Home » Sức khỏe » 7 lý do khiến bạn quan tâm đến tư thế của mình
Liệu có ai muốn bị cong lưng, xệ ngực và béo bụng? Tư thế tốt đem lại nhiều lợi ích và là một cách đơn giản để duy t rì một thân thể và cơ thể khỏe mạnh (DmitriMaruta/iStock/Thinkstock)

Liệu có ai muốn bị cong lưng, xệ ngực và béo bụng? Tư thế tốt đem lại nhiều lợi ích và là một cách đơn giản để duy t rì một thân thể và cơ thể khỏe mạnh (DmitriMaruta/iStock/Thinkstock)

Trở lại những năm 1950, trẻ em thường được nhắc nhở ‘ngồi thẳng lưng’, thậm chí điều này còn được dạy ở trường. Tuy nhiên, lối sống hiện đại đã làm lu mờ tầm quan trọng của việc giữ gìn tư thế khoa học trong cuộc sống hàng ngày.
Dưới đây là 6 lý do mà Sabrina Chen-See, bác sỹ chuyên khoa chỉnh hình tại Vancouver, cảnh báo chúng ta phải nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này.
1. Tư thế sai lệch làm chúng ta bị lão hóa từ trong ra đến ngoài

Nhìn vào vóc dáng xiêu vẹo, chúng ta dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh của một người già. Khi đầu và lưng cúi thấp về phía trước, lồng ngực sẽ gặp khó khăn trong việc hít thở sâu. Nếu không có đủ lượng oxy, các gốc tự do sinh trưởng mạnh, gây tổn thương và làm chết tế bào. Tín hiệu rõ ràng hơn là sự xuất hiện nếp nhăn, da mềm nhão, khớp cứng và rối loạn chức năng nội tạng.

2. Tăng nguy cơ tổn thương

Tư thế sai lệch ảnh hưởng đến cơ chế sinh học theo ba cách:

– Trung tâm của trọng lực thay đổi, cơ thể mất cân bằng.

– Mô sẹo tích tụ, làm giảm tính linh hoạt.

– Dây thần kinh bị chèn ép và kích thích, làm ảnh hưởng đến sự phối hợp, nhanh nhẹn và tốc độ phản xạ.

Kết quả là chúng ta dễ bị té ngã, khó xử lý trên những đoạn đường nguy hiểm và có nguy cơ cao đối với những chấn thương nghiêm trọng.

3. Ảnh hưởng đến mức năng lượng của cơ thể và tâm trạng

Oxygen là thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất (carbohydrate + oxy = carbon dioxide + nước + năng lượng). Oxy thấp tạo ra ít năng lượng, gây mệt mỏi và càng làm chậm sự trao đổi chất. Không cung cấp đủ oxy lên não ảnh hưởng tiêu cực đến sự tập trung, trí nhớ và tư duy logic. Những người có tư thế sai lệch dễ dàng bị căng thẳng, thất vọng và kiệt sức.

4. Các vần đề về xương khớp

Tư thế sai lệch mãn tính kéo theo sự lệch lạc về vị trí của các khớp xương tại cột sống và các chi. Trật khớp một phần, giống như lệch trục trong xe hơi, xương bị hao mòn với tốc độ tăng dần theo thời gian. Ở cột sống bắt đầu xuất hiện dấu hiệu viêm khớp xương. Cuối cùng, nguồn canxi trở nên cạn kiệt, gây thiếu xương cục bộ (mật độ xương thấp) và thậm chí dẫn đến bệnh loãng xương.

5. Vẻ ngoài xấu xí

Hãy bắt đầu ý thức rằng những tư thế sai lệch trong tuổi dậy thì có thể dẫn đến biến dạng gần như vĩnh viễn ở tuổi trưởng thành. Chẳng ai muốn một thân hình còng queo với khuôn ngực chảy xệ và chiếc bụng to. Tư thế tốt giúp chúng ta trông cao ráo, thanh mãnh và trẻ trung hơn.

6. Tác động tiêu cực đến sức khỏe

Hệ thần kinh điều khiển mọi chức năng của cơ quan, mô và tế bào, giúp chúng thích nghi với những thay đổi ngoài môi trường và bên trong cơ thể. Ví dụ như điều chỉnh lượng axit dạ dày để tiêu hóa thức ăn, tăng hóc-môn trong quá trình rụng trứng, tăng huyết áp khi tập thể dục.

Ngoài ra, để não bộ giao tiếp với cơ thể, dây thần kinh di chuyển qua lại cột sống để đến các cơ quan. Tình trạng lệch khớp xương có thể cản trở dòng chảy của các tế bào thần kinh. Do vậy, những người có tư thế sai lệch dễ mắc bệnh, thời gian phục hồi lâu, gặp khó khăn trong tiêu hóa và thậm chí dẫn đến vô sinh.

7. Tư thế sai lệch có thể được chữa trị

Để trông khỏe khoắn, mạnh mẽ, cao ráo và trẻ trung hơn, hãy bắt đầu thay đổi theo một lối sống lành mạnh như tập thể dục, chế độ ăn uống hợp lý, chú ý đến môi trường làm việc và nghỉ ngơi.

Ngoài ra, việc điều trị với một bác sỹ chuyên khoa chỉnh hình cũng hết sức cần thiết nếu tình trạng lệch khớp đã ở mức trầm trọng. Có thể mất vài tháng hoặc lâu hơn để khắc phục các thiệt hại. Vì vậy, hãy lưu ý nhắc nhở về một tư thế khoa học cho bản thân chúng ta và những người xung quanh.

Sabrina Chen-See là một bác sĩ nhi khoa và chuyên gia nắn xương thẩm mỹ ở Vancouver. Bà là một người tin tưởng vào việc cống hiến cho xã hội và thường xuyên tình nguyện dành thời gian và kỹ năng nắn xương của mình cho cộng đồng và các sự kiện từ thiện. 

Sabrina Chen-See

theo vietdaikynguyen.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc