Home » Xã hội » Bàn về việc miễn tử hình đối với tội tham nhũng
Ngày 27/11 Quốc hội đã thông qua  Bộ luật Hình sự sửa đổi, theo đó sẽ không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô, nhận hối lộ nếu người bị kết án chủ động nộp lại tối thiểu ¾ tài sản phạm tội và tích cực hợp tác phá án hoặc lập công lớn.
Ông Dương Chí Dũng được dẫn giải vào phòng xử án hôm 12 tháng 12, 2013

Những người như Dương Chí Dũng có thể thoát án tử hình

Việc có nên miễn tử hình đối với tội tham nhũng này ngay từ các phiên thải luận Quốc Hội trước đây cũng đã nhận được các ý kiến trái chiều khác nhau.

Tại phiên họp Quốc Hội ngày 26/5 ông Nguyễn Đức Chung GĐ Công an Hà Nội cho rằng: “Thực tế thì tôi đã thấy có chuyện án từ tử hình xuống 20 năm, rồi từ 20 năm xuống 18 năm, và cứ đi 15 năm là về. Chuyện này là có thật. Vì thế, tôi đề nghị nên để tội tử hình với tội phạm tham nhũng để có tính răn đe.”

Cũng trong phiên họp Quốc Hội ngày 26/5, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ cho rằng “Tội tham ô, tham nhũng mà không tử hình thì không hợp lòng dân, bởi tham nhũng không phải là những người nhỏ mà đều là người làm to có chức có quyền, đục khoét công quỹ, bóc lột nhân dân.

Nhiều ý liến cho rằng việc miễn án tử hình nếu nộp lại ¾ tài sản tham nhũng thì những quan chức cao cấp người giàu có sẽ có điều kiện nộp lại đủ số tài sản này, trong khi những người có hoàn cảnh nghèo mà tham ô thì sẽ khó có cơ hội này.

Các ý kiến đồng ý với quan điểm miễn tử hình với tội tham nhũng thì cho rằng, tử hình hay không tử hình không quan trọng, điều quan trọng là thu hồi được tài sản nhà nước, nếu kết án tử hình rồi thì không thu hồi được tài sản.

Cũng có ý kiến cho rằng việc thu hồi tài sản tham nhũng và trừng trị tội tham nhũng là hai việc đều quan trọng, kẻ tham nhũng cần trừng trị đồng thời phải thu hồi lại cho được tài sản tham nhũng.

Các nước văn minh đã bỏ án tử hình, còn Việt Nam?

Hiện nay nhiều nước văn minh trên thế giới đã bỏ án tử hình, việc bỏ án tử hình ở Việt Nan là một bước tiến nhằm hội nhập quốc tế.

Nhưng thực tế tại các nước văn minh đều có minh bạch trong xã hội, nên tham nhũng ít và không mạnh, khác xa so với Việt Nam.

Tại Việt Nam, tham nhũng len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, đến tận thói quen nếp nghĩ, thành văn hóa ứng xử của người Việt. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc với cử tri TP Hà Nội phải thốt lên rằng: “Tham nhũng lớn có, tham nhũng vặt cũng nhiều. Chỉ ra khỏi nhà đã thấy cái gì cũng cần tiền, không tiền là việc không “trôi” khiến người dân rất khó chịu, ngột ngạt”.

Tham nhũng nhiều đến mức công khai, thế nhưng việc phát hiện và khắc phục tham nhũng lại rất yếu kém.

Mới đây, UBND TP Hà nội có bản báo cáo kết luận phòng chống tham nhũng 2015 là:  “qua kiểm tra nội bộ chưa phát hiện trường hợp nào có dấu hiệu tội phạm tham nhũng”

Kết luận  này gây bất ngờ, bởi lẽ Trong năm 2015, UBND TP Hà Nội đã có 374 cuộc thanh tra, trong đó có 225 cuộc theo kế hoạch và 149 cuộc đột xuất, vậy mà kết quả vẫn không phát hiện dấu hiệu tham nhũng, nhiều câu hỏi đặt ra về tính hiệu quả của các cuộc thanh tra này.

Với thực trạng tham nhũng khắp nơi và việc chống tham nhũng yếu kém như hiện nay, thì Quốc Hội cần có những phiên thảo luận về việc tìm ra phương án khả thi nhằm chống tham nhũng, như thế thiết thực hơn việc miễn tử hình tội tham nhũng

 Ngọn Hải Đăng

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc