Home » Tiêu Điểm, Xã hội » Nghiên cứu khoa học ở Việt Nam kém xa ngay cả so với các nước láng giềng trong khu vực
Hàng năm nước ta chi cho đề tài nghiên cứu khoa học là 3.000 tỷ đồng, con số này nếu đem so với các nước khác trên thế giới thì là bình thường, nhưng nếu xét trên hiệu quả mang lại thì đây là một con số khổng lồ, do các đề tài nghiên cứu này chưa mang lại được hiệu quả gì.
nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học. (Ảnh minh họa: Minh Quyết/TTXVN)

Lý do chưa mang lại hiệu quả vì nhiều đề tài nghiên cứu không có ứng dụng trong thực tế, hoặc không có tiền đầu tư , nên đề tài hoàn thành cũng chỉ để đấy thôi.

Ví dụ như đề tài “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy nong đầu ống nhựa PVC có đường kính khác nhau trong phạm vi hợp lý” do PGS.TS Hồ Đắc Thọ (Trường cao đẳng dân lập Kỹ nghệ TP.HCM)  nghiên cứu,  kết quả được Hội đồng đánh giá xuất sắc.  Có khả năng tạo ra máy nong đầu ống nhựa PVC có kích thước khác nhau, hoạt động hoàn toàn tự động và có khả năng chế tạo thiết bị, chi phí lại thấp hơn thiết bị nhập ngoại. Nhưng sau khi hoàn thành đề án cũng không có một ai đoái hoài đến đề tài này.

Trên thế giới trung bình có khoảng 20% các công trình nghiên cứu được đưa vào ứng dụng thực thế, ở Việt Nam là 18%. Nhưng 20% được đưa vào ứng trên thế thế giới mang lại lợi ích thực tiễn to lớn, vượt cả số chi phí cho tất cả công trình nghiên cứu. Còn 18% được ứng dụng trong thực tế ở Việt Nam lợi ích mang lại còn hết sức nhỏ nhoi, không thể bù đắp được khoản chi phí đã bỏ ra, thì thế mà đã có dấu hỏi về sự lãng phí trong việc đầu tư nghiên cứu khoa học.

Trong phiên trả lời chất vấn đại biểu quốc hội sáng ngày 12/6/2015, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) nhận định lãng phí trong nghiên cứu khoa học là to lớn, kết quả nghiên cứu mang lại không tương xứng với chi phí bỏ ra

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đã đáp rằng “lãng phí ở đây là sự đầu tư không tới ngưỡng, đề tài rất dễ thất bại nếu không được đầu tư tới ngưỡng”

Số Tiến sĩ cả nước hiện nay khoảng 12.300 người. Ảnh vietq

Số Tiến sĩ cả nước hiện nay khoảng 12.300 người. Ảnh vietq

Thực trạng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam

Thống kê các công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam và thế giới cho thấy số lượng các công trình nghiên cứu của Việt Nam là rất ít ỏi . Thực trạng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam là yếu kém cả về số lượng lẫn chất lượng, không chỉ so với các nước tiên tiến, mà ngay cả so với các nước trong cùng khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam cũng thua xa.

trong 15 năm từ 1996-2011, Việt Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt , kém xa các nước khác trong khu vực, 1/5 so với Thái Lan (69.637), 1/6 so với Malaysia (75.530), 1/10 so với Singapore (126.881). Trong khi đó, dân số Việt Nam gấp 17 lần Singapore, ba lần Malaysia và gần gấp rưỡi Thái lan.

giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales, Australia đã mô tả số lượng và năng suất công bố khoa học của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực, thể hiện qua đồ thị sau

do-thi-khoa-hoc

Qua đồ thị này cho thấy càng ngày khoảng cách giữa Việt Nam so với các nước trong khu vực càng xa hơn.

Mức độ ảnh hưởng công trình nghiên cứu của Việt Nam cũng rất thấp, chỉ ở mức độ sử dụng trong nước

Vậy vì đâu mà thực trạng nghiên cứu khoa học của Việt Nam lại yếu kém đến vậy.

Giáo dục xa rời thực tiễn

Người Việt vốn rất tự hào khi mà hầu như năm nào cũng giành huy chương từ cuộc thi học sinh giỏi quốc tế, điều đó thể hiện người Việt vốn thông minh chẳng kém ai.

Nhưng giáo dục ở Việt Nam chỉ dừng lại ở mức trang bị kiến thức, còn việc sử dụng kiến thức thế nào thì lại rất mơ hồ, nhiều học sinh học mà không hiểu mình học những thứ này để làm gì. Chính vì thế mà học chỉ để trả bài, sau khi trả bài xong thì quên ngay.

Mặt khác SGK của học sinh bị chính trị hóa, khi có rất nhiều điều là ca ngợi Đảng, ca ngợi chính quyền, đây là điều ít thấy ở các nước có nền giáo dục tiên tiến khác.

Không có chương trình đào tạo nghiên cứu khoa học bài bản

Các trường ĐH trên thế giới đều có môn về kỹ năng nghiên cứu khoa học, sinh viên được đào tập rất bài bản về bài luận cũng như bài tập. Ở Việt Nam thì gần đây có trường đã bổ sung thêm môn học này, nhưng lại không có giáo viên đủ trình độ biết cách để giảng dạy bài bản, nên môn này rất tẻ nhạt. Vì thế kỹ năng kiến thức để viết một công trình khoa học mang tính quốc tế ở Việt Nam hầu như là không có.

Để một công trình nghiên cứu có giá trị quốc tế thì phải đạt được chuẩn mực quốc tế. Nhưng ở Việt Nam đa phần là không hiểu hết cách trình bày theo chuẩn mực quốc tế. Ví như phần đầu tiên của một công trình nghiên cứu là “ pháp nghiên cứu”, đây là phần rất quan trọng, cần thể hiện đầy đủ rõ ràng tên phương hướng, lý do sử dụng phương pháp này, cách thực hiện v.v…. Nhưng ở Việt Nam ít người để ý, xem đây chỉ là thủ tục.

Thậm chí đến tận bây giờ nhiều người còn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác lê Nin trong công trình nghiên cứu, nhưng đấy là triết học, không phải khoa học.

Giáo dục đã giết chết trí tưởng tượng

Giáo dục Việt Nam rất rập khuôn và cứng nhắc, chỉ nhồi nhét kiến thức, học theo lối mòn có sẵn, thậm chí viết văn cũng phải theo đáp án có sẵn. Vì thế mà học sinh không phát huy được tính sáng tạo cũng như trí tưởng tưởng tượng. Trong khi đó làm nghiên cứu khoa học lại rất cần đến tính sáng tạo cũng như trí tưởng tưởng.

Rất nhiều những công trình nghiên cứu ở nước ngoài là kết quả được nhà khoa học ấp ủ từ tấm bé, hay từ lúc bước chân vào giảng đường, họ học là để biến ước mơ của họ thật sự thật.

Còn ở Việt Nam chỉ có một số ít nhà khoa học nghiên cứu vì đam mê kiến thức, nhưng môi trường ở Việt Nam lại không cho phép họ biến ước mơ thành hiện thực. Còn lại rất nhiều người xem nghiên cứu là công việc phải làm vì mưu sinh, hay vì công danh mà làm.

Không thu hút được người tài về nước

Hiện tại có nhiều người Việt là những nhà nghiên cứu sống ở hải ngoại, nhiều người là có du học sinh trước đây, nhưng không về nước mà muốn ở lại học tiếp.

Đa số họ không muốn về nước vì đã đã quen với cung cách dám nghĩ dám làm, nói những điều thực với lòng mình, còn ở trong nước nói ra điều gì cũng phải dè chừng xem ý lãnh đạo thế nào mới dám nói, không thể sống thực với chính mình.

Nếu về nước làm việc nhiều khi không phát huy được sở trường sở học của mình, trang thiết bị trong nước yếu kém và thiếu thốn, dữ liệu phụ vụ nghiên cứu không có. Chưa kể cần phải có những mối quan hệ thì mới tồn tại phát triển được.

Chính vì thế mà nghiên cứu khoa học của Việt Nam càng gày càng kém xa so với các nước trong khu vực. Con số 3.000 tỷ đồng một năm cho nghiên cứu khoa học không phải là con số lớn nếu so với trên thế giới, nhưng riêng ở Việt Nam đây là một con số lãng phí khổng lồ.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc