Home » Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm, Xã hội » Thực trạng về tin tức báo chí Việt Nam hiện nay
Thời gian qua các quan chức về truyền thông và tuyên truyền tại Việt Nam liên tục lên tiếng trên truyền hình và báo chí về việc ngăn chặn các thông tin xấu, độc hại trên mạng internet.

>> Phong cách sống cung đình

>> Thông tin “xấu, độc hại” sao lại thu hút công chúng?

Ông Trương Minh Tuấn Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho vnexpress biết: “Trên mạng xã hội, có những trang blog chống đối quyết liệt Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, nói xấu nhiều lãnh đạo cao cấp, như trang quanlambao, danlambao… cùng hàng loạt blog khác nữa”.

Trên truyền hình VTV đầy ắp những từ ngữ sinh ra từ văn hóa Đảng như: ‘thông tin xấu’. ‘độc hại’, ‘phản động’, ‘chống phá cách mạng’, ‘kêu gọi người dân cảnh giác với thông tin nói xấu chia rẻ Đảng’ v.v…

Bộ Thông tin và Truyền thông xem những thông tin trên internet mà không được kiểm duyệt gọi là “lề trái”, còn thông tin chính thống đã qua kiểm duyệt gọi là lề phải. Trong khi đó các trang mạng xã hội vẫn coi các trang chính thống trong nước là “lề Đảng”, còn không qua kiểm duyệt là “lề dân”

Vậy vì đâu mà những thông tin không chính thống này lại thu hút dân chúng đến thế, và vì sao mà truyền thông trong nước thời gian qua phải hoảng hốt “tuyên truyền” cho người dân đến vậy?

Do người dân thiếu thông tin

Vào thời điểm đầu năm 2015 khi Hội nghị Trung ương 10 khai mạc rất nhiều con mắt của người dân đổ dồn vào Hội nghị này, để xem ai sẽ là người lãnh đạo tương lai của đất nước, ngay khi hội nghị này diễn ra thì đã có những phát biểu cần công khai các phiếu tín nhiệm để người dân cả nước biết để giám sát.

Thế nhưng khi Hội nghị Trung ương 10 diễn ra tất cả đều bí mật đến kỳ lạ, nội dung và diễn biến Hội nghị không hề được tiết lộ ra ngoài, vào các trang được gọi là “lề phải” hay “lề Đảng” chỉ thấy những ngôn từ mang nặng văn hóa Đảng cũ rích hàng chục năm nay như “quán triệt tư tưởng”, “Hội nghị diễn ra với tinh thần trách nhiệm cao”…

Đến ngày 12/1 là ngày kết thúc Hội nghị các trang “lề Đảng” cũng chỉ có bài phát biểu diễn văn bế mạc với những ngôn từ sáo rỗng hàng chục năm nay như: “Dự báo đúng tình hình thế giới và đất nước thời gian tới, xác định đúng đắn mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước thời gian tới”, “đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức trong Đảng”

Những thông tin này đưa ra không hề có ai quan tâm cả, điều người dân quan tâm chờ đợi nhất là kết quả hội nghị cũng như kết quả lấy phiếu tín nhiệm thì không hề có trang nào đưa tin.

Chính việc kỳ lạ này khiến niềm tin của người dân vào các trang tin được xem là chính thống bị lay chuyển, và người ta vào tìm xem các trang tin “lề dân”, như Quan Làm Báo, Dân Làm Báo, Chân Dung Quyền Lực để tìm thêm thông tin. Đây chính là các trang mà vừa qua vẫn bị gọi là có “thông tin xấu” hay “phản động”.

Dù ngày 12/1/2015 là ngày kết thúc Hội nghị Trung ương 10 nhưng cho đến nay vẫn chưa có trang chính thống nào công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Ngày 16/1/2015 Duy nhất trang Chân Dung Quyền Lực công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm và đã thu hút một lượng lớn đọc giả xem tin.

Ảnh: chandungquyenluc

Ảnh: chandungquyenluc

Từ vụ việc này có thể thấy rằng chính các trang báo được xem chính thống không được phép đưa tin, thậm chí không được phép biết các thông tin mà được xem là không có lợi cho Đảng, chính vì thế mà người ta phải tìm đến thông tin từ các trang khôngchính thống.

Thực trạng các trang báo chính thống hiện nay

Người ta vẫn nói các trang báo của Nhà nước đều có chung một Tổng biên tập đó là Ban tuyên giáo, điều này nhằm đảm bảo cho tất cả các trang báo đều chỉ đăng thông tin một chiều có lợi cho Đảng.

Chính vì thế mà xảy ra có nhiều trường hợp, bài đã được đăng nhưng sau đó phải gỡ bỏ xuống.

Ví như mới đây nhất ngày 19/2/2015 Báo Tiền Phong có đăng bài “Ban Bí thư T.Ư Đoàn chúc Tết nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, nhưng sau đó Báo đã phải gỡ 3 tấm hình chụp ảnh tư gia của ông Nông Đức Mạnh xuống, vì 3 bức ảnh này được xem là nhạy cảm.

Tấm ảnh này được xem là nhạy cảm vì dinh thự nguy nga, nhiều đồ được nạm vàng và ghế rồng vàng như ngai vàng của Nông Đức Mạnh

Tấm ảnh này được xem là nhạy cảm vì dinh thự nguy nga, nhiều đồ được nạm vàng và ghế rồng vàng như ngai vàng của Nông Đức Mạnh

Nhu cầu thông tin của đọc giả càng ngày càng cao, trong khi đó Ban tuyên giáo càng ngày càng kiểm soát chặt thông tin, vì thế nội dung các trang chính thống không đáp ứng được nhu cầu đọc giả, chính vì thế các trang không chính thống ngày càng thu hút được người xem bất chấp các “tuyên truyền” cho rằng đây là các trang mang “nội dung xấu” hay “phản động”.

Đọc giả có xu hướng cần đáp ứng thông tin, và cần biết đến sự thật  chứ không còn quan tâm nhiều đến chính thống hay không chính thống nữa. Và đa phần đọc giả đủ nhận thức để biết được thông tin nào là xấu là tốt, là đúng hay sai. Chính vì thế mà các “tuyên truyền” của Bộ Thông tin và Truyền thông không còn có hiệu lực với đọc giả nữa.

Tại sao phải “tuyên truyền” và “định hướng”

“Tuyên truyền” và “định hướng” là hai từ được sinh ra từ văn hóa Đảng và thường đi đôi với nhau nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của Đảng mà không quan tâm đến lợi ích của đọc giả. “Định hướng” là đưa ra điều mà Đảng muốn, và “tuyên truyền” là nhằm lôi kéo người dân thực hiện theo định hướng của Đảng.

Vì thế khi có bài báo nào không phù hợp với “định hướng” hay “tuyên truyền” thì Tổng biên tập là Ban tuyên giáo sẽ yêu cầu phải gỡ bỏ bài đấy, đó là lý do vì sao các trang báo ở Việt Nam hay có trường hợp bài đưa lên rồi phải gỡ xuống.

Làm sao để đọc giả đặt niềm tin các trang báo chính thống

Ở nước ngoài báo chí hoạt động độc lập, các báo chịu hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự thật về thông tin mình đưa ra. Chính vì thế báo chí nước ngoài tự do đưa tin tức mà không bị kiểm duyệt. Tin tức càng hay, càng chính xác thì càng thu hút đọc giả và nâng uy tín của trang báo và ngược lại.

Báo chí chính thống của Việt Nam muốn để đọc giả có niềm tin thì cần phải trao môi trường tự do cho báo chí hoạt động, mà không phải chịu sự kiểm duyệt của bất kỳ tổ chức nào. Các báo cần đưa tin trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm thông tin mình đưa ra.

Nếu được như thế Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ không cần phải lên tiếng kêu gọi ngươi dân không xem các trang “nội dung xấu” nữa.

Ánh Sáng

Chuyên đề: , ,

6 ý kiến dành cho “Thực trạng về tin tức báo chí Việt Nam hiện nay”

  1. rungungannam 26/02/2015

    ban tuyen giao noi bao chi phai tuyen truyen tao su dong thuan la bay ba, la khong ton trong su that, su phan bien can thiet cung nhu su dau tranh chong cai xau, cai ac, cai tan hai trong dang va nha nuoc.

    Reply
    • le van 14/03/2015

      Thông tin phải trung thực, tương đối(có thể tạm chấp nhận ) “nói láo có lý” Nếu nặng về tuyên truyền…Người đọc sẽ xa lánh và cố gắng tìm kiếm thông tin ở những tập đoàn truyền thông có uy tín,nhưng cuối cùng cũng phải tự tư duy …..

      Reply
  2. chung cư dương nội 25/03/2015

    báo chí giờ không thể tin nổi

    Reply
    • le vân 25/05/2015

      Bạn đọc cũng không nên quá khắc khe : “không trung thực”Ta nên chấp nhận những vấn đề “nhậy cảm,thậm chí những tin tức (không có lợi cho xã hội,cộng đồng)mà bản thân cơ quan ,cá nhân có thể phạm luật…..Người đưa tin muốn tránh né .Cuối cùng ta có thể chọn lọc phân thích kiểu đa chiều và thông cảm với sự đưa tin.đó là kiểu “hòa giải những điều lăn tăn “.

      Reply
  3. mèo 25/05/2015

    Tư bản đỏ rất ghét tư bản xanh nói xấu, tư bản xanh ngày xưa cũng xấu mãi đến nay mới đẹp còn gì.

    Reply
  4. Hổ Hết Thời 17/03/2016

    Tin tức không kiểm duyệt tất nhiên được tiếng hay là tự do báo Chí Tuy nhiên làm thế nào để biết được thông tin đó là chính xác . Đó là khuyết điểm mà báo Chí chính thống cũng mắc phải , không có cách gì khắc phục được !

    Reply

Ý kiến bạn đọc