Home » Kinh doanh » Chính phủ kiên định mục tiêu tăng GDP 6% cả năm
Dự báo tăng trưởng có thể khả quan, nhưng Chính phủ chỉ đặt mục tiêu cả năm ở mức 6% để đảm bảo ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

nhận định được đưa ra hồi cuối tháng 5.

Mức tăng trưởng nêu trên thấp hơn so với mức 6,16% của cùng kỳ 2010 cũng như mục tiêu 7-7,5% được Quốc hội phê duyệt hồi cuối năm ngoái. Ngay cả với mục tiêu đã được Chính phủ điều chỉnh tại Nghị quyết thường kỳ tháng 5 (cho cả năm 2011), con số này vẫn thấp hơn khoảng 0,4%.

Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2011. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2011. Ảnh minh họa: Hoàng Hà


Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, trong bối cảnh kinh tế – xã hội trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn, cộng với tác động của các biện pháp thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, kết quả nêu trên là rất tích cực. Tuy vậy, báo cáo cũng chỉ ra không ít tồn tại của nền kinh tế, cần sớm được khắc phục trong 6 tháng cuối năm.

Cụ thể, lạm phát, tuy đã từng bước được kiềm chế nhờ việc thực hiện các giải pháp của Nghị quyết 11 nhưng vẫn còn ở mức cao. CPI tháng 6/2011, so với tháng 12 năm ngoái đã tăng khoảng 13%. Tức là gấp đôi so với chỉ tiêu 7% được Quốc hội phê duyệt. Thực tế này đã khiến Chính phủ phải điều chỉnh chỉ tiêu cả năm lên 15% tại Nghị quyết tháng 5. Tuy nhiên, đây vẫn là một mục tiêu hết sức khó khăn.

Mặt bằng lãi suất, trong khi đó, vẫn đang ở mức cao, ảnh hưởng sâu rộng tới sản xuất kinh doanh. Lãi suất huy động vốn bình quân hiện đã tăng 3% so với cuối năm 2010. Chênh lệch giữa lãi huy động và cho vay khá lớn (khoảng 3-4%). Việc vay vốn của một bộ phận doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó khăn. Nhiều đơn vị vì thế mà làm ăn thua lỗ, phải thu hẹp sản xuất… Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có xu hướng gia tăng.

Cùng với đó, nhập siêu của nền kinh tế sau 6 tháng ước khoảng 7,5 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số 6,7 tỷ USD của 2 quý đầu năm 2010. Mức nhập siêu này hiện tương đương 18% giá trị xuất khẩu, cao hơn khoảng 2% so với mục tiêu mà Nghị quyết 11 đề ra. Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (đăng ký và tăng thêm) chỉ đạt 95% cùng kỳ.

Báo cáo nhận định tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm, với hiện trạng nêu trên, sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn sẽ kiên định thực hiện một số mục tiêu đã đề ra, trong đó có việc đảm bảo tăng trưởng GDP ở mức 6%.

Đây là con số được các nhà điều hành coi là hợp lý để vừa duy trì – phát triển sản xuất, vừa chống lạm phát… cho dù nếu “thả sức”, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 6-6,5% trong năm nay. Một số mục tiêu khác như CPI dưới 15%, tăng trưởng tín dụng dưới 20%, phấn đấu giảm bội chi ngân sách xuống khoảng 5% GDP (phấn đấu xuống 4,8%)… cũng sẽ được duy trì.

Để thực hiện các mục tiêu này, Chính phủ dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ – thận trọng, hài hòa với chính sách tài khóa thắt chặt. Cơ quan quản lý cũng sẽ tăng cường kiểm soát giá, thị trường, đảm bảo ổn định cung – cầu hàng hóa. Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ tích cực xây dựng các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cũng như thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế…

Nhật Minh

Theo vnexpress

Chuyên đề: , , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc