Tuổi thọ là vấn đề luôn được con người quan tâm, ngày nay dù y học phát triển nhưng thực phẩm biến đổi gen cùng ô nhiễm khiến tuổi thọ con người không thể tăng lên. Thế nhưng những ghi chép từ lịch sử về tuổi thọ con người cho thấy có những người sống hàng thế kỷ, thọ đến hơn 300, 400 tuổi.
Những cụ già hơn 300 tuổi ở Nga vẫn khỏe mạnh
Nước Nga vào thế kỷ 17 có những cụ già sống trên 300 tuổi, nhưng đều không sống trong làng mà chọn sống trong rừng. Những người bên ngoài đều đến hỏi các cụ về đạo dưỡng sinh cũng như trợ giúp về tinh thần.
Sống thọ các cụ ăn uống cũng đơn giản chỉ có rau quả ngũ cốc và các quả mọng, dùng thảo dược. Sống qua 300 mà vẫn giữ được sức khỏe khiến nhiều người ngưỡng mộ. Vì sống qua nhiều thế kỷ, các cụ như một thư viện sống kể lại những câu chuyện từ xưa cho những ai đến tìm hiểu.
Dù tuổi già không uy hiếp được các cụ, nhưng tai họa ập đến khi vua Peter I từ Đức trở về Nga, rất nhiều những thay thay đổi kỳ lạ được đưa ra.
Những người có tuổi ở Nga có truyền thống để bộ râu dài và đẹp, nhưng vua Peter I yêu cầu cắt ngắn. Ai muốn để râu dài phải nộp 30 rouble, lãnh chúa và quan lại muốn để râu dài phải nộp 60 rouble, tầng lớp phú thương phải nộp 100 rouble. Vua cũng bãi bỏ các trang phục truyền thống của người Nga cùng nhiều quy định kỳ lạ khác về văn hóa.
Đồng thời vua Peter I cũng ra sắc lệnh diệt trừ những các cụ già sống 300 tuổi vốn được nhiều người ngưỡng mộ. Tất cả những điều kỳ lạ khiến thời dấy không ai hiểu được. Sắc lệnh diệt những cụ già 300 tuổi này bản chép tay vẫn được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia Nga như một minh chứng cho thấy tuổi thọ của người xưa.
Giải thích cho điều lỳ lạ này, sau đó nhiều người đã phân tích cho rằng vua Peter I từ Đức trở về là một kẻ thế thân, vì khi từ Đức trở về thì ngôn ngữ, ngoại hình, trạng thái tinh thần v.v… khác trước, ông ta cũng không thông thạo tiếng Nga, ngoại hình cũng khác.
Người sống thọ 443 tuổi ở Trung Quốc
Theo ghi chép trong cuốn sách “Vĩnh thái huyện chí” tập 12 ở thôn Thắng Tuyền, huyện Vĩnh Gia Sơn, tỉnh Phúc Kiến có ông Trần Tuấn (tự là Khắc Minh) sinh năm 881 thời nhà Đường và mất năm 1324 thời nhà Nguyên, thọ 443 tuổi. Đây là người có tuổi thọ cao nhất được lịch sử ghi chép lại.
Thời trẻ ông Tuấn đến Giang Tây đi khắp nơi hành nghề y cứu người người, sau đó thấy ở thôn Thang Tuyền có sơn thanh thuỷ tú, lại có suối nước nóng nên ông quyết định đến sinh sống nơi đây. Ông làm nhiều việc thiện lại tiếp tục hành nghề y cứu người nên được người dân tôn kính.
Trần Tuấn là người trung thực, luôn sẵn lòng giúp người. Dân làng tôn kính bởi tính cách hiền lành lại gần gũi tốt bụng của ông. Ông sống rất giản dị, ngày 3 bữa cơm đạm bạc
Trần Tuấn sống rất thọ, khi đến 400 tuổi thì không còn tự chăm sóc được cho mình, con cháu chẳng còn ai, nhưng ông được dân làng phụng dưỡng. “Vĩnh thái huyện chí” chép rằng: “đời sau không có con cháu, dân làng thay phiên nhau cung dưỡng”,
Sau đó điều kỳ lạ là cơ thể ông Tuấn dần dần teo nhỏ lại cho đến khi bằng một đứa trẻ. Dân làng phải đan một giỏ trúc, đặt ông vào đó để tiện mang đi chăm sóc. Dân làng gọi ông là “Thái lãm công” tức ông giỏ trúc. Mỗi lần dân làng đi làm là lấy giỏ trúc mang ông theo để ông không cảm thấy cô quạnh.
Đến khi cơ thể ông cứ teo nhỏ lại như đứa trẻ, răng rụng hết không thể ăn được, những người phụ nữ sẽ cho ông bú như trẻ sơ sinh. Dân chúng cho rằng ông sống thọ như vậy do nhà ông gần suối nước nóng.
Sau khi ộng mất dân chúng lập miếu và thờ cúng ông, đặt bức tượng ông trong miếu để tưởng niệm, trong miếu có tấm bia gỗ khắc tên ông cùng câu chuyện về ông và được lưu giữ đến đời nhà Thanh
Ánh Sáng tổng hợp
Bài liên quan:
>> 100 lời khuyên lúc lâm chung của Thần y 112 tuổi (phần 5)
>> 100 lời khuyên lúc lâm chung của Thần y 112 tuổi (phần 4)
>> 100 lời khuyên lúc lâm chung của Thần y 112 tuổi (phần 3)
>> 100 lời khuyên lúc lâm chung của Thần y 112 tuổi (phần 2)
>> 100 lời khuyên lúc lâm chung của thần y 112 tuổi (phần 1)
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!