Home » Xã hội » Con người và thiên nhiên cùng suy kiệt vì ô nhiễm và xả thải công nghiêp
Ô nhiễm môi trường đang ngày càng thu hút sự quan tâm đối với các nước phát triển trên thế giới, tại Việt Nam sự suy kiệt của con người và thiên nhiên cũng đáng phải báo động. 

Đất, nước, không khí và con người cùng bị suy kiệt vì ô nhiễm và xả thải công nghiệp

Toàn bộ đất, nước, không khí và sức khỏe của con người đang bị hủy hoại từng ngày dưới tác động của việc khai thác tài nguyên, xả thải từ khu công nghiệp, làng nghề thủ công, bãi rác dân sinh. Những thế hệ tương lai đang chết dần khi vẫn còn đang sống.

nhiet-dien-cam-pha

Những cột khói màu xám tại Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả (Tp Cẩm Phả, Quảng Ninh) đang nhuộm tối cả một khoảng trời, vào ngày 17/7/2014. (Ảnh do độc giả cung cấp/giadinh.net)

Một số hộ dân sống gần nhà máy cho biết, nhà máy thường xả khói vào ban đêm, vì ban ngày sẽ nhìn rõ mức độ gây ô nhiễm. (Ảnh do độc giả cung cấp/giadinh.net)

Một số hộ dân sống gần nhà máy cho biết, nhà máy thường xả khói vào ban đêm, vì ban ngày sẽ nhìn rõ mức độ gây ô nhiễm. (Ảnh do độc giả cung cấp/giadinh.net)

Lũ bùn từ bãi thải xỉ bùn trên đỉnh Đông Cao Sơn (Cẩm Phả) cao gần 100 m tràn xuống khu dân cư, vào cuối tháng 7/2015. (Ảnh: laodong.com.vn)

Lũ bùn từ bãi thải xỉ bùn trên đỉnh Đông Cao Sơn (Cẩm Phả) cao gần 100 m tràn xuống khu dân cư, vào cuối tháng 7/2015. (Ảnh: laodong.com.vn)

bun

Gần 100 ngôi nhà bị vùi lấp trong lớp bùn dày từ 1-2m, người dân may mắn chạy thoát, nhưng nhà cửa, tài sản đều chìm ngập trong bùn. (Ảnh: laodong.com.vn)

quang-ti-tan

Khai thác quặng ti-tan tại tỉnh Bình Thuận thải ra nhiều hóa chất độc hại. Toàn bộ phần cát sẽ bị sa mạc hóa sau khi tuyển sạch khoáng sản vật nặng cùng với vi sinh, mùn, chất hữu cơ… (Ảnh: baotintuc.vn)

Những lớp xỉ dày tới 10-20cm tại những vặng xỉ nằm lộ thiên rộng khoảng 30.000 m2 theo gió phán tán khắp nơi trong không khí. (Tin, ảnh: phapluattp.vn)

Những lớp xỉ dày tới 10-20cm tại những vặng xỉ nằm lộ thiên rộng khoảng 30.000 m2 theo gió phán tán khắp nơi trong không khí. (Tin, ảnh: phapluattp.vn)

Vặng xỉ nằm lộ thiên, không có tường che chắn, bụi xỉ bay mịt mù vào nhà dân… nước xỉ chảy thẳng ra biển. Nước biển nhớt, đen xì… Không còn ai dám tắm biển. (Tin, ảnh: phapluattp.vn)

Vặng xỉ nằm lộ thiên, không có tường che chắn, bụi xỉ bay mịt mù vào nhà dân… nước xỉ chảy thẳng ra biển. Nước biển nhớt, đen xì… Không còn ai dám tắm biển. (Tin, ảnh: phapluattp.vn)

Bụi xỉ khiến bầu trời “đổi màu”. (Ảnh chụp màn hình/Youtube)

Bụi xỉ khiến bầu trời “đổi màu”. (Ảnh chụp màn hình/Youtube)

“Toàn bộ cây hoa màu, mủ trôm… ở đây đều không sống nổi. Ngay cả tôm, cá trong ao cũng dần bị chết sạch…”, bà Liên (thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) cho biết. (Ảnh chụp màn hình/Youtube)

“Toàn bộ cây hoa màu, mủ trôm… ở đây đều không sống nổi. Ngay cả tôm, cá trong ao cũng dần bị chết sạch…”, bà Liên (thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) cho biết. (Ảnh chụp màn hình/Youtube)

bui-do-thi

Ô nhiễm khói bụi do xây dựng tại đô thị. Hình ảnh tại Hà Nội. (Ảnh: thethaovanhoa.vn)

 

 

 

 

 

 

 

bui-do-thi2

Tại Hà Nội, bụi có kích thước nhỏ hơn 2,1 mm chiếm 50% tổng lượng bụi (mùa khô), 20% vào mùa mưa, xâm nhập rất sâu vào phổi, vào máu gây bệnh về hô hấp, vô sinh, tim mạch (Tin, ảnh: khoahoc.com.vn)

Nhà thầu thi công dùng máy thổi bụi, đất cát trên nền đường để chuẩn bị tráng nhựa tại hai đại công trường QL1, QL14 (Ảnh: atgt.vn)

Nhà thầu thi công dùng máy thổi bụi, đất cát trên nền đường để chuẩn bị tráng nhựa tại hai đại công trường QL1, QL14 (Ảnh: atgt.vn)

Bão bụi trên xa lộ Hà Nội (Sài Gòn), đoạn qua khu vực công trình thi công mở rộng XLHN, cách ngã tư Thủ Đức khoảng 300m, thuộc phường Linh Trung, quận Thủ Đức-TPHCM…, tháng 6/2013. (Tin, ảnh: kienthuc.net.vn)

Bão bụi trên xa lộ Hà Nội (Sài Gòn), đoạn qua khu vực công trình thi công mở rộng XLHN, cách ngã tư Thủ Đức khoảng 300m, thuộc phường Linh Trung, quận Thủ Đức-TPHCM…, tháng 6/2013. (Tin, ảnh: kienthuc.net.vn)

Một nhà máy xi măng ở xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư – Ninh Bình xả khói, bụi mịt mù. (Ảnh: nld.com.vn)

Một nhà máy xi măng ở xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư – Ninh Bình xả khói, bụi mịt mù. (Ảnh: nld.com.vn)

Từ năm 2004 đến 2012, Ninh Vân có 109 người chết vì ung thư. (Tin, ảnh: nld.com.vn)

Từ năm 2004 đến 2012, Ninh Vân có 109 người chết vì ung thư. (Tin, ảnh: nld.com.vn)

Nước thải chưa qua xử lý từ KCN Tâm Thắng, huyện Cư Giút, tỉnh Đắc Nông bị xả thẳng xuống sông Sêrêpốc, mùi hôi thối bốc nồng nặc (Ảnh: nhandan.com.vn)

Nước thải chưa qua xử lý từ KCN Tâm Thắng, huyện Cư Giút, tỉnh Đắc Nông bị xả thẳng xuống sông Sêrêpốc, mùi hôi thối bốc nồng nặc (Ảnh: nhandan.com.vn)

ca-chet

Cá chết nổi trên sông Sêrêpốc. Ban đêm, nghe tiếng cá quậy mạnh, thấy cá há hốc miệng, chao đảo trên mặt nước, hàng trăm người đổ xô xuống sông vớt cá đi bán. “Có gia đình 3 cha con bắt được hơn 1 tạ, còn trung bình mỗi người được vài chục kg”, anh Lê Tiến Cường (xã Ea Pô), người chèo đò trên sông Sêrêpốk, nói. (Tin, ảnh: nld.com.vn)

Người dân sinh sống gần Nhà máy Sản xuất sô-đa Chu Lai (Công ty CP Sản xuất sô- đa Chu Lai) không chịu nổi mùi hôi thối. “Dân chúng tôi ở đây không thể chịu nổi nữa rồi, nhiều lúc nghĩ không lẽ mình phải bỏ xứ mà đi”, ông Lê Minh Xạ, trưởng thôn Đại Phú, cho biết vào tháng 7/2015 (Tin, ảnh: nld.com.vn)

Người dân sinh sống gần Nhà máy Sản xuất sô-đa Chu Lai (Công ty CP Sản xuất sô- đa Chu Lai) không chịu nổi mùi hôi thối. “Dân chúng tôi ở đây không thể chịu nổi nữa rồi, nhiều lúc nghĩ không lẽ mình phải bỏ xứ mà đi”, ông Lê Minh Xạ, trưởng thôn Đại Phú, cho biết vào tháng 7/2015 (Tin, ảnh: nld.com.vn)

ca-chet-2

Múc sỏi, hút cát, bơm nước để tìm vàng ở thượng nguồn Lào Cai khiến nhiều đoạn bên lòng sông Hồng bị biến màu. (Ảnh: Internet)

Múc sỏi, hút cát, bơm nước để tìm vàng ở thượng nguồn Lào Cai khiến nhiều đoạn bên lòng sông Hồng bị biến màu. (Ảnh: Internet)

lua-chet

Lúa chết do bị nhiễm độc từ sông Ba, tại khu vực cánh đồng Tròn, cánh đồng Công Điền, Rọc Xá, Rọc Gáo xã Phú An, huyện Đak Pơ, Gia Lai, tháng 1/2015 (Tin, ảnh: tingialai.com)

Cánh đồng lúa thôn Thạnh Đại (xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) bị bỏ hoang do ô nhiễm khai thác than ở rừng Khe Tre. Nông dân không còn đất canh tác, chạy gạo ăn từng bữa. (Tin, ảnh: nld.com.vn)

Cánh đồng lúa thôn Thạnh Đại (xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) bị bỏ hoang do ô nhiễm khai thác than ở rừng Khe Tre. Nông dân không còn đất canh tác, chạy gạo ăn từng bữa. (Tin, ảnh: nld.com.vn)

ca-chet-binh-dinh

Hàng tấn cá chết ở hồ Phú Hòa thuộc hai phường Nhơn Phú, Quang Trung, TP Quy Nhơn, Bình Định, vào tháng 12/2012. (Tin, ảnh: kienthucgiadinh.com.vn)

ca-chet-binh-dinh2

“Nguyên nhân là do một số nhà máy đóng xung quanh hồ lợi dụng trời mưa thải nước thải ra hồ…”, ông Nguyễn Văn Minh, nhân viên phụ trách kỹ thuật nuôi tôm, nói.

bai-rac-lo-thien

Bãi rác lộ thiên Phú Hưng (xã Phú Hưng, TP.Bến Tre) rộng 52.000 m2, đã tồn tại gần 20 năm. Rác thải là một trong những nguyên nhân lớn gây ô nhiễm đất, trong khi khí thải từ khu xử lý rác gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: laodong.com.vn)

rac2

Bãi rác ở phường Phú Thứ (TP Cần Thơ) quá tải với hàng trăm tấn rác thải/ngày. (Tin, ảnh: sggp.org.vn)

rachoangcau

Mưu sinh ở bãi rác Hoàng Cầu (Hà Nội). (Ảnh: ngoisao.net)

rachoangcau2

Hơn 100 người từ Nam Định, Hà Nam, Thanh Hóa lên làm thuê cho các chủ vựa ve chai. Thu nhập được vài triệu đồng chắt chiu gửi về quê cho con cái, người thân. (Tin, ảnh: ngoisao.net)

Một công nhân móc cống trầm mình dưới dòng nước thải đặc sánh, hôi thối.

congnhanthan

Một công nhân chuẩn bị thuốc nổ để phá một khu vực mới dò tìm than, tại công trường khai thác than ở thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh). Hầm mỏ chứa nhiều bức xạ hoặc khí độc (ví dụ, khí Radon) gây ung thư. (Ảnh: vnexpress.net)

chet-ung-thu

“5 cái chết trong một gia đình và không ai vượt qua tuổi 50. Tôi không nghĩ mình có thể sống được để chứng kiến chừng ấy nỗi đau”, bà Nguyễn Thị Bình, ấp Vĩnh An, Bình Giã (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) nói. Gia đình bà có 5 người đều chết vì ung thư. (Tin, ảnh: nld.com.vn)

deadbook

Sổ theo dõi nguyên nhân tử vong tại Hòa Hậu (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Những người chết vì ung thư (dấu đỏ) chiếm 7/11 người trên trang. (Tin, ảnh: nld.com.vn)

u  dai trang

U đại tràng. Tỷ lệ tử vong vì ung thư ở Việt Nam là 73,5% (bình quân thế giới: 59,7%; tại các nước phát triển: 49,4%,  tại các nước đang phát triển: 67,9%). (Tin, ảnh: laodong.com.vn)

ung-thu-tam-than

Gia đình bà Tạ Thị Tứ (SN 1951) ở thôn Quan Độ, xã Văn Môn (Yên Phong, Bắc Ninh) có 4 người mất vì ung thư, sinh được 5 người con thì đến 3 người mắc bệnh tâm thần. (Tin, ảnh: nongnghiep.vn)

ung-thu-tam-than2

Cụ Nguyễn Thị Sông ở “làng ung thư” Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội, có 3 con chết vì ung thư. (Tin, ảnh: laodong.com.vn)

 

nuoc-gieng

Nước giếng lẫn tạp chất đen như nước cống của một gia đình ở làng ung thư phía bắc Hà Nội. (Ảnh: nongnghiep.vn)

 

manxa

Chất thải độc hại của nghề đúc nhôm, chì ở làng Mẫn Xá (Văn Môn, Yên phong, Bắc Ninh) tràn lan ngõ, ngấm qua đất, nước, giết dần con người nơi đây. (Ảnh: kienthuc.net.vn)

 

manxa1

Tại Văn Môn, bình quân mỗi năm có khoảng 30 người tử vong, trong đó khoảng 20 người bị chết do ung thư. (Ảnh: kinhtenongthon.com.vn)

 

thamrackenhsaigon

Sống trên “thảm” rác ở rạch Phan Văn Hân (phường 17, quận Bình Thạnh) (Ảnh: baodatviet.vn)

 

treemrac

Những đứa trẻ sống trên rác, ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, thuộc đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: CNN)

 

treemrac2

Đôi dép phế liệu (Ảnh: CNN)

 

Một cậu bé đang ôm một bó que hương tại một làng nghề làm hương (nhang) – một nghề độc hại, ở tỉnh Hưng Yên. (Ảnh: vn-sharing.net)

 

Tại Việt Nam:

  • Khoảng 1,75 triệu trẻ em, chiếm gần 10% trẻ em độ tuổi 5-17 ở Việt Nam, đang phải lao động, Tổ chức Lao động quốc tế Organ-isation (ILO) cho hay, theo thông tin từ báo Hà Nội Mới. Trong đó, khoảng một phần ba, gần 569.000 em, phải làm việc trên 42 giờ/tuần.• Khoảng 9.000 người tử vong/năm, vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện trong một năm, một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm, theo Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên Môi trường, thông tin trên VnExpress.• Nước thải đô thị của hầu hết của các thành phố lớn tại đồng bằng sông Hồng đều không qua xử lý, xả trực tiếp vào kênh mương và chảy thẳng ra sông.

    • Còn tại hệ thống sông ở Đồng bằng sông Cửu Long: 70% lượng phân bón được cây và đất hấp thụ, 30% đi vào môi trường nước, theo báo Lao Động.

    • Tính riêng tại Bệnh viện K (Hà Nội), bệnh nhân tới đây năm sau lại cao hơn năm trước khoảng 20-30%, báo Lao Động đưa tin.

    • Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới, theo kết quả nghiên cứu công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos (Thụy Sỹ), theo VnExpress.

    Theo  daikynguyenvn.com

    https://daikynguyenvn.com/viet-nam/dat-nuoc-khong-khi-va-con-nguoi-cung-bi-suy-kie%CC%A3t-vi-o-nhiem-va-xa-thai-cong-nghie%CC%A3p.html

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc