Home » Văn hóa » Thứ tâm lý học hủy diệt tín ngưỡng
Vào ngày 1 tháng 7, Hiệp hội Nghiên cứu Giáo phái Quốc tế thuộc Quỹ Gia đình Hoa Kỳ đã tổ chức cuộc họp hàng năm tại Fort Lee, Jersey City. Tối hôm đó, ba học giả từ Trung Quốc đã đến tham dự. Họ đã rời đi sau khi sự có mặt của họ gặp phải sự phản đối căng thẳng của những người tham dự khác.

Các nhà khoa học xã hội của Trung Quốc sử dụng các phương pháp học từ môn tâm lý học để bắt những người tin theo Pháp Luân Công phải từ bỏ tín ngưỡng của họ. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Ba học giả này là tổng thư ký Hiệp hội Chống giáo phái Trung Quốc, một nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Tâm lý học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, và một giáo sư thuộc khoa tâm lý học của Trường Đại học Sư phạm Sơn Tây. Cả ba đều đã nhận được hỗ trợ tài chính từ Nhà nước Trung Quốc cho công việc của họ, chuyên tập trung vào cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Cụ thể là, họ đã nghiên cứu việc sử dụng các phương pháp học từ môn tâm lý học để bắt những người tin theo Pháp Luân Công phải từ bỏ tín ngưỡng của mình. Họ cho là họ có thể tham dự cuộc họp vì những người tổ chức không biết về bản chất của các nghiên cứu của họ.

Ba học giả xuất hiện ở New Jersey này là các ví dụ của một xu hướng chung: sự biến thái của nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc vì để đàn áp các học viên Pháp Luân Công.

Tổn hại lớn nhất

Bất cứ ai đọc các báo cáo về cuộc đàn áp Pháp Luân Công sẽ bị sốc vì những lạm dụng đối với các học viên. Từ phương diện của chính các học viên, tổn hại nghiêm trọng nhất gây ra cho họ là về mặt tâm lý.

Nghiên cứu cho chúng ta biết rằng thời gian dài nhất mà một người có thể không ngủ là 11 ngày; vượt qua giới hạn này sẽ gây ra những tổn hại không thể vãn hồi cả về tâm thần lẫn thể chất. Nhưng Zhang Yijie, một nữ học viên Pháp Luân Công và là cựu nhân viên của Bộ Thương mại, đã bị bức hại và bị bắt thức trong 42 ngày vì bà từ chối không từ bỏ tín ngưỡng của mình.

Cứ mỗi lẫn bà bắt đầu ngủ, một cảnh sát viên lại túm cổ áo bà và dội nước lạnh lên người bà. Đang ở giữa mùa đông, bà bị ướt sũng và lạnh thấu xương.

Trong thời gian bà bị giam biệt lập và tra tấn, phải chịu đựng đủ loại hành hạ cả về thể chất lẫn tinh thần, cảnh sát đã bật một bài hát để bà nghe. Đó là một trong các bài hát nổi tiếng ở Trung Quốc lúc bấy giờ: “Nụ hôn của mẹ”. Bài hát kể về sự mong chờ sâu sắc mà một người con gái cảm nhận được đối với mẹ cô.

Bản thân bà Zhang cũng là mẹ của hai đứa con, một trai một gái, cả hai đều đang ở tuổi đến trường. Khi giai điệu của bài hát bắt đầu vang lên, bà không thể làm gì ngoài việc cảm thấy một nỗi đau không thể xoa dịu được.

Khi bà Zhang mới vào tù, bà đã phải trải qua một quá trình đánh giá tâm lý. Việc phá hủy thân thể và tâm trí mà bà đã phải chịu đã được các chuyên gia thiết kế một cách tỷ mỉ. Trong một vài tháng ngắn ngủi, các phương pháp bức hại tàn nhẫn đã biến bề ngoài của bà Zhang từ một người phụ nữ có học thức khỏe mạnh và đầy sức sống đang ở độ tuổi trẻ khỏe, thành một người trông già nua khô héo với mái tóc đang bạc đi và khuôn mặt đầy vết nhăn.

Việc đối xử mà bà Zhang đã phải chịu là một cái nhìn thoáng qua về cuộc đàn áp giáng lên một số lượng rất lớn học viên Pháp Luân Công. Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp ước tính rằng hàng trăm nghìn học viên hiện đang phải ở trong các trại lao động của Trung Quốc.

Sự xấu hổ của khoa học

Nhìn vào định hướng nghiên cứu khoa học xã hội ở Trung Quốc trong 10 năm qua, đặc biệt là trong 2-3 năm sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu năm 1999, một lượng khổng lồ của quỹ dành cho nghiên cứu khoa học xã hội đã được dành cho chủ đề này.

Hướng dẫn Nghiên cứu Nền tảng Khoa học Xã hội, được phát hành bởi Văn phòng Hoạch định Quốc gia về Triết học và Khoa học Xã hội, quyết định những chủ đề nào sẽ được cấp tiền để nghiên cứu. Năm này qua năm khác, văn phòng này đã liệt kê các thể loại như “chống giáo phái”, “vô thần”, và “mối quan hệ giữa tôn giáo và chế độ xã hội chủ nghĩa”. Trong những năm đầu, Pháp Luân Công bị nhắc đến trực tiếp, nhưng bắt đầu từ năm 2001, ngôn từ chung chung hơn, như “các tà giáo” v.v… đã được sử dụng.

Một số lượng lớn các học giả ở Trung Quốc đã bị lôi cuốn vào hàng ngũ của những người đàn áp Pháp Luân Công sử dụng nghiên cứu khoa học như một thứ vũ khí. Tất cả các loại cớ đã được sử dụng cho việc cấp quỹ cho những nghiên cứu này – nhiều cái trong số đó tập trung từ phương diện tâm lý học là làm thế nào để “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công.

Mỗi tỉnh và thành phố có các trường đại học, trung tâm nghiên cứu, và các viện nghiên cứu khác dưới quyền kiểm soát của chính quyền và những học giả thuộc các cơ quan này phải tuân theo mệnh lệnh của chính quyền khi được giao một nhiệm vụ chính trị. Số các cuộc nghiên cứu được thực hiện về chủ đề này vì thế mà rất lớn.

Vào ngày 18 tháng 12 năm 2007, thủ trưởng của Đảng Cộng sản Hồ Cẩm Đào, sau khi nghe bản báo cáo của hai học giả về tôn giáo, đã nói với Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rằng, “Từ các tầm cao chiến lược, trong các hoàn cảnh mới, chúng ta phải hoàn toàn nắm được tầm quan trọng của công tác tôn giáo.”

Điều này có nghĩa là ĐCSTQ sẽ tiếp tục sử dụng sức mạnh của toàn bộ quốc gia để toàn diện “chuyển hóa” các tín ngưỡng của các bộ phận xã hội. Sự sợ hãi của ĐCSTQ đối với tự do tôn giáo đã đi vào tận xương tủy của đảng, và ngay tại chính thời điểm này, một nhóm tín ngưỡng lớn trong xã hội Trung Quốc đang phải trải qua một khảo nghiệm tàn nhẫn.

Tiến sĩ Sun Yanjun là một phó giáo sư ở Khoa Tâm lý học thuộc Trường Đại học Sư phạm Thủ đô ở Bắc Kinh. Vào năm 2008, ông đã được cử đến Trường Đại học Hawaii với tư cách là một học giả thỉnh giảng. Vào năm 2009 ông đã công khai thoái xuất khỏi ĐCSTQ và hiện đang sống ở Hoa Kỳ. Ông thấy mình may mắn là trong thời gian ở Trung Quốc, ông đã chưa bao giờ bị yêu cầu làm nghiên cứu để bức hại người khác. Bài báo này lần đầu tiên được đăng trên Tuần báo Kỷ nguyên mới (New Epoch Weekly).

Theo Vietsoh


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc