Home » Chia sẻ, Cuộc sống số » Tranh luận về nạo phá thai

Tiến sĩ Jennifer Wilson, một nhà hoạt động xã hội và chuyên gia tư vấn tâm lý Úc, lên tiếng kêu gọi phụ nữ cần cẩn trọng và sáng suốt trong vấn đề nạo phá thai.

[title]

Phụ nữ cần có những nhìn nhận sáng suốt khi đưa ra quyết định nạo phá thai. (ABC)

Tóm lược

  • Tiến sĩ Jennifer Wilson, tác giả bài viết bày tỏ quan điểm về vấn đề nạo phá thai đăng trên mục bình luận của trang mạng Cơ quan Truyền thông Quốc gia Úc (ABC), là một nhà hoạt động xã hội, bình luận chính trị, nhà văn và chuyên gia tư vấn tâm lý tại Úc.

Mỹ: nỗ lực bảo vệ dịch vụ y tế cho phụ nữ

Tại Mỹ, chính phủ liên bang có quan điểm hạn chế việc nạo phá thai (NPT). Điều này được thể hiện thông qua những nỗ lực của Đảng Cộng Hòa trong việc kêu gọi cắt giảm ngân sách tài trợ cho tổ chức Planned Parenthood.

Đây là tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản dành cho phụ nữ như: siêu âm phát hiện ung thư cổ tử cung, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh thai, kiểm tra phát hiện ung thư vú cũng như tiến hành điều trị cho 4 triệu bệnh nhân bị mắc các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hàng năm.

Lý do chính của việc kêu gọi cắt giảm tài trợ trên là nhằm hạn chế việc sử dụng tiền đóng thuế của người dân vào các mục đích có liên quan đến NPT.

Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có 3% trong tổng số các dịch vụ y tế của tổ chức Planned Parenthood là có liên quan đến NPT và chỉ dành cho một số nhóm đối tượng nhất định như nạn nhân của hiếp dâm, loạn luân hoặc những thai phụ bị đe dọa tính mạng bởi việc mang thai. Ngoài những nhóm đối tượng này ra thì bất cứ một khoản chi nào dành cho các dịch vụ NPT khác đều là bất hợp pháp.

Sự quyết tâm của các chính trị gia bảo thủ trong việc ngăn cấm các dịch vụ NPT đã dẫn tới việc tổ chức Planned Parenthood bị chính phủ cắt giảm tài trợ và hạn chế tất cả các dịch vụ chăm sóc y tế dành cho người nghèo và phụ nữ có thu nhập thấp ở Mỹ.

Ngay sau đó, các nhóm phụ nữ đã tổ chức rất nhiều cuộc biểu tình lớn nhằm phản đối chính sách trên. Hiện nay, tổ chức Planned Parenthood vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.

Úc: tranh luận dữ dội

Trong khi ở Mỹ, các lực lượng thủ cựu có âm mưu tước bỏ quyền của phụ nữ trong vấn đề NPT thì tại Úc, nhiều phụ nữ hoạt động xã hội lại ‘chiến đấu’ để bảo vệ nó.

Vào tuần đầu tháng 4/2011, bà Evelyn Tsitas, cựu phóng viên của nhật báo Herald Sun, đã lên tiếng chỉ trích bà Melinda Tankard-Reist, một người tham gia các chiến dịch vận đống chống lại nạn NPT.

Bà Reist cho rằng NPT có thể gây ảnh hưởng lâu dài về mặt tâm lý cho phụ nữ và mỗi ca NPT đều gây ra những nỗi đau âm ỉ cho người trong cuộc. Vì vậy, NPT là một việc làm nên tránh.

Bà Tsitas đã ‘đập’ lại quan điểm của bà Reist và cho rằng trong rất nhiều trường hợp, NPT là một sự ‘giải thoát’ và vì vậy, “NPT có thể là một lựa chọn mang tính tâm lý, đặc biệt là đối với những phụ nữ không muốn mang thai”.

Tuy nhiên, bà Tsitas cũng cho biết: “Tôi không có thời gian trò chuyện với những người bị suy sụp do NPT. Chắc chắn là họ không hề muốn làm điều đó”. Theo bà, nguyên nhân khiến họ buồn đau là vì họ rất muốn sinh đứa bé nhưng lại không đủ bản lĩnh để giữ nó.

Nói một cách khác, bà Tsitas cho rằng những nỗi đau trong thời kì hậu NPT mà bà Reist đề cập là không chính đáng bởi những phụ nữ đã quyết định NPT là những người có ‘vấn đề’ về mặt nhân cách nên việc bỏ đi đứa trẻ cũng không khiến họ ăn năn, hối hận nhiều.

NPT là vấn đề rất phức tạp

Một điểm đáng chú ý trong quan điểm của bà Tsitas và bà Reist là mức độ quan tâm của họ tới cảm xúc của phụ nữ trong vấn đề NPT.

Họ đều đưa ra quan điểm dựa trên cơ sở đạo đức và những suy nghĩ, cảm xúc của các thai phụ trong việc NPT. Đây là các nguyên nhân chính dẫn đến sự đấu tranh về ý thức hệ của những nhà làm luật pháp.

Nếu một phụ nữ không có được những cảm xúc thông thường trong vấn đề này thì họ sẽ dễ dàng trải qua thời kì hậu NPT khó khăn và khi đó sẽ trở thành người đứng bên ngoài các định kiến xã hội.

Thông qua việc bày tỏ quan điểm của mình, dường như cả hai bà Tsitas và Reist đều cố gắng đưa ra ‘chuẩn mực’ để kiểm soát hành vi của phụ nữ trong vấn đề NPT.

Tuy nhiên, ‘chuẩn mực’ của bà Tsitas và Reist lại trái ngược với sự quan tâm đến cảm xúc, tâm trạng của phụ nữ được thể hiện thông qua quan điểm của hai bà.

Nó thể hiện rằng hai bà chưa thể hiểu được những trải nghiệm của việc NPT là rất phức tạp, đầy khác biệt và mang tính cá nhân cao.

“Hãy bỏ qua các vấn đề về đạo đức”

Tiến sĩ Jennifer Wilson, bày tỏ ý kiến cá nhân rằng: “Điều chúng ta mong đợi ở phụ nữ là họ hãy bỏ qua các vấn đề về đạo đức khi quyết định hành động (NPT hay không). Những tâm trạng như buồn đau, day dứt khôn nguôi và sự giám sát về mặt ý thức hệ từ những phụ nữ khác, cho thấy rằng họ thiếu bản lĩnh”.

Theo Tiến sĩ Wilson, nhiều phụ nữ cho thấy họ không có đủ khả năng tự quyết đoán và phải cần đến sự tư vấn của những người ở những vị trí được coi là ‘đạo đức’ hơn và thường vịn chặt vào ý thức hệ một cách cứng nhắc, để đưa ra ‘chuẩn mực’ họ phải làm gì, phải giữ cảm xúc như thế nào… khi họ NPT.

Nhận định về cuộc tranh cãi của cựu phóng viên Evelyn Tsitas và bà Melinda Tankard-Reist, Tiến sĩ Wilson cho rằng cả hai người dường như đều không thực sự quan tâm đến những phụ nữ NPT và chỉ ủng hộ những người hành động theo đúng quan điểm của mình.

“Một minh chứng cho luận điểm này là Tsitas nói rằng bà không có thời gian dành cho những phụ nữ trải qua nỗi đau sau NPT. Còn bà Reist thì đã đi quá xa khi liên hệ NPT và ung thư vú trong một bài hùng biện chống lại nạn NPT, vì vậy, quan điểm của bà cũng đã quá rõ ràng: bà sẵn sàng chỉ trích phụ nữ là ngu ngốc nếu như họ vẫn tiếp tục NPT”, Tiến sĩ Wilson viết.

Bên cạnh đó, các nhà chính trị mộ đạo đã đưa tín ngưỡng của họ vào việc lập pháp ở Úc. Một ví dụ điển hình là trước đây, thượng nghị sĩ công giáo Brian Harradine của bang Tasmania, đã dùng quyền lực của mình để đề ra quy định rằng các khoản viện trợ của tổ chức AusAID sẽ không được phép sử dụng vào mục tiêu cấp học bổng về giáo dục kế hoạch hóa gia đình cho ứng viên ở các nước nhận viện trợ cũng như loại bỏ các khóa nghiên cứu đặc biệt về quyền và sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Trong một số trường hợp, chính sách này còn thậm chí vi phạm nhân quyền của các ứng viên nữ vì nó khiến cho họ bị từ chối cấp học bổng. Ngoài ra, ông Harradine cũng thành công trong việc cấm phụ nữ Úc không được phép mua thuốc tránh thai khẩn cấp RU486 nếu như chưa được phép từ các cơ quan có thẩm quyền.Lệnh cấm này đã được xóa bỏ sau một cuộc bỏ phiếu về lương tâm năm 2002.

Vì vậy, Tiến sĩ Wilson trong bài viết cũa mình đã lên tiếng kêu gọi phụ nữ Úc cần phải cẩn trọng và có sự suy xét sáng suốt trong việc nhận định quan điểm, động cơ của những người có thể tác động đến suy nghĩ của họ trong vấn đề NPT.

“Không khó để có thể hiểu được động cơ của các nhà phê bình trong việc bày tỏ quan điểm của mình về NPT. Nếu họ thực sự quan tâm đến phụ nữ thì họ sẽ ủng hộ tất cả những thai phụ đã từng NPT, còn nếu không thì họ chỉ ủng hộ những ai có cùng quan điểm và làm theo họ mà thôi”, bà Wilson nhận định.

Theo bayvut


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc