Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Ly kỳ chuyện người phụ nữ tinh thông số mệnh muốn sinh con làm Thiên Tử

Muốn con mình trở thành Thiên Tử, người phụ nữ này lại sinh ra hai người con là Trạng Nguyên và đều là những nhân tài hiếm có trong lịch sử.

Chỉ có ước vọng duy nhất: Sinh ra con là bậc Thiên Tử 

Vào thời là Lê ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, xứ Hải Dương (nay thuộc xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng) có người phụ nữ thông minh đặc biệt tên là Nhữ Thị Thục – sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng danh giá, con gái của quan Thượng thư bộ Hộ, tiến sĩ Nhữ Văn Lan.

Là gia gia đình khoa bảng nên bà thông minh và học rất giỏi, tính tình quyết đoán, thông kinh sử; không chỉ thế bà thông tỏ cả dịch lý, tướng số, mang chí lớn của bậc trượng phu.

Nhữ Thị Thục

Bà Nhữ Thị Thục làu thông kinh sử, tinh thông tướng số. (Tranh minh họa qua phunuvietnam.vn)

Biết tướng mạo của mình sẽ sinh quý tử, lại thấy khí số nhà Lê đã đến hồi suy tàn và mất, nên bà quyết phải lấy được người người chồng có số làm vua hoặc có số sinh ra được con thành bậc Thiên Tử tử này.

Chính vì thế mà dù sinh trưởng trong gia đình quý tộc, có rất nhiều trang tuấn kiệt được giới thiệu hay để mắt đến bà đều lần lượt từ chối, bởi bà biết rằng vận mệnh họ chỉ làm quan phục tùng Vua mà thôi, tuổi trẻ của bà dần trôi qua với những cuộc giao du sơn thủy.

Vào những cuối của thời trẻ bà đã gặp được ông đồ nhà quê ít tiếng tăm tên là Nguyễn Văn Định ở huyện Vĩnh Lại (tức Vĩnh Bảo ngày nay), sở dĩ bà Nhữ Thị Thục đến với ông vì và biết rằng ông có tướng sinh ra quý tử.

Tương truyền thì bà Thục đã tính toán rất cẩn thận ngày giờ hợp cẩn nhằm sinh ra con có thể lên ngôi Thiên Tử – đây là mong ước lớn nhất cả đời của bà.

Đêm tân hôn bà dặn đi dặn lại chồng rằng khi trăng lên đến đầu ngọn tre mới được động phòng. Ông Nguyễn Văn Định cứ phải đi qua đi lại ngoài sân, rồi cứ liên tục ngước nhìn ngọn tre mong cho sớm đến giờ. Giai thoại lưu truyền trong dân gian kể rằng ông Nguyễn Văn Định sốt ruột mà động phòng hơi sớm vì thế mà dù sinh con là bậc thiên tài nhưng cũng không thể làm được Thiên Tử.

Sau đó bà thụ thai, sau khi sinh con đặt tên là Nguyễn Văn Đạt, là tên khai sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này.

Bà Nhữ Thị Thục rất kỳ vọng vào con nên ngày từ thuở nhỏ đã chăm sóc dạy dỗ rất chu đáo, từ khi mới sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm được mẹ hát ru bằng những câu dân ca hoặc những vần thơ do bà sáng tác.

Nhữ Thị Thục

(Tranh minh họa tổng hợp: Trí Thức VN – Tranh gốc: Viettoon.net)

Theo truyện kể trong dân gian thì Nguyễn Bỉnh Khiêm đầy thôi nôi đã biết nói, lên 4 tuổi đã được mẹ dạy học thuộc lòng các bài chính nghĩa của kinh, truyện cùng với mười bài thơ Nôm.

Công lao dạy dỗ của bà đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc đến trong bài “Tựa Bạch Vân am” của ông.

Vì muốn con sau này làm Vua, vì thế mà bà Nhữ Thị Thục có những xích mích với chồng, trong dân gian vẫn còn lưu truyền lại câu chuyện những xích mích này.

Một lần khi bà Nhủ Thị Thục đi chợ, ông Văn Định ở nhà buộc dây vào cành tre, kéo lên, kéo xuống cho con chơi và nói “nguyệt treo cung, nguyệt treo cung!”

Tưởng con không biết gì, ai ngờ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói “vịn tay tiên, nhè nhẹ rung”

Thấy vợ đi chợ về, ông Văn Định kể lại chuyện khoe, chẳng ngờ bà lại nói “nguyệt tượng trưng cho bầy tôi! Nuôi con mong thành Vua, thành Chúa, chứ thành bầy tôi thì nói làm gì”.

Lần khác lúc vợ đi vắng, ôngVăn Định lấy sách của vợ tìm một câu để dạy con, thấy câu: “Bống bống, bang bang, ngày sau con lớn, con tựa ngai vàng”.

Ông Văn Định hoảng sợ, lo con đọc có khi bị cho là tội phản nghịch bị chém đầu bèn sửa chữ “tựa” thành chữ “vịn”.

Bà Thục biết chuyện thì than “sinh con ra, mong con làm ‘vua’ thiên hạ. Nay thầy nó dạy con làm ‘tôi’, chán quá! Rất tiếc thân này là phận gái.”

Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm dần khôn lớn, bà thục thấy con mình có tướng mạo rất tốt, hiềm nỗi da hơi dày nên biết dù có là thiên tài cũng chẳng thể làm Vua, bà chán nản bỏ đi, ít lâu sau bà gặp và lấy ông Phùng Chí Công và sinh được một ông Trạng nữa cũng nổi danh đất Việt là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan.

Về việc này gia phả họ Phùng ở Phùng Xá, Thạch Thất, Sơn Tây, mang tên “Ký lục tiên tổ sự tích” có ghi như sau: “Khi thân phụ Phùng Khắc Khoan ở Từ Sơn, có gặp một thiếu phụ từ Hải Dương đến. lông mày lá liễu, sắc mặt hơi buồn. Bà đi cùng đường với ông, được chừng một dặm, ông thấy bà nhàn rỗi như đi dạo, bèn trò chuyện, hỏi han. Thấy ông có phúc tướng, bà mới bộc bạch nỗi lòng. Ông rơi lệ cảm động. Hai người kết nghĩa vợ chồng. Qua năm sau, sinh được con trai có tướng lạ, mới 5-6 tuổi mà đã có khí vũ của bậc trượng phu. Bà mừng rỡ bảo ông nên dạy cho nó học, nếu trời xanh không phụ, may gặp thời phò được thiên hạ nghiêng đổ thì chí thiếp mãn nguyện”.

Người dân làng Phùng xá cũng nhà nghiên cứu đều nhìn nhận rằng người phụ nữ Hải Dương ấy mang họ Nhữ, mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Không phải là Vua nhưng lại là người quyết định thế cuộc

Sức người không thay đổi được thiên định, dù không được làm Vua nhưng hai đứa con của bà Nhữ Thị Thục đều là những nhân tài hiếm có trong lịch sử.

Nguyễn Bỉnh Khiêm dù không phải là vua, nhưng các bậc vua chúa thời đó đều phải tới hỏi ý kiến ông.

Khi vận nước rối bời, vua Mạc Mậu Hợp đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm về thế cuộc, Trạnh Trình đã đáp rằng “Ngày sau nước có việc, đất Cao Bằng tuy nhỏ, cũng giữ được phúc đến vài đời”. 7 năm sau vua Mạc bị quân Trịnh đánh bật khỏi Thăng Long, nhớ lời dặn cụ Trạng liền về đất Cao Bằng, quả nhiên giữ thêm được 96 năm nữa.

Khi Nguyễn Hoàng lo lắng bị chúa Trịnh sát hại bèn hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng Trình không trả lời chỉ nói rằng

“Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”

Nghĩa là:

“Hoành sơn một dãy, dung thân ngàn đời”

Nguyễn Hoàng liền đến phía nam dãy Hoàng Sơn chính là vùng đất Thanh Hóa, xây dựng cát cứ lập ra nhà Nguyễn sau này.

Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh internet

Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh internet

Khi vua Lê Trung Tông mất, Trịnh Kiểm muốn nhân cơ hội này muốn chiếm ngôi Vua của nhà Lê, bèn hỏi ý kiến Phùng Khắc Khoan, nhưng ông cũng không phải nên làm thế nào bèn phái người bí mật hỏi anh mình là Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rằng “Năm nay thóc giống không tốt, chúng bay nên tìm thóc cũ mà gieo mạ”, “Giữ chùa, thờ Phật thì được ăn oản”

Phùng Khắc Khoan hiểu ý anh mình, nói với chúa Trịnh rằng phải thờ vua Lê thì mới được lâu dài

Sau này con cháu nhà Trịnh nhiều người muốn cướp ngôi nhà Lê, tìm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm thì ông đều nói rằng “Lê tồn, Trịnh tại; Lê bại, Trịnh vong” khiến chúa Trịnh không dám cướp ngôi vua Lê. Đến đời vua cuối cùng của nhà Lê là Lê Chiêu Thống mất ngôi thì nhà Trịnh cũng bị diệt.

Nguyễn Bỉnh Khiêm dù không là là Vua nhưng tiếng nói của ông lại quyết định cuộc cờ của các thế lực Vua Chúa thời bất giờ.

Sau này những nhà nghiên cứu về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đều đánh giá cao vai trò của bà Nhữ Thị Thục trong việc giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm, giáo sư sử học Trần Quốc Vượng có nhận xét rằng: “Bà Nhữ Thị Thục – thân mẫu danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong ba người phụ nữ nổi tiếng, tài trí hơn người của Việt Nam ở thế kỷ XVI. Đó là Trạng nguyên Linh phi Nguyễn Thị Duệ, Quận công Nhữ Thị Thuận và phu nhân Nhữ Thị Thục”.

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc