Home » Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm, Xã hội » Những dự án làm biến dạng sông Hồng đang chờ duyệt
Đồng bằng sông Hồng được xem là chiếc nôi văn minh người Việt từ ngàn xưa. Sông Hồng kết hợp với núi Tản Viên tạo thành thế núi chầu sông tụ, tạo ra linh khí cho người việt khắp cả khu vực bắc bộ.

Thế nhưng đến ngày nay nhiều dự án xây dựng đã phá hỏng mất địa thế huyết mạch sông hồng. Mới đây nhất là thêm 2 dự án đang chờ duyệt là dự án xây dựng 5 – 7 đập nước phục vụ nông nghiệp, và dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO.

dự án xây dựng 5 – 7 đập nước phục vụ nông nghiệp

Trước thực trạng 10 năm trở lại đây, nhiều đoạn sông Hồng cạn trơ đáy ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân và sản xuất nông nghiệp.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải xả nước cho thủy nông, nhưng lượng nước chảy vào cho thủy nông chỉ có 20%, còn lại chạy ra biển. Sau khi hết đợt xả nước thì nước lại cạn như cũ.

Bộ NN&PTNT đề xuất xây dựng 5-7 đập dâng trên sông Hồng nhằm tăng mực nước ngầm và cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp.

Dự kiến năm 2016 nhóm nghiên cứu phải tìm ra các vị trí đặt công trình và đề xuất được giải pháp, năm 2018 sẽ kết thúc đề tài nghiên cứu.

Tuy nhiên đề xuất này đã gặp phải sự phản đối của các chuyên gia. TS Đào Trọng Tứ, chuyên gia mạng lưới sông ngòi lại không đồng ý với điều này, báo Tiền Phong dẫn lời ông Tứ cho rằng trên thế giới việc ngăn sông qua thủ đô cũng có nhưng rất hạn chế và không phải ở đâu cũng làm được, ông cũng cho rằng không thể chấp nhận một dòng sông qua thủ đô biến thành hồ, còn cả về vấn đề tâm linh phong thủy khác nữa.

Việc làm đập cao su trên sông hồng cũng có ý kiến phản đối vì thuyền bè đi lại nhiều, việc xây đập như vậy sẽ cản trở giao thông.

giao-thong-song-hong-1
Giao thông đường thủy trên sông Hồng (ảnh ant.vn)

Mặt khác việc xây những con đập này có thể giải quyết nước ở Hà Nội, nhưng các vùng hạ du như Hà Nam, Thái Bình sẽ thiếu nước phục vụ nông nghiệp.

Qua nhiều công trình xây dựng trên sông hồng, kinh nghiệm đã cho thấy rằng khi làm bất cứ một điều gì thì cần phải xét trên tổng thể, nếu không, một công trình giải quyết được một vấn đề nào đấy, nhưng nó mang lại tác hại khác lâu dài và to lớn hơn.

Ông Nguyễn Ty Niên, nguyên Cục trưởng Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão (Bộ NN&PTNT) nói trên báo Đất Việt rằng: “Khi “làm việc” với sông Hồng, phải đảm bảo 4 điểm huyệt trên sông là cống Liên Mạc, cửa Đuống, cảng Vĩnh Tuy và cửa Bắc Hưng Hải. Nếu ảnh hưởng đến các điểm huyệt này là ảnh hưởng đến hàng chục triệu người và trên 40 vạn ha đồng bằng sông Hồng”

Ông Niên cho rằng thay vì xây dựng các đập dâng hết sức phản khoa học và tốn kém, có thể xây dựng các trạm bơm lớn để giải quyết vấn đề nước tưới tiêu cho các tỉnh .

Về việc làm các đập bằng bê tông ông Niên cũng có ý kiến trên báo Đất Việt rằng: “Nếu đặt kết cấu đập bê tông khối lên sông Hồng sẽ vô cùng tốn kém trong khi hiệu quả đến đâu chưa thể đánh giá hết, ví dụ những vấn đề môi trường, nó có bồi lấp hay không, lũ lên có cuốn phăng đi không. Mà khi lũ lên, các cây cầu như cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì… có bị văng ra vì những va đập của dòng sông không?

Còn về giao thông, nói làm đập nhỏ, sát lòng sông, giữ mực nước 2m thì cao trình đập chỉ 4m. Khi sông Hồng có lũ lên 5-6m, tàu thuyền đi thế nào? Có va vào các trụ đập ở dưới không? Bởi vậy, nếu Nhà nước duyệt đề tài này, tôi cho rằng sẽ phí tiền”

dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dựa trên đề xuất của Công ty TNHH Xuân Thiện (thuộc Tập đoàn kinh tế Xuân Thành) để trình Thu tướng chính phủ xét duyệt dự án này.

Theo đó sẽ xây dựng 6 đập dâng nước và âu tàu, xây dựng 6 nhà máy thủy điện, 7 cảng dọc tuyến từ Hà Nội đến Lào Cai.

Dự tính chi phí đầu tư của dự án là 24.510 tỷ đồng, trong đó là đầu tư bỏ ra 30%, còn lại là dùng vốn vay thương mại.

Về dự án này GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đã có ý kiến trên báo Đất Việt rằng: Nếu thực hiện dự án này đất của đồng bằng sông Hồng sẽ sụt xuống, mực nước còn xuống thấp hơn, nước biển tràn vào. Các tỉnh ven biển như Thái Bình, Nam Định sẽ gặp hiểm họa trước tiên, cả vựa lúa đồng bằng sông Hồng sẽ bị mất.

Hai bờ sông Hồng sẽ bị phá rộng ra vì hết bùn cát, làm cho toàn bộ diện mạo của đồng bằng ông Hồng, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội bị xâm phạm, thậm chí biến mất. Liệu ta có đủ tiền đầu tư để làm các đê chống?

Các nhà máy thủy điện sẽ không phục vụ gì cho nông nghiệp bởi chúng chỉ mở nước khi phát điện.

Một khi mất sông Hồng chúng ta sẽ mất nông nghiệp. “Sông Hồng là mạch máu, là tài sản quốc gia nhưng nó không chỉ có một dòng sông mà cả hệ thống sông Đuống, sông Luộc, sông Thái Bình và nhiều nhánh khác. Nếu sông Hồng bị khống chế nước thì toàn bộ các dòng sông nhánh sẽ chết. Theo nghiên cứu địa chất, khi ấy đồng bằng sông Hồng sẽ bị tụt xuống, cộng với nước biển dâng, Việt Nam sẽ mất hẳn đồng bằng sông Hồng.

Chúng ta tự hào về văn minh lúa nước sông Hồng, mất sông Hồng là mất đi nền văn mình đời Hùng Vương để lại, liệu cháu con đời đời có nhắc đến chuyện này không?“, GS Hồng trăn trở trên báo Đất Việt.

Ông Hồng cũng có mối lo khác là chủ đầu tư sẽ chuyển giao dự án cho Trung Quốc: “Xuân Thiện muốn vay được 70% vốn thương mại thì phải có vốn điều lệ lên tới 7.300 tỷ đồng trong khi vốn pháp định của doanh nghiệp chỉ có khoảng 1.200 tỷ đồng, liệu tổ chức nào cho họ vay? Nếu phá sản, không loại trừ khả năng họ bán dự án nước ngoài. Cho nên chủ đầu tư nói sẽ vay bằng nhiều nguồn, nhưng về kinh tế, rõ ràng họ không đủ năng lực”

Một khi chuyển giao cho Trung Quốc thì mỗi khi chúng ta cần xả nước đều phụ thuộc vào họ như thế rất nguy hiểm.

Mặt khác mọi hoạt động giao thương, đi lại bằng đường thủy đều phụ thuộc vào hệ thống cảng của nhà đầu tư.

tất cả hoạt động giao thương đường thủy của người dân sẽ phải chịu thêm một khoản phí mà nhà đầu tư đề xuất là 10.000đ/tấn cho đoạn Việt Trì-Yên Bái, 40.000đ/tấn cho đoạn Yên Bái – Lào Cai. Như vậy, chỉ với quãng đường chưa đầy 100km từ Việt Trì tới Yên Bái, một xà lan trung bình 1000 tấn sẽ phải chịu mức phí tới 10 triệu đồng.

Sông Hồng – đường kinh mạch của nước Việt

Các đường kinh mạch trong thân thể người là rất quan trọng, giúp khí được lưu thông, khiến cơ thể người khỏe mạnh, khí ứ tắc khiến cơ thể ốm yếu bệnh tật xuất hiện. Các nhánh sông cũng như các đường kinh mạch trong thân thể vậy. Sông được lưu chuyển không ứ tắc sẽ giúp luân chuyển luồng sinh khí cho vùng đó. Ngược lại lại sông ứ tắc, thì khí bị trì trệ, không còn tạo ra được sinh khí nữa.

Cùng với núi Tản Viên, sông Hồng trở thành tinh hoa của văn hóa Việt từ bao đời nay, đây được xem là đại long mạch của nước Việt, vì thế lịch sử từ xưa đến nay, làm bất cứ công trình nào, không ai dám động đến long mạch của sông Hồng, không dám phá hỏng tự nhiên đã giúp hình thành nên chiếc nôi văn hóa của người Việt.

Chỉ là gần đây, chính sự phát triển của các công trình, đã san lấp can thiệp thô bạo vào tự nhiên mà phá hỏng mất thế phong thủy của sông Hồng, khiến con sông này ngày càng khô cạn.

Nhất là vào năm 2001 lấp sông Tô Lịch, cắt đứt quan hệ với Hồ Tây và ngã ba tam hợp với sông Thiên Phù và sông Nhuệ thông với sông Hồng. Khiến cả một dòng sông dài không còn luân chuyển nước nữa (sông chết), dòng sông Tô Lịch trong xanh thuở xưa thành bãi chứa nước thải.
Vì thế giờ đây mỗi khi có công trình nào ảnh hưởng đến sông Hồng, các nhà chuyên môn đều nói đến yếu tố tâm linh phong thủy của con sông này.

song-to-lich

Sông Tô Lịch sau san lấp thành con sông chết. Ảnh internet

Để con sông Hồng có đủ nước phục vụ sinh hoạt cho người dân và nông nghiệp, chỉ có cách là khôi phục dòng sông này như ban đầu, nhưng điều này rất khó thực hiện được. Còn nếu tiếp tục cải tạo biến đổi sẽ làm con sông này biến mất.

Đồng bằng sông Cửu long bị hạn hán và nước biển xâm nhập nặng vì đập thủy điện, Tây Nguyên năm nay gặp hạn hán chưa từng có vì đập thủy điện. Đồng bằng sông Hồng rồi sẽ ra sao?

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc