Home » Kinh doanh » Tại sao cổ phiếu bảo hiểm lại tăng nóng?
Các cổ phiếu BVH, BIC, BMI trong thời gian gần đây đang tăng rất tốt. Liệu động cơ tăng giá của những cổ phiếu này có hợp lý?
Tại sao cổ phiếu bảo hiểm lại tăng nóng?

Ảnh minh họa

Với thị phần đứng đầu trong cả mảng nhân thọ và phi nhân thọ, BVH đã là một dẫn chứng rất thuyết phục cho cả nhóm cổ phiếu bảo hiểm. So với mức giá 32.200 đồng/cổ phiếu (phiên 18/5), tính đến 8/7, thị giá cổ phiếu này đã tăng 70%. Với một cổ phiếu thông thường, mức tăng trưởng này là rất ấn tượng. Tuy nhiên, do BVH là cổ phiếu Bluechip hàng đầu thị trường, mức tăng trưởng trên quả là siêu lợi nhuận, là cơ hội đầu tư nhiều nhà đầu tư sẽ phải tiếc nuối khi bỏ lỡ.

Theo thông tin mới nhất, ông Kim Chang-su, Tổng giám đốc điều hành Samsung Life đã có 2 buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà để tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam. Đối tác được vị Tổng giám đốc Samsung Life hé lộ là BVH, và rất có thể sắp tới đây sẽ cổ phần hóa Công ty Bảo Việt Nhân thọ (công ty hiện do Tập đoàn Bảo Việt sở hữu 100% vốn).

Không giống như BVH, BIC và BMI chủ yếu hoạt động mạnh trong mảng bảo hiểm phi nhận thọ.

Theo một báo cáo gần đây của CTCK BIDV, ngành Bảo hiểm Phi nhân thọ đang phục hồi, tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ là 16,4% từ 2004-2014, vẫn cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực (10%-12% ). Mặc dù đã giảm đi trong 2012 và 2013 nhưng mức tăng trưởng đã trở lại trong năm 2014 ở mức 14%. Theo ước tinh, 4 tháng đầu năm 2015, doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ tăng 16,5% lên 9.939 tỷ đồng.

Hiện BMI có thị phần đứng thứ 3 trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ (9,49%), trong đó nắm giữ thị phần cao tại mảng bảo hiểm con người (thứ 2) và bảo hiểm cháy nổ (thứ nhất), mạng lưới đại lý phủ rộng trên cả nước

Tỷ lệ bồi thường giảm dần qua các năm, đạt ngưỡng 39,8% vào năm 2014 (thấp hơn so với ngưỡng chấp nhận chung của thị trường là 40%)

CTCK Rồng Việt đánh giá “Thương hiệu lâu năm, hệ thống rộng và thị phần lớn là những thế mạnh cạnh tranh của BMI”.

Đối với BIC, trong giai đoạn 2009-2014, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm cao với CAGR đạt 24,3% trong khi của toàn thị trường là 11%.

Theo BSC, lợi thế cạnh tranh khi có sự hỗ trợ của BIDV trong việc cung ứng hợp đồng bảo hiểm tài sản cho các dự án vay vốn của BIDV. Mảng bảo hiểm tài sản dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong thời gian tới do tăng trưởng tín dụng khả quan.

Khả năng sinh lời cao với ROE cao nhất ngành đạt 12,4% so với trung bình ngành 8,9% trong khi tỷ lệ bồi thường ở mức thấp, khoảng  33%.

Hiện BIC đang hoàn tất đàm phán với đối tác chiến lược Fairfax, hướng tới quy mô vốn điều lệ 1000 tỷ. Mặc dù vậy, mức giá chào bán cho đối tác chiến lược đang được giữ kín.

MAI HƯƠNG

Theo bizlive.vn


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc