Sau sự việc hàng nghìn người chen lấn, xô đẩy nhau để giành được một suất ăn miễn phí tại một cửa hàng sushi mới khai trương trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội), những du học sinh Việt ở nước ngoài đã có những quan điểm gay gắt trước hình ảnh được cho là đáng xấu hổ này.
Thảm họa sóng thần ở Nhật cũng không có cảnh chen ăn như Việt Nam
Nhắc đến những chương trình giảm giá, miễn phí đồ ăn, hàng khuyến mãi ở nước ngoài, chị Lê Mai Hương Trà, du học sinh Mỹ cho biết: “Những chương trình như vậy bên này thường xuyên được tổ chức, chỉ có điều họ sẽ giảm giá một phần nào đó, chứ hoàn toàn không có tổ chức buffet miễn phí như vậy”.
Theo chia sẻ của chị Trà thì vì những tiệc ăn buffet sẽ khó kiểm soát nên thông thường nhà hàng có kinh nghiệm họ sẽ không tổ chức như vậy.
Bên cạnh đó, khi được nghe về câu chuyện hàng nghìn khách Việt xếp hàng chen lấn, xô đẩy nhau, thậm chí còn nhảy cả vào bếp để lấy thức ăn, trong tiệc buffet sushi miễn phí, chị Trà nói: “Mặt hàng ăn uống là sushi đó là món ăn HOT, lạ, mà mặt bằng giá chung so mức thu nhập người Việt rất cao, tôi nghĩ đây chính là lí do chính xác nhất lý giải cho việc tại sao lại đông người đến như vậy”.
Hàng nghìn người chen lấn, xô đẩy để được vào bên trong nhà hàng
Nhưng khi nói đến văn hóa thưởng thức ẩm thực của người Việt, chị không khỏi thất vọng: “Cảnh tranh nhau vào ăn như vậy chắc chỉ có ở Việt Nam thôi, thường thì ở nước ngoài mọi người sẽ xếp hàng rồi lấy đồ ăn theo suất rất quy củ, như gà hay súp, nên không có tình trạng chen lấn, xô đẩy, tranh giành đâu”.
Đặc biệt hơn, về vấn đề văn hóa xếp hàng, theo lời chị Trà thì ý thức của người nước ngoài cao hơn người Việt thể hiện ở những chuyện nhỏ như này.
Còn nguyên nhân sâu xa cho cảnh chen lấn có được bữa ăn không mất tiền theo chị Trà âu cũng là do một phần kinh tế: “Việt Nam mình khi đi ăn một bữa sushi giá phải trả cao hơn rất nhiều thu nhập của một người, đặc biệt là sinh viên. Nên hàng ngày người ta có ít cơ hội được ăn sushi, nên có dịp ăn miễn phí như vậy, họ lập luận tại sao lại không đi”.
Còn ở nước ngoài, chị kể: “Thường là vào cuối tuần họ sẽ cùng gia đình ra bên ngoài để ăn uống một nhà hàng nào đó. Thu nhập của họ so với mức tiền thức ăn họ trả nó không chênh nhau quá nhiều, mức họ có thể chi trả còn cao hơn, nên chuyện ăn uống rất nhẹ nhàng”.
Là du học sinh Tokyo (Nhật), anh Trần Hoạt ngạc nhiên trước sự việc khách Việt chen chúc để được ăn miễn phí: “Tôi vô cùng ngạc nhiên vì không nghĩ 2013 rồi mà có cảnh cướp thức ăn như bà tôi vẫn tả về cảnh chết đói năm 1945. Còn ở Nhật thì kể cả như đợt thảm hoạ sóng thần tôi cũng chưa bao giờ thấy cảnh tương tự kể cả xem báo hay tivi”.
Anh Hoạt cũng bày tỏ sự bất bình: “Nhật là đất nước quy củ và tôn trọng văn hoá công cộng nên tôi chắc chắn kể cả có những chương trình khuyến mãi thì cũng không khi nào có việc chen lấn, tranh giành. Trẻ em từ 3 tuổi đã được rèn tính độc lập và tôn trọng quy tắc ứng xử khi ra ngoài”.
Ở nước ngoài làm gì có bữa ăn nào miễn phí
Không giấu nổi sự thất vọng với văn hóa truyền thống của người Việt đã mất đi sau khi đọc thấy những thông tin về sự việc chen nhau ăn buffet miễn phí vừa rồi, anh Hoàng Lê Mạnh, một du học sinh ở Ba Lan cho biết:
“Ở nước ngoài, họ sẽ tùy theo chương trình, tùy theo nhà hàng, những chương trình đấy vẫn thường xuyên tổ chức. Nhưng đặc biệt là những nhà hàng nổi tiếng sẽ không bao giờ có những chương trình giảm giá như thế, chỉ có những nhà hàng bình dân mới tổ chức, nhưng họ làm theo kiểu set menu và giảm giá trên set đó”.
Theo quan điểm của anh Mạnh thì nếu có giảm giá những món ăn thì lượng khách cũng không nhiều: “Người nước ngoài chỉ xếp hàng khi có một siêu thị điện máy giảm giá một mặt hàng nào đó cực rẻ, họ sẵn sàng đứng từ 5 – 6h sáng để mua được món đồ, nhưng không bao giờ xếp hàng, chen vào ăn miễn phí đâu”.
Cảnh chen lấn bên trong nhà hàng khi ăn tiệc buffet
Còn ngẫm lại bản thân anh Hoàng thấy xấu hổ: “Người Việt vẫn hay có câu nói đi nhẹ nói khẽ cười duyên nhưng mà tôi thấy nó đúng với người phương Tây hơn là người Việt”.
Bên cạnh đó, anh nhận định: “Nếu ở nước ngoài, các nhà hàng có giảm giá đồ ăn, thì dân chúng tầng lớp trên họ cũng không để ý đến, tầng lớp sinh viên họ cũng không quan tâm đâu, chủ yếu là người dân lao động”.
Đồng tình với quan điểm của anh Mạnh, chị Quỳnh Chi – du học sinh tại Singapore, nơi được mệnh danh là thiên đường ăn uống của châu Á cho biết: “Chắc câu chuyện này chỉ có ở Việt Nam thôi, chứ ở bên này chưa bao giờ thấy cảnh tượng nào diễn ra”.
Chị chia sẻ thêm: “Ở Sing thì người ta khá bận rộn nên thường ăn ngoài khu ẩm thực khi tan sở, cho nhanh và tiện. Nhưng đặc biệt các nhà hàng đó chỉ cho ăn thử thôi và đặc biệt họ sẽ thuê một khoảng ở khu trung tâm để dựng sạp, người nào đi qua thì ghé ăn thử, chứ không đông đến nỗi phải chen chúc nhau”.
Theo lời chị Chi thì ở đây có nhiều của hàng thức ăn truyền thống, đây là nơi có thể khiến người dân xếp hàng dài cả tiếng để chờ được vào ăn, nhưng số lượng không phải là quá lớn, mà có xếp hàng thì rất quy củ, ngay ngắn, theo hành lang và yêu cầu của nhà hàng.
Thanh Huyền
Theo zing
99% số học sinh này là dân ngoại tỉnh, chúng làm xấu mặt cả 1 thế hệ thanh niên Việt Nam. Và hơn nữa là chúng đã bôi nhọ hình ảnh cả 1 dân tộc vì miếng ăn “miễn phí” . Thật nhục nhã cho bọn này.
Anh 5 Cafe ơi.
Mình dân thành phố HCM chính gốc đây, nhưng nói thiệt anh 5 một điều, anh 5 không có đi đây đi đó rồi, chứ dân TP cũng không thua kém dân tỉnh về vấn đề như trên đâu anh 5 à.
Đừng đánh giá họ như vậy vì dân TP hay Dân Tỉnh nếu có tính như vậy thì họ cũng như nhau thôi.
Hà nội xưa giờ vốn nổi tiếng như cồn rồi.
Cụ thể nhé:
1. Festival hoa Hà nội.
2. Phát Áo mưa miễn phí.
3. Giờ là vụ trên
1+2+3 -> Không cần phải nói.
Mấy bác cứ chê dân tỉnh chứ theo tui thấy dân tỉnh họ sống hiền lành, tình nghĩa, và thanh niên dân tỉnh lại có ý thức trách nhiệm cao và nghị lực sống của họ tốt hơn mấy bác dân thành phố đấy.
Tôi đồng ý với Dân Quê, nhưng khổ nỗi Hà Nội bây giờ không còn là người tràng an xịn nữa, nên bác Nguyen Ba Luat nói cũng đúng đấy. Vì đa số quan chức là dân tỉnh đã lôi con cháu họ hàng lên HN cho ăn học rồi chạy cho công việc, nên nghiễm nhiên những thành phần đó là người HN. Nhưng 1 điều không thể thay đổi là cái văn hoá nửa quê nửa tỉnh của những người này đã làm cho bộ mặt của người HN gốc bị lu mờ, vì sao ? Vì người HN gốc chỉ còn rất ít mà thôi nên họ không làm trỗi dậy cách sống văn hoá của người HN xưa , trước những công dân ô hợp từ các nơi tràn về và học đòi cách sống đô thị…
Trong gia đình : con hư tại mẹ cháu hư tại bà. Ngoài xã hội: dân hư tại….
Theo bạn thì người sống ở HN từ năm bao nhiêu thì là dân HN gốc?
cái này rất khó nói, nếu mà 2 3 đời ở HN có là dân HN gốc ko? hay là 72 đời??
Người HN nào thì ng Hà Nội,kể cả là ng Hà Nội gốc.Nếu họ giàu có hoặc có học thức,họ sẽ hành động có học thức.nếu họ nghèo và ít học,họ cũng sẽ hành động như người ít học.
Còn mấy cái việc kể trên là nó 1 tâm lí đám đông rất xấu của ng Việt.Nhiều khi chả muốn ăn nhưng thấy ng ta tranh thì mình cũng tranh.Nhiều bạn tỏ ra khinh bỉ những ng làm những việc trên.Nhưng mình nghĩ đó chỉ là vì các bạn có ý thức khá và cái đó nó ko quá giá trị với bạn.Nhưng cũng mong các bạn giữ đc ý thức trong mọi tình huống.Chứ đừng khi gặp cái mình cần mình thích sợ lại… như những ng trên thôi
Bạn Minh nói thế là không đúng rồi, không đúng tí nào rồi. Từ năm 90 dến năm 2006, tôi lên Hà Nôi chơi ở nhà dì tôi cảm thấy số lượng người ở đây vẫn ở tầm trung, Hà Nội rất yên bình và đẹp đẽ, chưa sô bồ như bây giờ, lúc đó cái gì cũng đẹp và quy củ, nhưng từ năm 2011 tôi đi lên Hà Nội thi, kí ức ngày xưa bỗng tan thành mấy khói, chỉ toàn là khói bụi, xe máy và rác rưởi, không những từ trung tâm mà ngoài rìa thủ đô. Tôi không thể hình dung được cái Hà Nội đẹp đẽ của tôi đã biến đi đâu mất, trong vòng 4 năm mà lượng người nhập cư tăng lên cực kì nhiều, nếu không nói là quá đông cho 1 cái Hà nội nhỏ bé đáng thương này. Dân từ các nơi đổ về đây, dân nhà quê hay các tỉnh về đây cực nhiều. Ai ngờ rằng cái thói quen bạ đâu vứt đấy nó lại gây tác hại nghiêm trọng đến nhứng dòng sông, con phố, con đường của tôi đến vậy. Nhiều cái thay đổi đến tiêu cực, và cũng đúng với ý kiến của Nguyen Ba Luan và 2 cù nèo, các bạn cứ nói dân nhà quê học giỏi lên tỉnh học thế này thế nọ nhưng tôi thấy mấy ông bà nhà quê hay học sinh lên đây học hay hơn nữa là mấy ông quan chức cũng xả rác một cách tự nhiên , 1 hành động vậy thôi cũng đủ đánh giá cái gọi là ý thức chúng nó thế nào rồi.
các cụ ngày xưa thường nói :” miếng ăn,là miếng tồi tàn ” Thưa các bạn tôi thấy cảnh này ,tôi không quy trách cho dân tộc mình .vốn
dĩ dân tộc mình quá nghèo .nay gặp được cảnh này cho ăn free nên họ cũng tìm cách nhẩy vào để mong có được phần ăn sợ hết mất .lâu lâu mới có một lần nên cũng phải thương cảm cho họ
tuy có mang tiếng xấu cho tập thể là dân tộc VN đó .Tôi phải quy trách nhiệm cho nhà hàng
không biết Tổ chức ,sắp xếp trong vấn đề này
để xẩy ra tình trạng hỗn độn khó coi nhất là ngọai quốc đánh giá dân tộc VN còn lạc hậu chậm tiến mà cũng đúng vậy .Đúng ra đã tổ chức
cho dân ăn Free như thế nên có nhân viên cộng thêm bảng viết yêu cầu tất cả quý vị hãy tôn trọng và giữ trật tự sắp hàng hai người một
rồi đi vào lấy đồ ăn .tất cả đều được ăn hết không có thiếu, mong mọi người hay tôn trọng
để người khác nhìn vào thấy đẹp mắt hơn nhất là người nước ngoài bất chợt họ đi ngang qua
đã tổ chức nên làm cho thật tốt.Đa số sợ mất phần hay hết nên họ đã chen lấn như thế .Mong
lần sau có tổ chức nên có vài người ra sắp xếp
người đến trước đứng trước và lần lượt người
kế để cho đẹp mắt và người ngoài có cảm tưởng
nhà hàng biết tổ chức chu đáo .cám ơn qúy vị.
Đồng ý với ý kiến bạn dân quê, dân quê họ tốt hơn nhiều,văn hóa sống của dân Hà Nội nhiều cái bây giờ thấy xấu hổ lắm.
mình cũng là dân tỉnh, củng sống nước ngoài nhưng có thế đâu. ko pải dân tỉnh hay tp gì ở đây hết đó là ý thức con người. bạn đừng tỏ ra hiểu biết rồi để cho chúng nó vả vào mồm ban. thân!!!
5 cafe nói ra là biết thiếu hiểu biết ! nên rèn luyện lại đạo đức !
Dân ở đâu mà trả thế, đổ lỗi cho người khác bản thân mình không làm đúng thì mãi mãi vẫn dậm chân tại chỗ.
Xin lỗi ban 5 cafe, bạn là dân ở đâu vậy, nếu bạn là người Hà Nội thì hãy suy nghĩ lại văn hóa của địa danh ngàn năm văn hiến hiện nay như thế nào. Tôi ở Miền Trung, dân địa phương tôi đa số rất hiền lành, tốt bụng . Tôi cũng đã tiếp xúc thực tế, qua báo đài… nhưng thật sự rất buồn cho bộ mặt thủ đô của đất nước mình. Ví dụ: Vào quán ăn phở nghe chủ mạt sát khách hàng, ra đường va quẹt nhau nghe chửi rất sướng tai, hỏi đường phải cho tiền mới chỉ…quê tôi không có đâu bạn ạ.
chúng ta mãi mãi không thể lớn khôn nếu chúng ta không dám nhìn nhận khuyết điểm và biết sửa sai nó ! dĩ nhiên dân ngoại tỉnh họ kém may mắn khi thiếu cơ hội tiếp cận cuộc sống văn minh . nhưng kể cả những người tự cho mình là dân thành thị chính gốc thì cũng không có nghĩa là họ đã là văn minh nếu lấy chuẩn mực của các quốc gia phát triển làm thước đo ! tôi sanh ra lớn lên và hấp thụ giáo dục cũa xứ nhật bản ! cũng không ít chuyện dở khóc dở cười của người việt mình khi ăn uống ở tiệm bufet , hoặc hôi của khi xe container bị lật ! khi những đoạn quay ấy được trình chiếu ở trên truyền hình Nhật bản nói chung người ta không muốn tìm hiểu đấy là hành vi của người việt thành thị hay người việt tỉnh lẽ , trong mắt họ tất cả đều như nhau và tất cả là người việt , cũng như họ cũng không thanh minh đấy là người nhật thành thị hay người nhật tỉnh lẻ khi bị thế giới chế dễu những hành vi đáng xấu hổ của người dân nước họ ! chúng ta đều là người việt chung một ngôn ngữ ,cùng chia sẻ một cội rễ lịch sử, cùng bú mớm một bầu sữa văn hoá . sẽ là nguỵ biện nếu cho rằng tất cả thói hư tật xấu đều xuất phát từ những người tỉnh lẻ nông thôn . còn những người thành thị chúng ta đã đều mang vóc dáng con người văn minh ngang tầm thế giới . thử hỏi có người việt nào mà không có cha mẹ ông bà từng vất vả đói khát với tem phiếu , với bao cấp mì sợi, bo bo ? có ai mà không có cha mẹ ông bà đi lên từ quần đùi áo rách ? sự cách biệt của kẻ giàu người nghèo , thành thị nông thôn mới chỉ là sự cách biệt ở tấm áo manh quần tươm tất hay vá víu . bát cơm đầy hay lưng , chưa phải là sự cách biệt lớn mang tính quyết định bởi tư duy hay tâm thức !
xin lỗi vì bình luận ngoài đề . bạn levan dẫu được sanh và lớn lên ở ngoại quốc . chưa dám nhận xét ý kiến của bạn đúng hay sai ! nhưng like cho bạn ở điểm viết văn đúng ngữ pháp và chịu khó tìm hiểu văn hoá quê hương ! còn chuyện tem phiếu thời bao cấp chắc đuọc nghe kể từ bố mẹ ? đồng ý với bạn điểm nầy . trước khi đất nước vào thời đổi mới . xã hội việt nam thành thị hay nông thôn đều nghèo khổ như nhau . có khi ở nông thôn còn được bát cơm đầy hơn là ở thành thị ! thân !
MỜI Bà CON ĐỌC BÀI NÀY ĐỂ BIẾT…Cái văn hoá nước CHXHCNVN tạo ra những con người vậy đó. Tầng lớp nào cũng có chớ hổng phải ngoài thành hay trong thành, dân nghèo, dân quê gì hết…
Muối mặt mỗi khi đi Tây ăn buffet.
Nhà ngoại giao kể chuyện người Việt xỉa răng giữa thủ đô Pháp.
Là một công chức ngoại giao, thường xuyên đưa các đoàn công tác của các tỉnh ra nước ngoài, tôi xin được kể một số mẩu chuyện về các công chức, trí thức Việt như sau:
1. Ở giữa sân bay Charles de Gaulle (Pháp) hay sân bay Frank Furt (Đức), hoặc bất kỳ một sân bay lớn nào khác ở châu Âu, nếu nhìn thấy đoàn người nhốn nháo, vali, hành lý cồng kềnh, túi to, túi nhỏ, tay xách nách mang thì đích thị là người… Việt Nam.
Dù đã rất nhiều lần nhắc là phải tôn trọng tuyệt đối quy định cân nặng của hành lý, nhưng lần nào tôi cũng thấy nhóm công tác đem thừa đến chục cân hành lý. Gặp nhân viên sân bay nào dễ tính, nếu mình xin xỏ thì họ cho đem theo một vài cân thừa. Nhưng đa số lần, ngay giữa những sân bay hoành tráng nhất châu Âu, tôi chứng kiến cảnh người Việt tháo tung hành lý, nào là đồ ăn thức uống, nào là quần áo mỹ phẩm bày bừa ra sảnh đợi.., í ới, ồn ã loạn cả lên gọi nhau xem có đồ nào thừa, đồ nào thiếu.
Có hành khách còn mang quả mít to đùng sang Séc cho người thân, nhưng do thừa cân, người này vứt quả mít vào thùng rác. Thế là an ninh sân bay được một phen náo loạn… vì tưởng quả mít là quả bom. Cảnh tượng trông nhếch nhác và lộn xộn đến mức người châu Âu đi qua không khỏi ném lại cái nhìn tò mò và ái ngại.
2. Một lần, tôi đưa đoàn công tác ở tỉnh X đi thưởng thức món đặc sản bò bít tết trên Đại lộ Champs-Élysées (Pháp). Ăn xong, trong lúc đang chờ trả tiền, nhìn ra ngoài thì ôi thôi, hơn chục người nhà mình đứng giữa vỉa hè vừa cười nói chỉ trỏ, vừa cầm tăm xỉa răng.
Có cán bộ còn vừa há mồm vừa xỉa, xong cũng không vứt đi mẩu tăm bẩn mà cứ ngậm lúng búng trong mồm đi dạo khắp các địa điểm tham quan khác. Họ không biết, đối với người Pháp, việc cầm tăm xỉa răng… không khác gì việc họ nhìn bạn đi tiểu tiện giữa chốn đông người. Nói đến việc nay, lại xấu hổ khi có vài người trong đoàn vì quá buồn… tiểu, không nhịn được nên đã tự động lảng ra đi tìm bụi rậm giữa vườn hoa trên thủ đô nước bạn để… tè bậy.
Vào quán ăn, không ít người nhìn sang các bàn bên cạnh, chỉ trỏ vào chai rượu của họ rồi bán tán xem đó là rượu gì? Có người hồn nhiên thò tay lấy túi giấy đựng hàng để sau quầy tính tiền khiến người bán được phen hết hồn vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Ăn to, nói lớn, đi lại ầm ầm… là chuyện hồn nhiên như cơm bữa mà tôi gặp ở hầu hết các đoàn công tác người Việt, trong đó có không ít những người là cán bộ cao cấp của các tỉnh.
Nhà tắm và vệ sinh ở khách sạn Pháp được trải thảm vì họ thiết kế một buồng tắm riêng bằng kính nên nước không thể bắn ra ngoài. Một số người Việt khi tắm xong có thói quen giặt quần áo trên lavabo rửa mặt, có người còn xối nước giặt ngay trong buồng tắm kính, thế là nước chảy tràn ướt đẫm cả thảm, tràn cả ra ngoài. Nhìn phục vụ phòng và quản lý người Pháp lên giải quyết vụ việc mà tôi không còn có cái lỗ nào để chui…
Đấy chỉ là một vài chuyện nhỏ mà không nhỏ của những người Việt “hồn nhiên” khi đi công tác nước ngoài.
Độc giả Quang Sơn
.Muối mặt mỗi khi đi Tây ăn buffet.
Đọc bài viết Không bán hàng cho người Việt vì họ xấu tính , tôi thấy cũng phải nhìn hai mặt của một vấn đề. Cứ ra nước ngoài đi du lịch, công tác mới thấy xấu hổ thay cho người Việt bởi cái thói ham ăn, tục uống.
Các cụ ta bảo miếng ăn là miếng nhục, đúng thật. Ở trong nước thì không sao, nhưng ra nước ngoài mà gặp người Việt mình ăn cùng nhà hàng thì thật nhục không tả nổi. Không chỉ tham ăn, tham uống mà người Việt mình còn gây ồn ào, xả rác bừa bãi.
Hè năm ngoái đi du lịch sang Thái Lan, vào một nhà hàng ăn buffet. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cái biển ghi tiếng Việt “xin mời ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu”. Vào ăn rồi mới biết tại sao người ta phải trưng cái biển đấy.
Nhà hàng đông khách, ai ai cũng xếp hàng đợi đến lượt mình lấy đồ ăn. Bỗng dưng một cặp đôi người Việt từ đâu ùa tới chen ngang, những người xung quanh chỉ biết lắc đầu cười. Hai người này vô duyên đến mức đứng hóng lấy tận 4-5 con hàu, trong khi bồi bàn đang tách từng con hàu một cho khách. Nhìn thấy mà nhục không dám hé răng nói nửa lời vì sợ người ta biết mình cùng dân tộc với hai con người kia.
Vào một nhà hàng khác thì lại gặp thằng cha người Việt ăn tham, bê mấy đĩa đồ ăn đầy bự về bàn, cứ như kiểu không lấy thì sợ ai hốt hết ấy, ăn không hết rồi bỏ bê ở đấy. Nhìn mà ngán ngẩm.
Thêm một lần choáng nữa ở nhà vệ sinh khi gặp cái biển to tướng, đánh máy hẳn hoi “đi vệ sinh nhớ dội nước”. Nhục nhất là chỉ có mỗi tiếng Việt mà không có tiếng khác. Đúng là dân Việt mình đầy thói xấu trong mắt người nước ngoài.
Còn chuyện xả rác bừa bãi thì nhiều vô kể. Hay gặp nhất là ở sân bay. Có lần tôi đang ở sân bay Đài Loan, vì thời tiết xấu nên bị hoãn chuyến bay lại 2 giờ. Sân bay đông người không đủ chỗ ngồi, rất nhiều người nước ngoài phải đứng. Thế mà một đoàn người Việt, toàn những người trẻ 8x, 9x lôi báo ra trải dưới sàn ngồi, lôi bài ra đánh reo hò ầm cả sảnh. Đến khi đứng dậy thì báo mỗi chỗ một mảnh, mặc đấy cho nhân viên sân bay dọn.
Thói xấu của người Việt mình thì đầy, có kể đến 3 trang giấy cũng không hết. Nghĩ mà xấu hổ.
Độc giả Nguyễn Báu
_
Tôi cũng có nhiều dịp đưa quan chức, cán bộ đi du lịch trong nước cũng như ra nước ngoài nên tôi cũng thấy những điều anh viết là khá đúng.
Tôi băn khoăn tự hỏi không biết cán bộ có được học môn giao tiếp ứng xử hay không. Tôi nhớ khi còn là sinh viên, chúng tôi có được học qua 1 chút xíu lễ tân ngoại giao còn các vị lãnh đạo thì sao nhỉ?
Rất nhiều lần tôi phải nói bóng gió các bác làm gì thì làm đừng để nước bạn coi thường thì nhục hoặc đại loại đừng để đến lúc bị bảo vệ, cảnh sát tóm cổ rồi run như bị cắt tiết… Phải nói vậy mới có hiệu quả. Rồi mình nói phét có ông quan tỉnh tưởng mình là to sang bên này (Trung Quốc) ăn nói ồn ào, không coi ai ra gì bị dân nó đập cái óe lại phải đóng thùng thiếc chở về. Nói thế mới sợ hehehe
Đọc comment của bác còn hài hơn cả bài viết trên :)) Xem mà rút kinh nghiệm, lỡ có đi nước ngoài còn biết đường mà né :))
Miếng ăn là miếng nhục . Văn hoá ơi còn đâu !
Những con người này làm cho mỗi chúng ta khi có người nước ngoài hỏi ” bạn là người nước nào ” mỗi chúng ta không dám nhận mình là người Việt Nam. Thật nhục nhã và xấu hổ, dân Việt Nam chết đói chết khát vì miếng ăn. Mà nhất là người miền bắc, mặc dù tôi là người miền bắc nhưng phải công nhận là như vậy .
Tôi cùng quan điểm với Kim Long…
Đây là hậu quả của 1 nền giáo dục XHCN mấy chục năm nay, lệch lạc, méo mó, tự hỡm…suy thoái từ nóc xuống. Mà không chỉ có mỗi phương diện này thôi đâu. Tất cả các phương diện đều suy rồi.
Buồn ơi là buồn
dat nuoc toi co the thoi…nhuc,nhuc wa,qua nhuc!thuong bat chinh ha tac loan
Đa phần họ đến ăn cho biết, cho vui chứ bây giờ không ai coi trọng vấn đề ăn uống nữa. Việc người làm chưa hẳn xấu mà người nói về nó mới xấu đấy.
Tất cả là do khâu tổ chức của nhà hàng . Chúng ta cũng không nên đưa hình ảnh này lên các phương tiện thông tin đại chúng rồi chê bai trách cứ nhau .đây là vấn đề Quốc thể trong con mắt người ngoại Quốc !