Home » Kinh doanh » Ngân hàng Nhà nước đứng nhìn USD nhảy múa
-Tỷ giá USD trên thị trường tự do thời gian gần đây đã liên tiếp tăng mạnh, với mức giá kỷ lục xấp xỉ 20.200 đồng/USD, khiến nhiều hàng hoá cũng tăng “nóng” theo. TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đại biểu Quốc hội khoá VII cho rằng, lúc này rất cần có giải pháp từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhưng hiện các giải pháp của NHNN có tiến độ khá chậm chạp.

Trong vòng gần một tháng qua, tỷ giá USD trên thị trường tự do vụt tăng nhanh đến “chóng mặt “. Nhiều mốc giá kỷ lục được xác lập và gần đây nhất ngày 20/10, đồng USD đã bị đẩy lên xấp xỉ 20.200 đồng/USD. Cùng ngày, tỷ giá trên thị trường chính thức là các ngân hàng thương mại cũng đã tăng giá mua USD lên kịch trần.

Nhiều ngân hàng thương mại đã có đơn đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hỗ trợ tăng nguồn cung USD. Dù hiện ngân hàng đã “bắn tin” sẽ bơm USD ra nhằm đáp ứng nhu cầu này thì tỷ giá USD tự do vẫn đứng ở mức cao 20.150 đồng/USD. Trong khi đó, trên toàn thị trường, nhiều hàng hoá, dịch vụ chẳng kịp chờ chính sách kìm giá mà vẫn đang tăng “nóng” cùng tỷ giá. Nguy cơ lạm phát lên cao cùng với nhiều biến động ảnh hưởng tới nền kinh tế từ nay tới cuối năm hiện đang được nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo.

Trao đổi với VnMedia, TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đại biểu Quốc hội khoá VII cho rằng, lúc này thị trường đang rất cần những biện pháp nhanh và quyết liệt từ phía Ngân hàng Nhà nước. Rút kinh nghiệm từ bài học tỷ giá USD năm ngoái (2009) khi tỷ giá cũng vọt tăng lên gần 20.000 đồng/USD, NHNN đã can thiệp và tức thì thị trường ngoại tệ đi xuống nhanh, mức tỷ giá được giữ ổn định cho tới thời điểm khoảng giữa năm 2010.

Phóng viên: Tỷ giá USD đã vọt tăng mạnh trong thời gian gần đây, không chỉ trên thị trường tự do mà ngay cả tại thị trường chính là các ngân hàng thương mại. Đâu là nguyên nhân chính khiến USD tăng “nóng” đến như vậy, thưa ông?

-TS. Cao Sỹ Kiêm: USD tăng giá mạnh thời gian qua là do một số nguyên

Ông Cao Sỹ Kiêm

Ông Cao Sỹ Kiêm

nhân. Nguyên nhân lớn nhất chính là nguồn cung -cầu. Khả năng đáp ứng nguồn cung USD hiện đang có sự căng thẳng . Trong khi doanh nghiệp cần lượng USD nhiều nhưng ngân hàng lại không đáp ứng được. Việc không đáp ứng được đã đẩy nhu cầu này ra thị trường tự do, khiến tỷ giá bị đẩy lên.

Nguyên nhân thứ hai, giá vàng, tỷ giá thời gian vừa qua bị nâng lên cũng khiến đồng đô la cũng tăng mạnh theo. Thứ ba là do tâm lý, người dân phán đoán giữ đồng đô la sẽ ổn định vốn hơn và giá của đồng đô la sẽ tăng hơn các đồng tiền khác và vì vậy thị trường đang chạy theo phán đoán đó. Rất nhiều người đã tăng cường thu mua và găm giữ đô la .

Thứ nữa là, giá đôla hiện đang ở mức cao hơn mức quy định, cho nên đã gây ra một tâm lý, găm giữ , chờ đợi , săn lung đồng USD, người có thì không bán, người không có thì mua vào hoặc mức dự trữ của doanh nghiệp và người dân cũng tăng lên.

Trong điều hành, lãnh đạo ngân hàng thương mại và ngân hàng Nhà nước cần phải bổ xung cho nhau, giúp đỡ tại điều kiện đưa các nhiệm vụ khả thi ra để người dân yên tâm. Riêng NHNN thì việc tuyên bố, hay chi viện một số trạng thái âm của đôla sẽ góp phần giảm sức nóng của đồng đô la, nhưng vấn đề này chưa được làm nhiều.

– Tỷ giá đồng USD và vàng cùng tăng giá mạnh, điều này có ảnh hưởng tới mức lạm phát từ nay tới cuối năm?.

Về mức độ ảnh hưởng của việc tăng tỷ giá tới nền kinh tế thì rõ rồi, nhất là về vật tư, nguyên liệu , hay các loại chi phí có liên quan tới giá đôla. Tỷ giá cao sẽ đẩy các chi phí lên gây cản trở sức tiêu thụ, ứ đọng tồn kho tăng lên., gây bất lợi cho nền kinh tế.Tỷ giá USD căng quá sẽ đẩy lãi suất USD tăng lên , ảnh hưởng tới lãi suất tiền đồng . Mà lãi suất tiền đồng không hạ được sẽ ảnh hưởng tới sản xuất. tóm lại Lúc này, thị trường đang rất cần có biện pháp để giảm tỷ giá xuống đúng với cung cầu thực sự.

– Theo ông, lực tăng của USD sẽ tiếp tục đi đến đâu và cần giải pháp tình thế nào để giảm nhiệt đồng ngoại tệ mạnh này?

Hiện đồng USD đã bị tràn theo giá cứng và kịch biên độ của ngân hàng rồi . Dứt khoát các ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước phải giải quyết những tồn tại, giải quyết những khúc mắc như trên tôi đã nói . Nhất là vấn đề điều hành và tâm lý để USD trở về thực trạng cung cầu của thị trường .

Trong khi thị trường đang khó khăn về vấn đề này thì cần phải giải quyết vấn đề tâm lý. Nhưng giải quyết tâm lý là phải dựa trên cơ sở cơ chế chính sách kinh tế chứ không phải chỉ nói suông. Bên cạnh đó, cần có giải pháp can thiệp, đó là cần tăng thêm các dịch vụ mua trước, bán trước …Ngoài ra cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát thông tin trên thị trường, tránh phao tin đồn nhảm.

Đặc biêt, một biện pháp có tính dài hơi là phải phối hợp nhịp nhàng chính sách tài chính với chính sách tài khoá , để đồng Việt Nam giảm áp lực. thứ hai nữa là để có điều kiện giảm lãi suất , hạ giá đôla xuống được. Nên rà soát tích cực nguồn thu đôla từ các doanh nghiệp xuất khẩu để chi viện cho những doanh nghiệp cần đô la khác.

Muốn xử lý giảm nhiệt đồng USD ở những bước tiếp theo cũng cần tính đến một số vấn đề. Trong đó cần xem khả năng xuất khẩu của mình có khai thác được nữa không? Vì xuất khẩu hiện nay chi phí của mình vẫn cao, sản xuất hàng xuất khẩu của mình thì đến 40 – 50% nguyên liệu nhập khẩu ngoài vào. Như vậy, nếu càng xuất khẩu nhiều thì phải càng tăng nhập siêu. Cần tính đến vấn đề nhập siêu, nếu để đồng tiền nước ngoài cao quá thì tức là đã đẩy nhập siêu vào nhiều. Và kéo theo đó là lại nhập lạm phát từ nước ngoài vào, cộng với lạm phát của mình trở thành nguy cơ lạm phát kép.

-Trong các báo cáo tình hình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua, vẫn đưa ra những nhận định rằng tỷ giá hiện ổn định, NHNN vẫn kiểm soát chặt. Tuy nhiên mức tăng nóng trên thị trường ngoại hối vừa qua liệu có phải đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của NHNN?

Việc tăng tỷ giá lên kịch trần cũng có thể chấp nhận được, giá có thể lên xuống 1 chút nhưng không thể vọt cao được . Không có chuyện ngoài tầm kiểm soát mà hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Chỉ có điều các giải pháp của NHNN hơi chậm chạp và không đồng bộ hoặc không giải quyết một cách triệt để.

Bài học năm ngoái (2009), khi tỷ giá USD cũng biến động mạnh, NHNN sau đó đã can thiệp và ngoại tệ đã nhanh chóng đi xuống chứ không phải lên vù vù không có giới hạn. Lúc này, nếu như NHNN đưa ra những giải pháp mới thì tỷ giá USD chắc chắn sẽ xuống.

Xin cảm ơn ông!

Theo maivoo

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc