Đông y và y học phương Tây là hai hệ thống y học hoàn toàn khác nhau, và chúng điều trị bệnh ở các tầng diện hoàn toàn khác nhau của nhân thể. Y học phương Tây chỉ nhắm vào phần nhục thân vật chất trong thời không bề ngoài nhất, trong khi Đông y nhắm vào nhân thể ở tầng diện thâm sâu, nơi đó mới là nơi chứa đựng căn nguyên tật bệnh của người ta.
Nhân thể và vũ trụ
Thần thoại cổ đại Trung Quốc và các ghi chép lịch sử đều nói rằng, vào thời cổ đại, các Thần linh cảm ứng chuyển sinh thành các cổ Thánh tiên vương, hạ xuống thế gian, truyền thụ văn hóa, và khai sáng ra văn minh Trung Hoa. Vì vậy, văn hóa Trung Hoa là văn hóa do Thần truyền lại, hay còn gọi là văn hóa nửa Thần. Văn hóa Trung Hoa bắt nguồn từ Thần linh, nội hàm đằng sau là thông với Thần. Do đó, có một tư tưởng hạch tâm xuyên suốt văn hóa Trung Hoa, được gọi là “Thiên nhân hợp nhất” (Trời và người là một thể), đây là điểm then chốt kết nối văn hóa Trung Hoa với Thần linh.
Nếu lấy tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất” thăng hoa lên, có thể được hiểu là: nhân thể, thiên nhiên và vũ trụ là đồng dạng ở một tầng diện nào đó, chúng tương thông và hoàn toàn đối ứng với nhau. Nhân thể là một vi tự nhiên, một tiểu vũ trụ, mà thiên nhiên và vũ trụ có thể được xem là một nhân thể hồng quan .
Phần trước chúng ta đã nhiều lần giải mã Thần thoại thời viễn cổ, Thần tạo ra người theo hình tượng của chính mình. Có nghĩa là, cơ thể người được phỏng theo Thần thể mà tạo ra, vậy nhân thể và Thần thể là đồng dạng ở một tầng diện nhất định, và có đối ứng liên thông. Khi lý giải Thần thoại Bàn Cổ khai thiên tịch địa, chúng ta cũng lý giải rằng:
Ông Bàn Cổ đã tạo ra vũ trụ mà chúng ta đang sống, và vũ trụ chúng ta đang sống là cơ thể của Bàn Cổ. Hệ mặt trời, dải ngân hà và các thiên hà khác đều ở trong thân thể của Ông, là một phần cấu thành lên các tế bào của thân thể Ông. Bàn Cổ là một vị thần khổng lồ, cơ thể của Ông cũng có thể được gọi là Thần thể, nếu cơ thể của Ông là vũ trụ mà chúng ta đang ở, như vậy có thể coi nhân thể và vũ trụ có đối ứng toàn tức, là nhất thể ở một tầng diện nào đó?
Từ những Thần thoại truyền thuyết cổ xưa này, có thể lý giải nội hàm của tư tưởng Thiên – nhân hợp nhất. Đây cũng là cơ sở lý luận của Đông y.
Ví dụ, lý thuyết Tý Ngọ lưu trú của Đông y đề cập đến sự tuần hoàn của năng lượng (khí) trong mười hai kinh mạch chính của nhân thể, đối ứng với sự tuần hoàn năng lượng của mười hai địa chi của Tự nhiên thể, đối ứng với mười hai thời thần (24 giờ) vận chuyển của địa cầu trong ngày. Có nghĩa là, tuần hoàn năng lượng của nhân thể đối ứng với tuần hoàn năng lượng của trái đất, và tự nhiên thể, tuân theo các quy luật tự nhiên mà điều hòa tuần hoàn kinh lạc cùng sự cân bằng của lục phủ ngũ tạng nhân thể.
Một ví dụ khác là học thuyết vận khí trong Đông y, lấy nhân thể đối ứng với Thái dương hệ, mang lục phủ ngũ tạng nhân thể, năng lượng 12 chính kinh vận hành biến hóa, đối ứng với sự biến hóa năng lượng tuần hoàn của 10 Thiên can và 12 Địa chi, và đối ứng với tuần hoàn đại năng lượng của Đất Trời. Do đó, theo sự thay đổi của trường năng lượng của trái đất trong hệ mặt trời, có thể suy ra sự biến đổi khí hậu của tự nhiên và tác động đến cơ thể người, từ đó dự đoán và trị liệu bệnh tật.
Ngoài ra còn có lý thuyết Tạng tượng của Đông y, cho rằng tất cả các bộ phận của cơ thể người đều có đối ứng toàn tức (mỗi bộ phận đều mang tín tức của toàn bộ thân thể).
Ví dụ, phương pháp châm cứu tai phổ biến hiện nay, lấy tai đối ứng với các bộ phận trên cơ thể, điều trị các bệnh trên cơ thể con người thông qua châm cứu ở các vị trí khác nhau trên tai.
Một ví dụ khác là massage chân, cũng đối ứng với lòng bàn chân với các bộ phận khác nhau trên cơ thể con người, và đạt được mục đích điều hòa bệnh tật bằng cách xoa bóp các bộ vị khác nhau của lòng bàn chân.
Đây là tất cả các ứng dụng hiện đại của lý thuyết Tạng tượng. Sinh học của khoa học hiện đại cũng nhận định rằng bất kỳ tế bào nào trong nhân thể đều chứa tất cả thông tin của cơ thể người, nghĩa là bất kỳ tế bào nào cũng có đối ứng toàn tức với toàn bộ cơ thể người.
Tương tự như vậy, nếu vũ trụ chúng ta đang ở là cơ thể của Bàn Cổ, thì chúng ta đang ở trong cơ thể của vị Thần khổng lồ này, hệ Ngân Hà, Thái dương hệ, nhân loại v.v. đều là một phần của tế bào cơ thể của Ông. Rồi nhân thể với tự nhiên thể, nhân thể và địa cầu, Thái dương hệ, hệ Ngân Hà, vũ trụ v.v. đều là đối ứng toàn tức. Đây là cơ sở lý luận của Đông y, và cũng là nội hàm thông với Thần của Đông y.
Nhân thể là một tiểu vũ trụ, vũ trụ là một nhân thể hồng đại, nhân thể với tự nhiên thể, vũ trụ cho đến Thần thể là đối ứng. Nhân loại thông qua tu luyện, thông qua đề thăng năng lượng và tầng thứ của bản thân, mà có thể vượt ra khỏi tầng thứ của nhân loại, trở thành Thần, trở thành sinh mệnh cao tầng. Điều này thuộc về phạm trù văn hóa tu luyện của Trung Hoa. Vậy Đông y và tu luyện có điểm gì uyên thâm?
Đông y và tu luyện
Văn hóa Trung Hoa khởi nguồn từ văn hóa tu luyện của Đạo gia. Đông y là một phần của văn hóa truyền thống Trung Hoa, cũng bắt nguồn từ tu luyện Đạo gia. Theo truyền thuyết, lý luận Đông y được thành lập vào thời kỳ Hoàng đế. Hoàng đế cùng đại thần Kỳ Bá (bao gồm cả Quỷ Dũ Âu, Bá Cao, Thiếu Sư, Thiếu Du, Lôi Công, v.v.) đã đàm luận về cơ lý và cơ chế vận hành của sinh mệnh ở không gian chiều cao, cho đến các nội hàm tu luyện dưỡng sinh, và được ghi chép lại và chỉnh lý thành sách, đó là “Hoàng Đế nội kinh”.
“Hoàng Đế nội kinh” là kinh điển cốt lõi, là cơ sở lý luận của Đông y. Hoàng Đế, Kỳ Bá … đều là những người tu Đạo, theo truyền thuyết, họ đều tu thành và cưỡi Rồng bay đi. Những điều này chứng minh rằng lý luận Đông y có nguồn gốc từ tu luyện Đạo gia.
Nói chung, công pháp tính mệnh song tu bắt đầu từ việc điều chỉnh và tịnh hóa nhân thể, chữa khỏi bệnh tật, làm thân thể khỏe mạnh, để thân thể phàm nhân có thể chuyển hóa và thăng hoa lên tầng cao hơn, đạt đến tiêu chuẩn tu luyện ở tầng cao hơn.
Có thể nói, trong công pháp tính mệnh song tu của Đạo gia, ở tầng thấp thì là trừ bệnh khỏe thân, điều hòa dưỡng sinh, tách phần này ra mà phát triển thành hệ thống lý luận, đó là Trung y, đây là Đông y thời sơ khai. Các luận thuật đều dựa trên nguyên lý tu hành của Đạo gia, cho đến các phương pháp dưỡng sinh, trường thọ đều là một phần trong văn hóa tu luyện của Đạo gia.
Vì Đông y là một phần trong văn hóa tu luyện của Đạo gia, nên khẳng định phải cao hơn tầng thứ phàm nhân, cho nên tầng diện trị bệnh mà Đông y nhắm đến, khẳng định phải cao hơn tầng diện nhục thể phàm nhân.
Đông y và Tây y
Khoa học phương Tây hiện đại cũng đã nhận ra rằng vũ trụ không chỉ tồn tại trong một thời không, mà được cấu tạo bởi nhiều thời không, và chiều không gian khác nhau. Tự nhiên và vũ trụ chúng ta đang ở là được tổ thành từ vô số thời không, là tồn tại không gian chiều cao.
Nhân thể và vũ trụ tự nhiên là đối ứng tương thông, vì vậy cơ thể người chúng ta cũng là tồn tại đa chiều. Chỉ là con người chúng ta bị giam cầm trong thời không bề mặt của vũ trụ, ở chiều không gian thấp nhất, nên chúng ta không thể nhìn thấy các thời không khác và bị phong bế trong mê. Vì vậy, phàm nhân bị trói buộc trong thời không ba chiều bề mặt nhất, chỉ có thể nhận thức được phần cơ thể bề mặt nhất nằm trong thời không đó, và nhục thân chúng ta chỉ là một phần nhỏ trong chỉnh thể của nhân thể.
Đông y và y học phương Tây là hai hệ thống y học hoàn toàn khác nhau, và chúng điều trị bệnh ở các tầng diện hoàn toàn khác nhau của nhân thể. Y học phương Tây chỉ nhắm vào phần nhục thân vật chất trong thời không bề ngoài nhất, trong khi Đông y nhắm vào nhân thể ở tầng diện thâm sâu, nơi đó mới là nơi chứa đựng căn nguyên tật bệnh của người ta.
Đông y trị bệnh nhắm vào các cơ chế mạch lạc, huyệt vị, ngũ tạng lục phủ của nhân thể, đều là các cơ chế tồn tại ở thời không khác, các cơ chế này là nhất thể với các cơ chế trên bề mặt nhục thể của chúng ta, nhưng vi quan hơn, nằm ở chiều thời không khác, nên chúng ta ở thời không này nhìn không ra, mò không thấy.
Tật bệnh của người ta nói chung là do bộ phận nhân thể ở không gian khác phát sinh bệnh biến, ở đó mới là nơi gốc bệnh tồn tại, sau đó truyền dẫn và ảnh hưởng ra thân thể bề mặt nhục thân, sinh ra bệnh tật. Vì vậy, Tây y điều trị theo triệu chứng, còn Đông y điều trị tận gốc căn nguyên.
Nhiều người có trạng thái bất thường như mất ngủ, táo bón, mệt mỏi, rụng tóc… Nếu đến bệnh viện xét nghiệm bằng các thiết bị hiện đại sẽ thấy các chỉ số đều bình thường, không tìm ra bệnh; nhưng Đông y chỉ cần bắt mạch, là có thể thấy cơ thể có vấn đề nghiêm trọng, cần phải nhanh chóng điều trị phục hồi, phù chính khu tà (Bồi bổ chính khí, trục xuất tà khí), khôi phục cân bằng nhân thể.
Đây là do nguyên nhân gây bệnh đã xảy ra ở nhân thể trong không gian khác, có vấn đề ở đó, nhưng lại chưa truyền đến nhục thân ở không gian của chúng ta, cho nên Tây y cũng không thể phát hiện được. Nếu không tiến hành trị liệu, theo thời gian lâu dần, gốc bệnh sẽ dần dần truyền dẫn đến thân thể bề mặt, đến khi thiết bị Tây y phát hiện ra được, thì thời gian để trị bệnh tốt nhất đã bị bỏ lỡ, khi ấy bệnh đã trở lên nghiêm trọng khó chữa rồi, hoặc là quá muộn rồi.
Ví dụ như trẻ khóc về đêm (khóc dạ đề), náo động không yên, ban ngày ngủ, đêm đến khóc, âm dương đảo lộn. Đối với hiện tượng này, Tây y không có cách nào chữa khỏi, vì không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh trong cơ thể. Nhưng Đông y có thể chữa khỏi, có một phương thức đơn giản được gọi là “Kim thủy trấn phách” (nước vàng trấn định hồn phách).
Cho miếng vàng vào nước đun sôi lên, lấy nước ấy để ấm cho trẻ uống, sẽ hết khóc dạ đề. Khi vàng được đun sôi với nước, năng lượng của vàng được giải phóng trong nước. Vì phổi thuộc kim, và là nơi ẩn tàng hồn phách, nếu thiếu kim khí ở phổi thì bảy phách sẽ không an cư trong phổi, hồn phách sẽ không yên, trẻ hay quấy khóc về đêm. Đun sôi nước với vàng, bổ sung vàng có tác dụng làm dịu phổi và an định phách, trẻ quấy khóc về đêm được chữa khỏi.
Tuy nhiên, theo lý thuyết của y học phương Tây hiện đại, vàng không tan trong nước, nếu xét nghiệm trong phòng thí nghiệm thì hoàn toàn không tìm thấy phân tử vàng trong nước.
Vàng và nước không hòa tan nhau trong chiều thời không bề mặt này, nhưng chúng lại thẩm thấu vào nhau ở không gian khác, vì vậy nước đã đun sôi với vàng khác với nước thường, nhưng trong thời không của chúng ta, nhìn không ra sự khác biệt. Đây là sự khác biệt về nhận thức do Đông y và Tây y nhằm vào các chiều thời không khác nhau của cơ chế nhân thể.
Một ví dụ khác được ghi lại trong “Bản thảo cương mục”, các loại nước khác nhau có thể chữa các bệnh khác nhau: nước mưa vào Lập Xuân có thể dùng để nấu thuốc chữa vô sinh; nước mưa vào tiết Mai Vũ (đầu mùa Hạ) có thể dùng để rửa vết loét, ghẻ lở và tẩy sẹo; nước mưa từ Lập Đông đến Tiểu Tuyết có thể dùng nấu thuốc để diệt các loại sâu bọ; nước trong mộ cổ có thể rửa mụn độc; nước trong vết bánh xe hoặc dấu chân bò có thể chữa được lở loét phong hủi; lấy nước vừa múc từ giếng lên, và nước đun sôi kỹ, trộn đều, gọi là “Âm Dương thủy”, có thể chữa được bệnh tả (vừa nôn mửa vừa đi ngoài)…
Theo quan điểm của y học phương Tây hiện đại, hầu như không có sự khác biệt giữa các loại nước này, và chúng không thể dùng điều trị bệnh. Nhưng nhìn từ góc độ Đông y, chúng là những vật chất hoàn toàn khác nhau, ở không gian khác, chúng mang theo các tín tức và nhân tố hoàn toàn khác, và chúng có thể được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau.
Thần y và Phàm y
Vì Đông y nhắm đến là tầng diện nhân thể ở một không gian khác, không thể nhìn thấy hoặc chạm vào, vậy Đông y chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào?
Nó phụ thuộc vào trình độ của bác sĩ. Cá nhân tôi nghĩ rằng bác sĩ Đông y có thể được chia thành hai tầng thứ lớn: Thần y và Phàm y. Thần y là chỉ người tu luyện, tinh thông y thuật đồng thời siêu xuất khỏi tầng diện người phàm, họ đã khai mở Thiên mục và các công năng đặc dị. Sau khi khai mở Thiên mục, có thể trực tiếp nhìn thấy vật chất ở không gian khác. Tầng thứ Thiên mục càng cao, nhìn thấy tầng thứ và chiều thời không càng cao, vì vậy vị ấy có thể trực tiếp nhìn thấy cơ chế hoạt động ở các chiều không gian khác của cơ thể người, và nhìn thấy nguyên nhân và bệnh lý. Trực tiếp nhắm vào nhân thể ở không gian khác, trị bệnh từ gốc, cho nên ra tay là trừ bệnh, hết sức thần diệu. Trong lịch sử 5.000 năm của Trung Hoa, đã ghi nhận rất nhiều Thần y, chẳng hạn như Kỳ Bá, Biển Thước, Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh, Tôn Tư Mạc, Lý Thời Trân v.v. họ đều là những Thần y có công năng đặc dị.
Lý luận trị liệu của Đông y, vị trí chính xác và quy luật vận hành của kinh lạc huyệt vị, cùng cơ chế hoạt động của các cơ quan nội tạng, v.v., tất cả đều được quan sát trực tiếp ở các không gian khác bởi những người tu luyện đã đạt đến một tầng thứ nhất định, sau khi khai Thiên mục đã tổng kết, ghi chép và lưu lại cho hậu thế. Đây cũng là quá trình hình thành và đặt nền móng của Đông y.
Nhưng xét cho cùng, có rất ít Thần y, và bác sĩ Đông y bình thường cũng chỉ là những người phổ thông, tức là Phàm y. Phàm y là những người hành nghề Đông y trong tầng thứ người thường, họ không thể đột phá thời không của nhân loại, cũng như không thể nhìn thấy sự tồn tại của các không gian khác. Vì vậy, chỉ có thể sử dụng các phương pháp của người thường để điều trị bệnh, bằng cách học hỏi và lĩnh hội các lý thuyết, phương pháp và kinh nghiệm của Đông y mà tiền nhân để lại.
Thần y có thể sử dụng Thiên mục để trực tiếp xem nguyên nhân gốc rễ của căn bệnh ở một không gian khác, nhìn qua là thấy, không có chẩn đoán sai. Tuy nhiên, các bác sĩ bình thường không thể nhìn thấy sự tồn tại của các chiều không gian khác, vì vậy họ chỉ có thể chẩn đoán bằng cách nhìn, nghe, hỏi và bắt mạch. Lấy phương thức thường dùng là bắt mạch mà nói, bắt mạch trong Đông y thực tế không phải là mạch máu của nhân thể, bởi vì mạch lạc là một cơ chế ở không gian khác, không thể chạm vào. Đông y bắt mạch chỉ là động mạch huyết quản ở hai cổ tay trái phải.
Mạch máu nằm ở phần cơ thể của người, có thể nhìn thấy và sờ thấy được, máu lưu thông tuần hoàn trong huyết quản. Nhưng kinh lạc của nhân thể nằm ở một không gian khác, khí vận hành trong kinh lạc, khí là một loại năng lượng vật chất tinh vi ở một không gian khác.
Theo lý luận Đông y, khí và huyết chuyển hóa lẫn nhau, chúng phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, thông qua việc liễu giải trạng thái vận hành của huyết dịch trong cơ thể, mà suy ra trạng thái vận hành đối ứng của khí, từ đó đối ứng suy ra trạng thái của kinh lạc và các cơ quan nội tạng của nhân thể, để chẩn đoán bệnh tật. Do đó, các phương pháp chẩn đoán bệnh của Phàm y còn phức tạp, dựa vào sự lĩnh hội y lý và sự vận dụng thành thục, cũng như tích lũy và mò mẫm kinh nghiệm, có thể xảy ra chẩn đoán sai.
Có rất nhiều phương pháp chữa bệnh bằng Đông y như châm cứu, xoa bóp, thảo dược, châm đá cạo gió, giác hơi v.v. Đây là những thủ pháp trị liệu khác nhau được phát triển trên cơ sở lý thuyết Đông y. Chỉ cần nắm vững cơ chế sinh mệnh và quy luật vận hành của nhân thể, vận dụng linh hoạt cơ chế lý thuyết của Đông y, thì có thể tùy ý sử dụng các phương pháp chữa bệnh, đồng thời không chỉ giới hạn trong các phương pháp chữa bệnh trên.
Ví dụ: Phép dùng số cũng có thể chữa bệnh, có y thuật thông qua số lượng và trọng lượng của thuốc để trị bệnh. Dùng màu sắc cũng có thể chữa bệnh, chẳng hạn một người bạn Đông y kể cho tôi một trường hợp, nói rằng một bệnh nhân bị bệnh thận, bác sĩ yêu cầu anh ta chuyển giường về phía bắc của phòng ngủ, sau đó lấy nhọ nồi sơn bức tường phía bắc thành màu đen mà đã chữa khỏi bệnh thận của anh ấy.
Cuốn “Hoàng Đế nội kinh” cũng giảng thuật mối quan hệ đối ứng giữa ngũ sắc và ngũ tạng, nên dùng màu sắc có thể chữa bệnh. Một ví dụ khác là việc sử dụng âm thanh (ngũ âm) để chữa bệnh, chẳng hạn như âm nhạc để chữa bệnh, v.v.
Vì vậy, chỉ cần có ngộ tính tốt, có thể dung hội quán thông nội hàm và cơ chế hoạt động của Đông y, nắm vững và vận dụng một cách linh hoạt, hoặc có được sự chân truyền của một y thuật gia nào đó, thì ngay cả những Phàm y (bác sĩ bình thường) cũng có thể trở thành những danh y ra tay bệnh khỏi, đây là chỗ huyền diệu của Đông y.
Đông y mai một và biến dị
Lộ trình phát triển của nền văn minh Trung Hoa cổ đại và lộ trình phát triển của khoa học hiện đại phương Tây hoàn toàn khác nhau, thậm chí là hai con đường trái ngược. Khoa học phương Tây hiện đại chỉ là văn hóa bề ngoài nhất của nhân loại, không thể đột phá thời không nhân loại, không có nội hàm thâm sâu hơn, không có bất cứ yêu cầu gì đối với cảnh giới đạo đức và ngộ tính, cho nên nó thích hợp với phổ cập truyền bá toàn xã hội, chủ yếu dựa vào kế thừa và tích lũy trong từ đời này sang đời khác mà phát triển. Vì vậy, sự phát triển của khoa học hiện đại là càng tiến lên, thì càng sớm bị tụt lùi, càng quay về thì sẽ càng phát triển.
Nhưng sự phát triển của nền văn minh cổ đại Trung Hoa hoàn toàn ngược lại, bởi vì nó là một nền văn hóa nửa Thần do Thần linh ban cấp cho nhân loại, khởi điểm cực cao, vượt xa tầm nhìn của nhân loại, là văn hóa thông với Thần, đằng sau mang nội hàm cự đại, cho nên có yêu cầu cực cao đối với nhân loại về đạo đức và ngộ tính.
Vì vậy, Đông y yêu cầu rất cao về cảnh giới và ngộ tính của người học nghề y. Không đạt đến cảnh giới và ngộ tính nhất định, sẽ không thể hiểu được chỗ huyền vi của Đông y, không thể hiểu được nội hàm cao thâm đằng sau nó, thì không thể nắm vững được những y thuật cao minh, thậm chí sẽ trở thành một bác sĩ lang băm.
Xưa nay, vạn sự vạn vật đều không thể ra khỏi số mệnh và quy luật Thành, Trụ, Hoại, Diệt , cùng với sự phát triển của xã hội nhân loại, đạo đức nhân loại càng ngày càng trượt xuống, ngày càng xa rời Đạo, dẫn đến toàn bộ đạo đức và hoàn cảnh nhân loại càng ngày càng xuống đáy, ngộ tính ngày càng tồi tệ. Điều này là nguyên nhân dẫn đến nền văn minh của Trung Hoa cổ đại càng ngày càng suy tàn.
Ngoài ra, các phương thức truyền thừa của nền văn minh Trung Hoa cổ đại, đặc biệt là những tuyệt kỹ độc đáo đều được đơn truyền, là sư phụ tìm đồ đệ, có yêu cầu rất cao về cảnh giới đạo đức và ngộ tính của người kế thừa. Nếu không tìm được người kế thừa thích hợp, sẽ đem tuyệt kỹ này xuống mộ, chứ không tùy tiện truyền lại.
Ví dụ, lời tựa của “Hoàng Đế bát thập nhất nạn kinh” (Kinh 81 nạn của Hoàng Đế) cho thấy sự truyền thừa của y Đạo: Thượng Đế truyền y Đạo cho Kỳ Bá, Kỳ Bá truyền cho Hoàng Đế, sau qua 9 đời truyền thừa, truyền tới Y Doãn, Thương Thang, truyền thừa 6 đời, sau đến Khương Thái Công, rồi đến Chu Văn Vương, sau đó kinh qua 9 đời, truyền cho Y Hòa, qua 6 đời, truyền tới Biển Thước, truyền được 9 đời, tới Hoa Đà, qua 6 đời tới Hoàng Công, rồi truyền tới Tào Nguyên thời nhà Đường.
Có thể thấy, y thuật chân truyền chân chính được đơn truyền qua các triều đại, nếu bất kỳ mắt xích nào bị phá vỡ thì sự kế thừa của tuyệt học này sẽ bị cắt đứt và mất đi. Vì vậy, một số y thuật chữa bệnh đặc thù của Đông y dần dần bị thất truyền, theo dòng trôi của lịch sử, Đông ngày càng suy giảm.
Đặc biệt là sau khi ĐCS Trung Quốc chiếm đóng Trung Quốc, nó đã cực lực phá hủy truyền thống, đạo đức cùng tín ngưỡng của dân tộc Trung Hoa, phá hủy văn hóa truyền thống, cắt đứt mối liên hệ giữa người và Thần bằng thuyết vô Thần và thuyết tiến hóa. Kể từ đó, Đông y hoàn toàn sa sút và đi vào mạt lộ.
Không chỉ vậy, ĐCS Trung Quốc với cờ hiệu quảng bá Đông y, trộm rường đổi cột, Tây hóa Đông y, mang phần nội hàm thâm sâu và tinh hoa nhất của Đông y vứt bỏ đi, coi đó là mê tín dị đoan , chỉ để lại một cái vỏ rỗng, sau đó nhồi Tây y vào, khoác ra ngoài tấm áo Đông y, tạp hợp ra một thứ quái thai biến dị, từ bên trong mà phá hủy Đông y.
Ngày nay, hầu hết các bác sĩ Đông y ở Trung Quốc đều do Tây y đào tạo ra, họ hầu như không hiểu vọng, văn, vấn, thiết, không có ai mò ra được 6 mạch 28 tượng, tất cả đều dựa vào các thiết bị hiện đại của Tây y để phát hiện bệnh. Không mấy người hiểu được lý luận trị bệnh dưỡng sinh cao thâm khôn lường của Đông y. Đông y căn cứ theo tình huống cụ thể của từng bệnh nhân khác nhau mà chế định phương pháp trị liệu khác nhau, nguyên tắc biện chứng này cũng bị vứt bỏ, hiện nay đại đa số dùng dược phẩm bán sẵn, cố định công thức dược liệu, chứ không dựa theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân rồi cho thuốc trị bệnh, chỉ cần cùng loại bệnh là cho uống cùng loại thuốc, dùng phương thức ngu ngốc của Tây y để trị liệu, từ đó làm hiệu quả thần kỳ trị bệnh của Đông y rơi rớt ngàn trượng, từ bên trong mà hủy diệt Đông y.
Nếu muốn phục hưng văn hóa Trung Hoa và Đông y, cần chính lại gốc, khơi thông nguồn, đề cao đạo đức và ngộ tính , quy chính và khôi phục nội hàm thông Thần của Đông y, kết nối lại trung tâm của Đông y thông với Thần.
Bài viết này chỉ là đứng tại tầng thứ tu luyện cá nhân mà mạn đàm chút nhận thức về Đông y.
Theo Lý Đạo Chân – Visiontimes
Người dịch: Thái Bình – ntdvn.net
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!