Home » Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm, Xã hội » Đại biểu quốc hội: Cần xóa cơ chế ‘đảng cử dân bầu’
Cần xóa cơ chế “Đảng cử dân bầu” đó là kiến nghị của trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa tại phiên thảo luận Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) ngày 16.6.2014. Vậy trên thực tế cơ chế này là gì và tại sao cần phải xóa bỏ?
Các lãnh đạo đảng cộng sản Việt nam từ phải sang: Chủ tịch Trương tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Các lãnh đạo đảng cộng sản Việt nam từ phải sang: Chủ tịch Trương tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. AFP

Điều 69 Hiến pháp Sửa đổi năm 2013 quy định rõ: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Quốc hội của đảng hay của dân?

Theo quy định thì các đại biểu quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Thông qua các đại biểu và thông qua Quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước

Song trên thực tế từ nhiều chục năm qua Quốc hội Việt nam được dư luận đánh giá là một bức bình phong trang trí, nhằm hợp thức hóa các nghị quyết của Đảng CSVN. Có tới trên 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên đảng CS.

Giải thích nội dung của cơ chế “Đảng cử, dân bầu”, Nhà báo Mai Dũng từ Hà nội cho rằng: đó là thứ cơ chế để hợp thức hóa quyền lãnh đạo của Đảng CSVN, mà trong đó tất cả những chức vụ quan trọng của nhà nước đã được Đảng xắp xếp trước. Quốc hội chỉ làm một công việc là hợp thức hóa những gì Đảng đã sắp đặt, ngay bản thân Quốc hội cũng do Đảng sắp xếp trước, rồi để người dân bầu lên theo lối “Đảng cử, dân bầu”, cho nên Quốc hội này cũng là Quốc hội của Đảng.

Theo ông chính vì lý do Đảng CSVN thao túng toàn bộ nên người dân không có một tác động gì vào bộ máy nhà nước.

Nhà báo Mai Dũng nói với chúng tôi:

“Hiện nay việc đi bầu cử là như thế, dân thì đi bầu theo danh sách Đảng cử ra, như thế người ta gọi là cơ chế Đảng cử, dân bầu. Cái này toàn dân thấy rõ là cái việc hết sức kỳ cục, thế nhưng cũng chả biết làm sao? Đến nỗi mấy cái ông được Đảng cử ra cũng tự thấy quá áy náy, nên các ông ấy phải đưa vấn đề này ra trước Quốc hội”.

Các đại biểu quốc hội đều giơ thẻ đảng đồng ý, nhất trí...(minh họa)

Các đại biểu quốc hội đều giơ thẻ đảng đồng ý, nhất trí…(minh họa)

Nói về vai trò của Quốc Hội có là cơ quan quyền lực cao nhất và đại diện cho nguyện vọng của người dân hay không? Bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước VN cho rằng: trên thực tế các đại biểu Quốc hội VN đã không làm đúng và đủ trách nhiệm của mình đối với cử tri. Theo bà đây là hậu quả của cơ chế “Đảng cử, dân bầu.

Bà Dương Thu Hương nói:

“Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi Đại biểu Quốc hội là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên nếu là một Đại biểu quốc hội, vừa là đảng viên vừa là Đại biểu quốc hội thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử tri mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình. Và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri.”

Cơ chế “Đảng cử, dân bầu”: vừa đá bóng anh vừa thổi còi

Khi được hỏi tại sao cần phải xóa bỏ cơ chế “Đảng cử, dân bầu”? Nhà báo Nguyễn Vũ Bình thấy rằng người dân bây giờ, ai cũng biết rằng các kỳ bầu đại biểu Quốc hội là trò hề bầu cử do Đảng bày ra, không có tí gì gọi là dân chủ cả. Thực chất đây là những cuộc bầu cử áp đặt. Nhưng họ vẫn buộc phải đi bầu để khỏi bị công an quấy rầy, chứ thực ra đây đâu phải là thực hiện quyền công dân một cách đúng nghĩa.

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình nói với chúng tôi:

“Cơ chế này chủ yếu để nhằm hợp thức hóa quyền lãnh đạo của Đảng CS, do vậy nó có rất nhiều chi tiết, tình tiết đã áp đặt và đã làm tới mức mà nó đi vượt quá. Đã không để lại chút gì cho quyền lực của người dân cả”

Nhà báo Mai Dũng thấy rằng việc bầu cử ở VN hiện nay chỉ là một màn kịch do Đảng đạo diễn, hoàn toàn không minh bạch, thiếu dân chủ và công bằng. Những ứng cử viên hầu hết do Đảng nắm và chỉ đạo, kể cả việc để cho ai trúng cử cũng do Đảng quyết định từ trước. Không những thế, việc đưa các ứng cử viên ở khu vực khác về những nơi mà cử tri không hề biết về họ, đó là việc làm có chủ đích nhằm làm rắc rối vấn đề. Theo ông việc chấp nhận cho các ứng cử viên tự do với tỷ lệ rất thấp cũng chỉ là hình thức, vì thực chất các ứng cử viên phải thông qua sự xét duyệt của Mặt trận Tổ quốc – một cánh tay đắc lực của Đảng thì việc đó hoàn toàn vô nghĩa.

Nhà báo Mai Dũng nói:

“Trong chuyện minh bạch thì hoàn tòan không khả thi, bởi vì các cơ quan bầu cử hoàn toàn do các cơ quan Đảng điều hành kiểm soát. Cho nên là liệu điều đó có minh bạch được không? Tôi nghĩ rằng đấy là việc hoàn toàn không có minh bạch. Anh vừa đá bóng anh vừa thổi còi thì sao có minh bạch được?”

Nói về các giải pháp để tiến tới xóa bỏ cơ chế “Đảng cử, dân bầu” ở VN hiện nay, Nhà báo Nguyễn Vũ Bình thấy rằng trước hết phải để người dân được quyền tự do ứng cử. Đồng thời các tiêu chuẩn và các thủ tục không được tạo ra bất kể sự phân biệt nào giữa các đối tượng ứng cử, như: không được đưa ra vấn đề lý lịch, tôn giáo; không có chuyện xét duyệt của Mặt trận Tổ quốc hay tổ dân phố và những hành động khác có thể tạo ra sự phân biệt.

Theo ông, ngoài tự do ứng cử còn phải có các hội đồng bầu cử độc lập, trung thực và hoạt động của chúng phải được giám sát một cách chặt chẽ.

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình nói:

“Tất nhiên là Đảng người ta phải cử, nhưng họ phải để dân cũng được cử và dân tụ ứng cử nữa. Quan trọng là người dân phải bỏ phiếu trung thực và có một Hội đồng bầu cử phải là của người dân. Đơn giản vậy thôi”

Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa phát biểu tại một kỳ họp Quốc hội

Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa phát biểu tại một kỳ họp Quốc hội

Nhà báo Mai Dũng nhận xét rằng cơ chế “Đảng cử, dân bầu” là hệ quả của thể chế chính trị độc đảng, độc tôn chính trị của Đảng CSVN, họ không muốn phân chia quyền lực với bất kỳ ai. Do vậy muốn xóa bỏ cơ chế “Đảng cử, dân bầu” ở VN thì nhất thiết phải để người dân có quyền thực sự để lựa chọn các đại biểu của mình vào Quốc hội.

Nhà báo Mai Dũng nói:

“Để xóa bỏ cái cơ chế bầu cử này đi thì chắc chắn một điều là sẽ phải thay đổi cơ chế thôi. Cần thay đổi một thể chế chính trị cho dân chủ như các nước dân chủ khác trên thế giới”

Dân chủ là chế độ chính trị thể hiện quyền lực thuộc về nhân dân. Người dân thực hiện các quyền của mình bằng cách trực tiếp hoặc bằng cách chọn ra các đại biểu để đảm nhiệm các công việc trong bộ máy nhà nước. Và chỉ có như thế mới tạo ra một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.

Anh Vũ

Theo rfa

Chuyên đề: ,

7 ý kiến dành cho “Đại biểu quốc hội: Cần xóa cơ chế ‘đảng cử dân bầu’”

  1. Nguyễn Sơn 25/06/2014

    Chính xác!

    Để đất nước phát triển được bằng các nước trong khu vực thì đây là bước đầu tiên phải thực hiện. Nếu không, VN vẫn sẽ dậm chân tại chỗ và chịu sự bắt nạt của TQ và sự coi thường của bạn bè thế giới như hiện nay !!!

    Reply
    • buôn dưa 26/06/2014

      Cơ chế “Đảng cử dân bầu” là vì Đảng lo lắng sợ mất quyền lực lãnh đạo chứ thực chất không phải là lo lắng cho Quốc gia, Dân tộc.
      Cái được của cơ chế này là: XH ổn định về chính trị (do việc áp đặt mang lại)
      Cái mất là: XH sống trong mơ màng về sự ổn định giả tạo mà ẫn chứa bên trong là nguy cơ suy vong.
      Một Đảng hay nhiều Đảng không phải là vấn đề mà người dân VN quan tâm. Cái mà Dân quan tâm là Hệ thông Cầm quyền đảm bảo mang lại những lợi ích chính đáng gì mà mỗi người dân được hưởng.
      Rất tiếc: Tiếng nói của người dân VN ít khoặc không được coi trọng trong một thời gian dài đến ngày nay. Nên mới có chuyện quan chức tham ô hàng ngìn tỉ (đấy là chưa kể đến những “ngài” chưa bị lộ vẫn đang ngày đêm đục khoét), một điều đáng nói nữa là người Dân ai cũng biết về những ông quan to kể trên, duy chỉ có người được Hệ thống giao nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm thực thi là không biết (mọi ngóc ngách trong đời sống KT-XH nói chung), đa số các vụ họ chỉ biết khi những nhóm quyền lợi tự khui nhau ra mà thôi.
      Một Quốc gia ngèo như VN mà có những ông quan “tham ô to” như mấy ông bị lộ vừa rồi khiến TG phải kính nể thì nói chuyện Dân chủ chỉ là chuyện trên trời.

      Thật sự thì Đảng ta không phải là kém cỏi mà vấn đề là những người kém cỏi trong Đảng hơi bị nhiều, trong khi đâu đâu cũng thấy Đảng làm lãnh đạo dẫn đến việc chỗ nào cũng thấy bệnh thành tích, hình thức, chiếu lệ, hệ lụy là tạo ra phe cánh, phe cánh tạo ra nhóm lợi ích, nhóm lợi ích đục khoét và tạo thêm vây cánh, .. cứ luẩn quẩn mãi, nhì nhằng quá.

      Reply
      • phan dang cong duy 26/06/2014

        ok, đó là hiện trạng hiện nay,nhưng làm sao để thoát khỏi hiện trạng này?

        Reply
        • buôn dưa 01/07/2014

          giải pháp chính là “tít đầu đề” của bài viết của Anh Vũ đó bạn.
          Bầu cử của VN là không minh bạch, không công bằng, không dân chủ (nhất là việc bầu những vị trí quan trọng và càng lên cao càng mờ ám) đó là chưa nói đến việc nhiều vị trí cần phải bầu thì ta lại dùng “cơ chế” bổ nhiệm.
          chúng ta là chế độ 1 đảng cầm quyền và lãnh đạo, không cho phép các đảng phái khác được thành lập, hoạt động. Cái này cũng được, nhưng là tiền đề cho sự lạm quyền. Vì hoàn toàn không có ai phản biện.
          chúng ta hay nói Dân giám sát, dân kiểm tra, cái gì cũng của dân, do dân, vì dân. Thực chất đây là những câu “mị dân” vì nó phản ánh điều ngược lại thì đúng hơn nếu nhìn vào thực tế.
          Dân ta thì hiền, trình độ dân trí theo thống kê là rất cao, nhưng đó là kết quả của bệnh thành tích. Chúng ta là nước nghèo, nghèo vì vô vàn lý do và bạn chỉ cần nhìn xung quanh gần nhà minh sẽ hiểu vì sao chúng ta nghèo.
          Hy vọng là thế hệ chúng ta sẽ có chút thay đổi và thế hệ sau sẽ thực sự thay đổi.

          Reply
  2. Trần Y Dân 13/07/2014

    Từ cải cách ruộng đất,đấu tranh giai cấp, thời bao cấp tem phiếu, cải tạo tư sản, tập đoàn tập thể, ngăn sông cấm chợ….cho đế khi…đổi mới…chống tham nhũng…kết quả làm ăn của các tập đoàn….quả đấm thép..chứng tỏ đảng…TA…luôn tài tình…đối sách vụ…Biển Đông …cho đến hôm nay vẫn tài tình….cho nên: ĐẢNG ĐÃ CHO TA …SÁNG MẮT, SÁNG LÒNG…..

    Reply
  3. Tang yến 16/11/2014

    Đảng cư người tham gia vào Quốc hội thì để người đó đi vận động cử tri bầu cử cho mình;Người do đảng cử phai tranh luận với người tự ứng cử về vai trò trách nhiệm khi làm đại biểu của dân thực hiện nguyện vọng của cử tri đã bầu ra họ. Hiện nay cái cụm tư:” Dân biết, dân bàn , dân làm, dân kiểm tra” chi la những ngôn từ sáo rỗng lừa gạt trên nghị trường chính trị.

    Reply
  4. giang 21/11/2014

    Hồi đi học cứ câu hỏi về nhà nước mà phang vô: Nhà nước của dân, do dân và vì dân là được 10 điểm. Mị dân thì có.
    Còn cái tin về lời kiến nghị, tôi search trên mấy báo “chính thống” làm gì có đăng. Làm sao mà dân đọc được mà biết mình đang được hưởng dân chủ ntn.Hi vọng hão

    Reply

Ý kiến bạn đọc