày 2 mét. Trên mặt đất để lộ ra 4 m2, từng thớ nứt trông rất rõ ràng, kẽ đá so le không đều, phần lồi lõm tương đối nhiều.
Theo truyền thuyết, mỗi lần đá heo kêu kêu là thiên hạ lại có chuyện. Nhất định sẽ kêu, việc lớn kêu lớn, việc nhỏ kêu nhỏ. Khi kêu sờ tay vào sẽ có cảm giác run, nghỉ một lúc rồi lại kêu lên eng éc. Sau khi nghỉ sẽ kêu trở lại, tiếng kêu rất sống động, giống như con heo đang đứng cạnh tảng đá mà kêu vậy. Âm thanh lúc trầm lúc bổng, nhưng khó mà ghi âm lại. Đá heo kêu được người đời xưng là “Thái Hành đệ nhất kỳ quan”, “Thiên cổ chi mê trư khiếu thạch”.
Tảng đá thông linh từ thời cổ đã có ghi lại. Nghe nói hai núi Thái Hành, Vương Cố là thời xưa tiên nhân đạp xuống mà lên trời, bởi vậy, tiên gia lưu lại tảng đá có linh này, để cảnh tỉnh đời sau thông hiểu họa phúc ở nhân gian.
Theo các tư liệu liên quan, các nhân sĩ trong nước Trung Quốc từng thăm dò khám phá, nhưng không ai hiểu được nguyên nhân tại sao, nên đành mặc kệ. Còn theo các cụ già bản địa thì tảng đá này xác thực là một nhà tiên tri đạo hạnh cao thâm. Mấy trăm năm qua, thế gian biết bao đổi thay biến hóa, nhưng mỗi khi đại sự sắp phát sinh, nó đều kêu lên cảnh tỉnh người dân đương địa, vừa kịp thời vừa chuẩn xác.
Chẳng hạn, khởi nghĩa Lý Tự Thành cuối triều Minh, tàn sát triều đình nhà Thanh, liên quân tám nước tiến vào Trung Quốc, Nhật Bản xâm lược Trung Quốc trong đại chiến thế giới thứ II, mãi cho tới Cách mạng Văn hóa dưới thời Đảng Cộng sản Trung Quốc, dịch bệnh SARS, v.v. Mỗi khi sự tình phát sinh, người dân đương địa đều biết trước nhờ tảng đá này, Thế nhưng theo lão nhân đương địa nói, tảng đá kỳ quặc này đúng là “miệng vàng khó mở”. Trước khi sự kiện phát sinh, nó chỉ kêu lên mấy tiếng, thế nhưng mấy năm qua nó lại kêu lớn không dứt. Các lão nhân đương địa biết rằng trong tương lai không xa, nhất định sẽ có đại sự chưa từng có trong lịch sử phát sinh.
Huyện Bình Đường ở Quý Châu xuất hiện tảng đá “Vong Cộng Thạch”
Tháng 6 năm 2002 tại Thôn Chưởng bố, Huyện Bình Đường, Tỉnh Quý Châu phát hiện tảng đá chứa chữ “Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong” đã có niên đại 270 triệu năm trước
Khối đá này rơi từ vách núi trên cao xuống, rồi tách ra làm hai. Chuyện này thật là kỳ diệu, chắc là trăm ngàn năm có một rồi.
Thế là hơn 100 kênh truyền thông trong nước, bao gồm cả Tân Hoa Xã, CCTV, đều có chuyên đề đưa tin về sự kiện này. Trên mạng cũng có thể sưu tầm những tấm hình có liên quan.Tất nhiên, họ đều không dám báo cáo về chữ cuối cùng (“vong”), tức chỉ còn lại chữ ‘Trung Quốc Cộng Sản Đảng’. Theo chuyên gia giám định, những chữ này đều là tự nhiên hình thành
Đến nay (3/7/2011) đã có hơn 97 triệu người thoái Đảng. Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ sớm diệt vong.
Dưới sự quảng bá rầm rộ của các phương tiện truyền thông ĐCSTQ, tuyến du ngoạn tại thôn Chưởng Bố” đã hấp dẫn hàng triệu du khách, họ đến để tận mắt chứng kiến “tàng tự thạch”. Thế nhưng khi biết chuyện vì để ngăn ngừa các du khách “hiếu kỳ” lỡ miệng nói ra 6 chữ này, ĐCSTQ đã phái người giám sát chặt chẽ.
Cùng nghe ca khúc và hình ảnh tàng tự thạch
Ánh Sáng
(có sử dụng tư liệu tại chanhkien)
ko biết thực hư chứ khoái cái vụ tản đá VONG CỘNG THẠCH lắm lắm!!!