Home » Cổ truyền, Tiêu Điểm, Văn hóa » Vì sao nói khoa học hiện đại là nông cạn? Hãy xem cổ nhân đã biết được những gì

Thiên địa tạo ra vạn vật, vạn vật tất chịu sự ảnh hưởng từ thiên địa, thực vật biến hóa theo bốn mùa, động vật và con người cũng bị tác động bởi sự thay đổi của ngày đêm, 4 mùa, tháng năm. Vạn sự vạn vật đều nằm trong mối quan hệ qua lại.

Con người cũng là một phần tử của tự nhiên, phải tuân theo quy luật tự nhiên. (Ảnh: Pinterest)

Con người cũng là một phần tử của tự nhiên, phải tuân theo quy luật tự nhiên. (Ảnh: Pinterest)

Sự thay đổi của năm tháng được thể hiện tại các vòng tròn trong thân cây, tương tự cũng lưu lại trên thân thể người những vết tích, cũng chính là nói toàn bộ sinh vật trên Trái đất đều chịu ảnh hưởng của quy luật “Trái đất đi vòng quanh Mặt trời, Mặt trăng xoay quanh Trái đất”. Đây chính là thiên nhân hợp nhất.

1. Nhịp sinh học

Phương Tây cận đại mới phát hiện ra đồng hồ sinh học của thân thể người, nhưng từ 2.500 năm trước trong “Hoàng đế nội kinh” đã miêu tả chi tiết về sinh lý của thân thể, nhịp ngày đêm của bệnh lý, nhịp 7 ngày, nhịp 4 mùa, nhịp hàng năm, nhịp 60 năm, nhịp 360 năm.

Nói về nhịp 7 ngày, Trương Trọng Cảnh trong “Thương hàn luận” có viết rằng, nếu ngoại cảm phong hàn, cho dù không trị liệu, chỉ cần không phát sinh biến chứng, thì thông thường sau 7 ngày có thể tự khỏi, nếu 7 ngày không khỏi, sau bội số của 7 ngày, 14 ngày hoặc 21 ngày… sẽ khỏi, quy luật này gọi là nhịp 7 ngày.

Chu kỳ mang thai của động vật và con người đều là bội số của 7 ngày:

Gà ấp trứng: 7X3=21 ngày

Mèo mang thai: 7X9=63 ngày

Thỏ mang thai: 7X4=28 ngày

Hổ mang thai: 7X15=105 ngày

Người mang thai: 7X40=280 ngày.

2. Con người cũng là một phần tử của tự nhiên, phải tuân theo quy luật tự nhiên

Các mùa khác nhau thì con người cần các loại dinh dưỡng khác nhau thì cơ thể mới có thể điều tiết được âm dương hòa hợp. Cũng giống như thiên nhiên, thân thể người cũng tuân theo quy luật xuân phát, hạ trường, thu thụ, đông tàng (mùa xuân nảy mầm, mùa hạ sinh trưởng, mùa thu thu hoạch, mùa đông tàng trữ).

3. Tính cách của mỗi người hình thành như thế nào?

Tính cách của con người là do hệ thống kinh mạnh, lục phủ ngũ tạng, và những phương diện khác được hình thành sau này quyết định. Bệnh biến của kinh mạch, ngũ tạng sẽ ảnh hưởng và làm thay đổi tính cách con người.

vạn vật, quy luật tự nhiên, nhịp sinh học, Bài chọn lọc,

Nội tạng biến hóa có thể làm thay đổi tính cách, tiếp đó sẽ làm cải biến dung mạo của con người, và ngược lại, từ những thay đổi của dung mạo bên ngoài mà có thể phán đoán ra những thay đổi  bên trong nội tạng, trong ngoài có thể biểu thị lẫn nhau, giống như quá trình một quả trứng được ấp rồi nở thành con là sự kết hợp giữa bên trong và bên ngoài, cũng nói lên rằng trong ngoài có quan hệ với nhau.

Vì thế Trung y có thể căn cứ vào biểu hiện bên ngoài, thông qua tứ chẩn: vọng, văn, vấn, thiết (nhìn, nghe, hỏi, sờ) để phán đoán ra những biến hóa trong thân thể người. Cũng có người có thể thông qua vẻ bên ngoài mà phán đoán ra nội tạng tốt xấu thế nào, thông qua nội tạng lại được đoán tính cách và nhân phẩm của con người.

Tính cách con người ảnh hướng đến bệnh biến nội tạng; phẫn nộ tổn gan, vui quá hại tim, ưu lo hại phổi, sợ hãi tổn thương thận, ngược lại cũng vậy, điều trị ngũ tạng có thể làm thay đổi tính cách, chính là vận mệnh và tướng mạo không phải là đã hình thành thì không thay đổi nữa, tướng do tâm sinh, cũng tùy tâm mà thay đổi.

4. Tại sao phải tu thân?

Lão Tử nói: “Tu chi thân, kỳ đức nãi chân” (Lấy đạo mà tu thân thì đức sẽ đầy đủ). Thông qua tu thân có thể làm thay đổi tính cách của bạn, điều tiết nội tạng của bạn, để đạt đến “thân”, “tâm” tráng kiện. Thân tâm tráng kiện thì nội tạng sẽ được điều lý, nội tạng quyết định tính cách và ngôn hành của con người, đạt được “kỳ đức nãi chân“. Tu tâm có thể bổ sung cho chỗ thiếu khuyết của tướng mạo.

5. Mọi sự có gốc có ngọn, tu thân là gốc của giáo dục

Cổ nhân không phải chỉ học tri thức, mà là học theo thứ tự “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Trước tiên là học “Nhân” sau đó mới đến “Nghĩa”, rồi “Lễ”, tu dưỡng đạo đức tốt rồi mới học “Trí”, vì người có “Trí” không có “Đức” thì vô cùng nguy hiểm cho xã hội. Sau khi có “Trí” rồi thì mới nói về “Tín”, không phải với ai cũng nói đến “Tín”, cần phải có khả năng phán đoán.

6. Rèn luyện võ thuật cũng có thể mang lại hiểu quả tu thân

Tại sao nói võ thuật khi buông khi nắm? Bởi vì chúng đều có thể dùng để tu thân dưỡng tính. Có người sinh ra cơ thể yếu nhược, có người nhát gan, thông qua rèn luyện võ thuật, có thể điều lý nội tạng, tăng cường dũng khí.

Luyện võ thuật sẽ làm tinh khí dồi dào, kỳ thực trong điều trị bệnh thì quan trọng nhất là nhắm vào rèn luyện sức khỏe, đạt đến hiệu quả ‘phù chính trừ tà’, chỉ cần không phải bệnh bộc phát, lấy luyện tập làm chủ, thuốc là phụ, thì có thể đột phá những chướng ngại trên thân.

vạn vật, quy luật tự nhiên, nhịp sinh học, Bài chọn lọc,

7. Lao động là đạo tu thân của đạo gia

Ở đây nói một câu chuyện, khi Khổng Tử chu du liệt quốc, có thời điểm Tử Lộ đi chậm bị bỏ lại ở phía, cuối cùng lạc đường. Tử Lộ gặp được một nông phụ, liền hỏi: “Thưa ông, ông có nhìn thấy lão sư của tôi đi ngang qua đây không?”.

Nông phụ trả  lời: “Tay chân không chăm làm, không biết phân biệt năm giống lúa, thì sao mà có thể gọi là lão sư được?”.

Người ngày nay giải thích câu này là do người dân lao động phê phán Khổng Tử. Đây là cách giải thích rất phiến diện, bởi vì người ngày nay không hiểu hết được đạo tu thân.

Kỳ thực, ở trong câu chuyện này có ẩn giấu sự tranh biện giữa Nho gia và Đạo gia. Hãy xem Khổng Tử phản ứng như thế nào, thì sẽ tìm ra được câu trả lời.

Tử Lộ sau đó đuổi kịp được Khổng Tử, liền kể lại đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong Khổng Tử nói: “Đây nhất định là một ẩn sĩ có tu dưỡng”. Rồi ngay lập tức bảo Tử Lộ quay lại bái kiến người này.

Người ngày nay không hiểu ra, một câu nói rất bình thường, nhưng tại sao Khổng Tử lại coi trọng như vậy? Chính là vì Khổng Tử là quán thông “Nho, Đạo”, từng tìm đến Lão Tử để học tập, cảm thán học vấn của Lão Tử là cao thâm, thần long thấy đầu không thấy đuôi.

Đạo gia sử dụng lao động để tu thân, coi trọng “nội cầu chư thân, ngoại cầu chư vật”, dựa vào quan sát vạn vật mà ngộ đạo, cũng chính là nghiên cứu đến cùng để biết nguồn gốc của sự vật.

Đạo gia từ vạn vật sinh trưởng mà ngộ ra quy luật vũ trụ. Đạo gia cho rằng vũ trụ là tuần hoàn, thánh nhân là phải nằm bên trong sự tuần hoàn của vũ trụ, vì thế tay chân cần phải hoạt động.

Ngoài ra đạo gia còn cho rằng ngũ cốc bổ ngũ tạng, thông qua lao động, dưỡng ngũ cốc để tu thân, trồng ngũ cốc để tu thân, lấy khí thiên địa để dưỡng “tiểu vũ trụ thân thể” (đạo gia coi thân thể người là tiểu vũ trụ).

Vì thế đạo gia cho rằng: “Tay chân không làm, không biết phân biệt năm giống lúa”, không đạt tới được cảnh giới thực của ngộ đạo, thì không thể được gọi là thầy, chính vì vậy Lão Tử viết: “Thiên hành kiện, quân tử không ngừng vươn lên”.

Lê Hiếu biên dịch

Theo tinhhhoa.net

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc