Home » Danh nhân, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Phạm Lãi: Viên ngọc sáng không tỳ vết (phần 2)

Phú đến tột đỉnh, Phạm Lãi lại đem hết tài sản phân phát cho dân chúng, lần thứ hai lại cùng gia đình tay trắng rời khỏi nước Tề.

>> Phạm Lãi: Viên ngọc sáng không tỳ vết (phần 1)

Phạm Lãi cùng gia đình lần thứ hai cùng gia đình tay trắng rời đi

Phạm Lãi cùng gia đình lần thứ hai cùng gia đình tay trắng rời đi. Tranh minh họa từ Kawashima Shigenobu

Đến huyện Định Đào (Sơn Đông ngày nay),  nhận thấy nơi đây buôn bán nhộn nhịp, là trung tâm giao thương của thiên hạ, liền định cư nơi đây, đổi tên thành Đào Chu Công.

Tại đây cha con Phạm Lãi lại cần cù làm nông nghiệp, chăn nuôi, kinh doanh buôn bán. Sau vài năm Phạm Lãi lại tích lũy được hàng vạn lạng bạc, ông thường chu cấp cho bách tính nghèo khó, dân chúng chịu ơn tôn xưng Đào Chu Công là Thần tài.

Cũng theo “sử ký”, người con thứ của Phạm Lãi do mâu thuẫn mà giết một Hầu tước nước Sở, nên bị bắt khép vào tôi chết, chờ ngày xử tội. Xót con Phạm Lãi quyết định đưa một số lượng vàng bạc lớn cho con út tìm cách đưa anh mình ra tù.

Tuy nhiên người con trai trưởng lại phản đối, muốn được đi làm việc này,  vì là anh thì phải lo cho nhị đệ, Phạm Lãi giải thích rồi nói rằng “con đi thì chỉ có đem xác em con về mà thôi”, thế nhưng con trưởng không đồng ý rồi buồn bã nói muốn tự sát.  Vợ ông cũng lo lắng gây áp lực để con trai trưởng được đi.

Trước áp lực gia đình, Phạm Lãi đành để con trai trưởng đi. Ông viết thư bảo con đưa cho bạn mình là Tướng quốc Trang Sinh của nước Sở, rồi dặn rằng: “Ngay sau khi đến nơi, con nhớ đưa vàng cho Trang Sinh, việc gì cũng phải nghe theo sự sắp xếp của ông ấy, dù ông ấy giải quyết chuyện này như thế nào”.

Đến nhà Trang Sinh, người con trai trưởng thấy nhà dường như chẳng có gì, xung quanh chỉ có bốn bức tường thì tỏ ý nghi ngờ. Theo lời cha anh ta đưa số vàng và thư cho Trang Sinh. Sau khi xem thư xong Trang Sinh nói: “Cậu hãy về đi, nếu em trai cậu được thả, cậu đừng hỏi nguồn cơn”.

Người con trưởng lại nghĩ mình đưa nhiều vàng thế không biết em mình có được cứu không, ông ta còn nghèo khó đến thế thì sao giúp mình được, nếu không cứu được em thì tiếc số vàng, liền ở lại nghe ngóng tình hình.

Trang Sinh trong nhà chẳng có gì, nhưng ông là Tướng quốc nước Sở, rất liêm khiết và chính trực, ngươi nước Sở trên dưới đều tôn quý ông. Trang Sinh không muốn nhận số vàng này, nhưng nếu không nhận thì người con trai này sẽ không yên tâm mà đi nhờ vả lung tung sẽ làm hỏng chuyện, nên ông định cầm tạm số vàng này rồi sẽ tìm cách trả lại sau.

Trang Sinh tâu vớ Vua rằng có sự tương khắc trong nhị thập bát tú, chỉ có ban ân đức một cách rộng rãi cho dân chúng, đại xá thiên hạ mới trừ được họa.

Vua chuẩn tấu cho đại xá thiên hạ, các phạm nhân sẽ được thả, tin này nhanh chóng đến tai người con trưởng. Anh ta nghĩ rằng Vua đã đại xá thiên hạ, em mình sẽ được thả, vậy chẳng phải mình mất không số vàng kia hay sao? Vì thế mà đến nhà Trang Sinh đòi lại số vàng.

Trang Sinh trả lại số vàng, nhưng thấy mình như bị lừa gạt, lại cảm thấy mình bị xúc phạm xem thường vì đã nhận số vàng này, ông ta tức giận đến tâu với Vua rằng: “Trước đây hạ thần nói rằng có sự tương khắc trong nhị thập bát tú, đại vương chuẩn bị tu đức để tránh họa. Nay hạ thần. nghe nói con trai của phú ông Đào Chu Công phạm tội giết người ở nước Sở và bị giam giữ, người nhà của hắn đã mang rất nhiều vàng bạc đến đút lót các cận thần của đại vương, cho nên đại vương đại xá không phải vì thương yêu xã tắc mà là vì con trai Đào Chu Công”.

Vua Sở liền hạ lệnh xử tội chết con trai Đào Chu Công xong rồi mới ban hành đại xá. Người con trưởng đành đưa xác em về. Dự đoán ban đầu của Phạm Lãi hoàn toàn đúng, ông đoán trước người con trai trưởng đi thì chỉ mang xác em về. Ông phân tích cho con mình biết vì sao lại không cứu được em mình, xem đó là bài học.

Phạm Lãi cả đời sáng suốt, dù là trị quốc, kinh doanh, hay thuật dùng người đều biết ứng biến phù hợp. Ông viết các tác phẩm “Binh Pháp”, “Dưỡng ngư kinh”; cuối đời ông viết cuốn “Đào Chu Công sinh ý kinh” còn gọi là “Đào Chu Công kinh thương thập bát tắc” gồm có 18 nguyên tắc kinh điển dạy về việc buôn bán, đây được xem là sách giáo khoa đầu tiên về thương mại của văn minh Trung Hoa.

Là người trượng nghĩa, kinh doanh giàu có đến phú gia địch quốc nhờ vào nền tảng đạo đức cao thượng, Phạm Lãi được người sau tôn là “Thương Thánh”, “Thần tài”. Ông được tôn là tổ của ngành thương mại và được tôn thờ khắp nơi.

Là người không ham danh lợi, khi sự ghiệp lên đỉnh điểm, ông lại chia hết gia sản cho dân chúng để ra đi. Người đời sau xem ông là người hoàn thiện như ngọc không tỳ vết.

Sau này nhà thơ Lý Bạch cảm thán mà ca tụng rằng:

Công thành danh toại, liền rũ áo,
Bổng lộc vinh hoa, cũng ngó lơ.

Trong “sử ký” Tư Mã Thiên đánh giá rằng: ““Phạm Lãi ba lần đổi chỗ ở mà thành danh trong thiên hạ. Không phải ông ta chỉ bỏ đi một cách dễ dàng và thế là hết. Ông ta ở đâu, là nổi danh ở đấy”.

Người đời sau luôn nhớ đến tấm gương của ông:

“Người như ngọc chuốt, lòng tựa lửa hồng

Đức còn chảy mãi, nhân tỏ vĩnh hằng”

Trần Hưng

Theo trithucvn.org

Chuyên đề: , ,

01 ý kiến dành cho “Phạm Lãi: Viên ngọc sáng không tỳ vết (phần 2)”

  1. phạm thanhhp 30/01/2023

    Trong ” Đông chu liệt quốc ” có viết : Phạm Lãi tiến Tây Thi, là người yêu tuổi trẻ của ông. Nước Ngô bị diệt, ông cứu Tây Thi, rồi cùng bỏ đi ở ẩn, trên đường đi ở ẩn, bao nhiêu vàng bạc, được Vua ban, ông cho hết dân nghèo trên dọc đường đi….

    Reply

Ý kiến bạn đọc