Home » Kinh doanh, Tiêu biểu sideshow » Con đường vươn đến thành công của lãnh tụ giới kinh doanh Nhật (Phần 5)

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, Hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines (JAL) là hãng hàng không kinh doanh tốt nhất thế giới cả ở mảng vận tải hành khách và hàng hóa. Người Nhật cũng tự hào là họ có hãng hàng không hàng đầu thế giới với chất lượng dịch vụ ni tiếng, và là Hãng có số lượng máy bay Boeing 747 nhiều nhất lịch sử lúc bấy giờ.

Sau khi qua giai đoạn đỉnh cao JAL cổ phần hóa vào năm 1987 thế nhưng càng ngày càng đi xuống, chính phủ Nhật nhiều lần tung tiền ra cứu tập đoàn nhưng vn sa sút. Đến năm 2010 số nợ của JAL lên đế 21,8 tỷ đô la và phải nộp đơn xin phá sản.

Chính phủ Nhật nhận lại JAL, xóa một số khoản nợ và bơm tiếp vào đây số tiền 8 tỷ yên hy vọng cứu được JAL nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng kinh doanh. Việc tìm vị trí lãnh đạo cho JAL cũng rất khó khăn.

Cuối cùng Bộ trưởng Giao thông Nhật Bản cùng Tập đoàn Sáng kiến Doanh nghiệp Nhật Bản -ETIC quyết định tìm gặp “huyền thoại sống” của giới doanh nhân Nhậtc bấy giờ là Inamori Kazuo mời ông về làm lãnh đạo nhằm cứu sống JAL.

Tuy nhiên lúc này Inamori Kazuo đã 78 tuổi và từ lâu đã thôi việc kinh doanh, ông chỉ muốn tĩnh tâm nghiên cứu Phật Pháp.

Thế nhưng Bộ trưởng giao thông cùng tập đoàn ETIC vẫn nhẫn nại kiên trì thuyết phục nhiều lần, cuối cùng Inamori Kazuo cũng muốn vực dậy JAL không chỉ để giúp đất nước mà còn cả người dân Nhật Bản.

Đến JAL, Inamori Kazuo quyết định mình làm vì nước Nhật nên ông đã cương quyết từ chối không nhận lương. Đồng thời có cuộc cải tổ mạnh mẽ, ông giảm 16.000 nhân công, cắt giảm chi phí và dừng nhiều đường bay không hiệu quả.

Chăm lo đời sống phúc lợi cho nhân viên. (Ảnh từ CNA)

Chăm lo đời sống phúc lợi cho nhân viên. (Ảnh từ CNA)

Ông chia sẻ với các nhân viên về sứ mệnh và tầm quan trọng của JAL đối với đất nước và người dân Nhật, để họ làm việc với mục đích vì đất nước và nhân dân.

Với quan điểm “con người quan trọng hơn của cải”, ông cải thiện phúc lợi cho nhân viên và xem đây là điều quan trọng nhất, đồng thời có các cuộc chia sẻ để lãnh đạo hiểu nhân viên của mình cần gì, đồng thời cũng để nhân viên biết được những khó khăn mà lãnh đạo gặp phải. Từ đó ông gỡ được những vướng mắc rối răm trong quản lý công ty. Đồng thời ông cũng đưa cách quản lý dựa trên đạo đức mà mình đã thành công ở Kyocera áp dụng cho JAL.

Về vấn đề kinh doanh, ông yêu cầu đặt chất lượng phục v cũng như hành khách lên hàng đầu.

Với việc áp dụng cung cách quản lý kinh doanh dựa trên đạo đức, phép lạ đã xảy ra, chỉ hơn 1 năm sau JAL không chỉ có lợi nhuận mà còn là lợi nhuận cao nhất, năm tài chính 2011-2012 lợi nhuận JAL là 2,4 tỷ đô la cao nhất thế giới trong ngành hàng không.

Từ 1 công ty phá sản, dưới bàn tay của Inamori Kazuo chỉ hơn 1 năm sau đã thành công ty có lợi nhuận cao nhất trong ngành, đây quả là một phép lạ.

Cũng trong năm 2012 (tức chỉ 2 năm sau khi nộp đơn phá sản) JAL chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại sàn giao dịch chứn khoán Tokyo, cổ phiếu JAL thu hút được niềm tin của nhà đầu tư va thu được 663 tỷ yên (8,5 tỷ đô la).

Inamori Kazuo trong vòng vây phóng viên. (Ảnh từ faz.net)

Inamori Kazuo trong vòng vây phóng viên. (Ảnh từ faz.net)

JAL lại tr thành biểu tượng tự hào của người Nhật khi đứng vào hàng ngũ những công ty hàng không mạnh nhất thế giới. Điều này có được là nhờ vào Inamori Kazuo, một người tốt nghiệp cử nhân hóa học và không qua trường lớp quản trị kinh doanh nào, ông chỉ áp dụng nguyên lý đạo đức và kinh nghiệm mà ông đúc kết ra được.

Inamori Kazuo đầu tư thêm máy bay đời mới Boeing 787 Dreamliners với chất lượng cao và mở thêm các tuyến bay đến Bắc Mỹ, Trung Đông, châu Phi.

Khi JAL đã ổn định và vững mạnh rồi, năm 2013 Inamori Kazuo xin được rời khỏi công ty, nhưng ông vân được xem là cố vấn danh dự của JAL.

Inamori Kazuo chia sẻ rằng: Tôi bắt đầu kinh doanh với 28 nhân viên và 3 triệu yên (hơn 28.000 USD. Sau 46 năm, công ty đã phát triển với lợi nhuận hàng năm là 100 tỉ yên. Để công ty phát triển được như vậy, tiêu chuẩn để tôi đưa ra các quyết định chính là quan điểm luân lý, đạo đức mà tôi được dạy ngày bé. Nói đơn giản, đó là suy nghĩ “Sống với chính mình, làm điều đúng đắn một cách đúng đắn theo đúng nghĩa con người”.

(Hết)

Trần Hưng

Theo trithucvn.org

 

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc