Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » “Mệnh” là gì?

Thuận theo văn hóa truyền thống từ xa xưa lưu lại, con người hiện đại ngày nay ít nhiều cũng tin vào số mệnh, vận mệnh. Tuy nhiên, cách hiểu của họ phần lớn lại bị méo mó, lệch lạc. Trong bài viết giới hạn dưới đây sẽ nói về hàm ý thực sự của “mệnh” mà người xưa muốn nhắn nhủ.

>> Giải mã bí ẩn “Kinh dịch” (Phần 1)

“Mệnh” là một khái niệm vô cùng quan trọng trong văn hóa truyền thống. Người xưa đại đa số đều kính Thiên tín mệnh, tức kính trời và tin vào số mệnh, cho rằng “sống chết có số, phú quý do trời”; “đại phú nhờ mệnh, tiểu phú nhờ cần”, “một đời đều là mệnh, nửa điểm không do người”. Ai nấy đều có mệnh, và vận mệnh mỗi người chẳng ai giống ai.

Vậy “mệnh” rốt cuộc là gì đây? Mạnh Tử nói: “Mạc chi vi nhi vi giả, thiên dã; mạc chi trí nhi chí giả, mệnh dã“; tạm dịch là: Không phải sức người làm được mà vẫn có thể làm được, đây chính là Thiên ý; không phải sức người có thể cầu được mà lại có được, đây chính là vận mệnh.

Đổng Trọng Thư nói “Thiên lệnh chi vị mệnh” (trích “Hán Thư – Đổng Trọng Thư truyện”). Bởi vậy, mệnh và trời có liên quan với nhau, điều gọi lạ “nhân mệnh quan thiên”. Vậy nên mệnh lại còn được gọi là “thiên mệnh”. Tức số mệnh hoặc thiên mệnh là tiên thiên, là điều khi sinh mang theo đến, hay nói là trời định. Trong thuật toán mệnh truyền thống, thường xem sự vận hành của sinh mệnh con người dựa theo tiến trình thời gian phân chia thành đại vận, tiểu vận, lưu niên (vận trình của năm). Vận hành của mệnh, chính là vận mệnh, vậy nên mệnh lại gọi là “vận mệnh”, tức là vận trình biểu hiện khác nhau của mệnh.

Sinh mệnh của con người là do một số vận trình khác nhau tổ hợp thành, hoặc là vận lành, hoặc là vận rủi; hoặc là lành trước rủi sau, hoặc là rủi trước lành sau. Trong vận trình sinh mệnh khác nhau biểu hiện ra chất lượng sinh mệnh khác nhau. Chất lượng thông thường của sinh mệnh là do giàu nghèo, sang hèn, sống thọ hay chết yểu, trắc trở hay suôn sẻ để đo lường. Vì vậy, mệnh hoặc vận mệnh, trên thực tế chính là quỹ đạo vận hành của sinh mệnh con người vốn đã được định sẵn từ trước.

Văn hóa truyền thống cho rằng, vận mệnh của con người là điều có thể biết trước được, đồng thời rất coi trọng dự đoán đối với vận mệnh, đây chính là “thông hiểu số mệnh”. Khổng Tử giảng: “Bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử dã”, tạm dịch là: “Không biết vận mệnh thì không có cách nào làm người quân tử”. Và ông cũng và tự nói rằng “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh”, đại khái ý là khi người ta đến tuổi 50 mới hiểu được mệnh của trời.

van-hoa-co-truyen

Tại sao lại cần phải biết thiên mệnh? “Dự tắc lập, bất dự tắc phế“, tạm hiểu là: Không kể làm bất cứ chuyện gì, cần phải có chuẩn bị trước, thì có thể có được thành công, nếu không thì sẽ thất bại. Xưa nay, cầu lợi tránh hại, cầu lành tránh dữ là bản năng của con người. Am hiểu được vận mệnh có thể ứng phó với hiểm cảnh trong tiền đồ vận mệnh, vậy nên “Nhạc thiên tri mệnh cố bất ưu”, tức vui với mệnh trời không lo lắng.

Ngày xưa nếu là người có học thì đều biết về “Tứ Thư và Ngũ Kinh”, trong ngũ kinh thì kinh dịch được liệt vào đầu bảng trong các kinh điển. “Kinh Dịch” trên thực tế là một bộ sách về việc bói toán. “Hệ Từ” trong đó chính là từ (một thể loại văn học cổ điển Trung Quốc) gieo quẻ đối với quẻ tượng đầu tiên. Khổng Từ đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu cả đời đối với “Kinh Dịch”, thế cho nên đã đạt đến trình độ “vi biên tam tuyệt”(*).

Một quyển “Dịch truyện” chính là thể hội tâm đắc trong nghiên cứu kinh Dịch của Khổng Tử. Đạo gia Trung Quốc có thuật toán mệnh vô cùng phong phú; bao gồm Lục Hào, Mai Hoa Dịch Số, Tứ Trụ Bát Tự, Kỳ Môn Độn Giáp, Lục Nhâm, Thiết Bản Thần Số, tướng mặt, tướng tay, v.v…. Tại sao lại gọi là toán mệnh đây? Là bởi trong văn hóa truyền thống cho rằng, hết thảy đều đã có định số. Toán mệnh chính là căn cứ theo Dịch số, Mệnh số mà suy đoán vận mệnh của con người.

Trong thư tịch lịch sử đã ghi chép lại rất nhiều cao thủ tinh thông thuật số, ví như: Trần Quốc Tuấn, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Khương Tử Nha, Gia Cát Lượng, Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong, Lưu Bá Ôn, v.v…, quả thật là không sao kể hết. Trong tu luyện của Phật gia còn sẽ xuất hiện một loại công năng huyền diệu gọi là “túc mệnh thông”, người có được loại công năng này có thể trực tiếp nhìn thấy được quá khứ, hiện tại, tương lai, thậm chí đời trước kiếp trước, nhiều đời nhiều kiếp của người khác bằng thiên mục.

Gia Cát Lượng. Ảnh lấy từ youtube

Gia Cát Lượng. Ảnh lấy từ youtube

Vận mệnh của con người tuy là trời định, là đã được an bài trước, nhưng vốn không phải là không thể thay đổi được. Đạo gia có cách nói “ngã mệnh tại ngã bất tại thiên”, tạm hiểu là: mệnh ta ở ta chứ không ở trời. Tức là con người thông qua cố gắng sau này của mình, thì có thể tiến hành thay đổi đối với vận mệnh ở một mức độ nhất định. Nhưng “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên“. Nếu sự cố gắng của con người mù quáng, không đích xác thì không đạt được sự thay đổi đối với vận mệnh, trái lại lại càng tệ hại hơn. Vậy nên dưới tình huống thông thường, mọi người thường chỉ có thể là “làm hết bổn phận của con người, thuận theo mệnh trời“. Nhưng tốt nhất là “tùy kỳ tự nhiên”, hoặc “thuận theo mệnh trời”.

van hoa co truyen

Con người nếu muốn thật sự thay đổi vận mệnh thì cần phải hành xử thuận theo đạo trời. Bởi vì mệnh của con người là mệnh trời, là được Thần Phật, những sinh mệnh cao cấp trên Thiên thượng an bài. Dựa vào điều gì để an bài đây? Là căn cứ vào hành vi thiện ác và tỷ lệ lớn nhỏ của đức và nghiệp ở đời trước hoặc nhiều đời trước kiếp trước của con người mà đưa ra an bài. Nhân lành thì có quả lành, nhân ác thì có quả ác, chính là cái gọi là “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo“.

Các loại biểu hiện trong vận mệnh của con người, họa và phúc, trắc trở hay suôn sẻ, giàu và nghèo, cát và hung, thọ mệnh hay chết yểu, không một điều gì là không phải kết quả của nhân quả báo ứng thiện ác. Vì vậy, vận mệnh của con người là do Thần Phật chưởng quản dựa theo thiên lý tức quy luật của vũ trụ mà đưa ra an bài. Mệnh là quy luật của vũ trụ hoặc phép tắc của vũ trụ thể hiện trong quá trình sinh mệnh của con người.

Bởi vậy, nếu con người muốn thay đổi những điều không tốt trong vận mệnh của mình, thì cần phải tuân theo phép tắc, quy luật của vũ trụ, trọng đức hành thiện, gắng sức sữa chữa sai lầm trước đây, tránh làm điều xấu; bởi đạo trời là thưởng thiện phạt ác. Đây cũng chính là tu luyện truyền thống; chỉ có tu luyện mới có thể thay đổi vận mệnh. Thay đổi vận mệnh thông qua tu luyện chính là điều được gọi là “tu mệnh”.

Viên Liễu Phàm tác giả của “Liễu Phàm Tứ Huấn” chính là một tấm gương điển hình trong việc tu mệnh thành công. Cái gọi là: “Toán mệnh không bằng chấp nhận số mệnh, chấp nhận số mệnh không bằng tu mệnh”, đạo lý chính là ở chỗ này.

Căn bản của tu mệnh chính là tu tâm. Tâm là gốc rễ trong biểu hiện của các loại sinh mệnh trong cử chỉ hành vi của con người. Tâm thiện thì hành vi ắt sẽ thiện, tâm ác thì hành vi ắt sẽ ác. Tu tâm chính là thay đổi hết thảy những tư tưởng quan niệm của bản thân mình không phù hợp với nguyên lý vũ trụ. Tu tâm mới có thể cải biến hết thảy những thứ không tốt trong vận mệnh của con người từ căn bản.

“Nhất thiết phúc điền, bất ly phương thốn“, ý chỉ rằng tất cả ruộng phước không ở đâu xa. Về quan hệ giữa tâm và mệnh, có một bài “Tâm mệnh ca” nói rất hay: “Mệnh tốt tâm cũng tốt, phú quý mãi đến già. Mệnh tốt tâm không tốt, giữa đường gặp trắc trở. Tâm tốt mệnh không tốt, trời đất cuối cùng có bảo chứng. Tâm mệnh đều không tốt, bần cùng chịu phiền não“. Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển. Tu tâm có thể bù đắp những khiếm khuyết trong vận mệnh, tu tâm có thể xoay chuyển và cải biến được vận rủi trong đời.

Và không phải chỉ những ai vận mệnh không tốt mới cần phải tu hành. Trên thực tế mỗi người đều cần phải tu luyện, tu tâm. Những người dẫu có vận mệnh tốt hơn đi chăng nữa thì cuối cùng cũng không tránh khỏi quy luật vận mệnh của sinh lão bệnh tử. Phú quý danh lợi không mang đến khi sinh, không mang theo khi chết. Sau khi phúc phận hưởng xong, có thể phải tiếp tục nhập lục đạo trong tam giới, luân hồi không ngừng nghỉ.

Bởi vậy, thay đổi vận mệnh mà người thường nói đến, trên thực tế chẳng qua chỉ là thay đổi đối với vận mệnh. Còn nếu muốn triệt để thay đổi vận mệnh, giữ được thân người vĩnh viễn, không còn phải chịu khổ nữa, thì duy chỉ có phát thệ nguyện lớn, khởi tâm tinh tấn, quy y Thần Phật, gian khổ tu luyện, cuối cùng tu được chánh quả, thoát ly khỏi lục đạo trong tam giới.

Chú thích:

“Vi biên tam tuyệt”: Đức Khổng Tử đọc Kinh Dịch ba lần đứt lề sách.

Những năm cuối đời, Không Tử say mê nghiên cứu “Chu Dịch”. Vào thời Xuân Thu còn chưa có giấy, chữ là viết trên từng miếng từng miếng thẻ tre, một cuốn sách cần dùng rất nhiều thẻ tre, cần phải dùng sợi dây da bò thắt số thẻ tre này lại với nhau mới có thể đọc. Lúc bình thường cuộn tròn lại đem cất, khi xem thì lại mở ra. “Chu dịch” văn tự tối nghĩa, nội dung khó hiểu, Khổng Tử lật đi lật lại mà đọc, cứ như vậy đọc đi đọc lại, đến nỗi sợi dây bò dùng để đan thẻ tre lại bị mài đứt rất nhiều lần. “Vi biên tam tuyệt” cho thấy sự chuyên cần chịu khó đọc sách của Khổng Tử.

Tiểu Thiện, dịch từ qi-gong.me

Theo tinhhoa.net

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc