Nếu nhì từ xa bạn sẽ không thể tưởng tượng được đây chính là tổ chim với hàng trăm con chim ở bên trong.
Dù có thân hình nhỏ bé nhưng việc những con chim này làm được khiến nhiều người phải ngạc nhiên và thán phục.
Nhìn từ xa, người ta sẽ lầm tưởng rằng cái cây này bị dị dạng hoặc có hình dáng đặc biệt. Nhưng không phải, đây chính là một chiếc tổ chim, nơi trú ngụ của hơn 500 con chim.
Nghe có vẻ lạ thật, loài chim thường có tập tính tự xây một chiếc tổ nhỏ xinh cho riêng mình cơ mà, nhưng sao loài chim này đoàn kết đến vậy, chúng xây được cả “tòa lâu đài” to vật vã trên cành cây để cho cả họ cùng được được hưởng?
Cận cảnh chiếc tổ chim khổng lồ.
Đó hoàn toàn là sự thực, tại một vùng bình nguyên khô cằn ở nơi tiếp giáp biên giới giữa Nam Phi và Namibia, các nhà khoa học đã phát hiện ra một chiếc tổ chim khổng lồ được xây nên bởi khoảng 500 “kiến trúc sư chim” tài ba. Loài chim này thuộc họ sẻ Ploceidae, có hình dáng nhỏ nhắn, nhanh nhẹn.
Theo nhà sinh vật học Gavin Layton thuộc Đại học Miami, chiếc tổ chim lớn nhất thế giới này đã tồn tại hàng trăm năm qua. Nó nặng khoảng 907 kg, chiều dài 6 mét và rộng 4 mét, độ dày 2 mét, có khoảng100 gian.
Theo suy đoán của ông Gavin, loài chim này lựa chọn những cành cây khác nhau để tạo nên bộ khung của tổ, sau đó dùng cỏ khô, lông chim, sợi bông để tạo nên từng gian nhỏ. Mỗi gian nhỏ có cửa vào riêng, trong mỗi gian là nơi cư trú ở của 3 đến 4 con chim.
Vào những đêm đông lạnh giá, nhiệt độ ngoài trời có thể giảm xuống mức âm độ nhưng nhiệt độ trong tổ chim vẫn ấm áp ở mức 21- 24 độ C. Còn mùa hè nóng bức, nhiệt độ trong tổ vẫn rất mát nhờ được làm bằng cỏ khô, rơm dạ…
Chiếc tổ không chỉ là giúp đàn chim tránh rét, tránh nóng mà còn giúp chúng đoàn kết chống kẻ thù. Khi có kẻ thù tấn công, những con chim sẽ bao vây “kẻ xâm nhập” đồng thời phát các tín hiệu cảnh báo với đồng loại. Dù vậy, vẫn có một số loài chim lớn tấn công đe dọa an nguy của cả đàn hoặc có một số loài khác đến “ở nhờ”.
Nhìn từ phía dưới, cái tổ như con quái vật khổng lồ, có nhiều lỗ nhỏ.
Có một điều người ta thắc mắc rằng tại sao cả đàn chim lại có thể phối hợp ăn ý để làm nên một chiếc tổ khổng lồ đến vậy. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những con chim đầu đàn sẽ cai quản và trừng phạt con chim lười biếng trong quá trình xây chiếc tổ khổng lồ.
Nếu trốn tránh trách nhiệm xây tổ, chúng có thể vị đuổi đi và đến khi quay trở lại, chúng trở nên hợp tác hơn. Cứ thế, từ thế hệ này qua thế hệ khác, những con chim tiếp tục kiến tạo xây đắp cho chiếc tổ to dần.
Chúng có thể làm tổ trên cả cột điện.
Hoặc làm nhiều cái tổ to trên những cành cây khác nhau.
(Tổng hợp)
Theo Lucy, Trí Thức Trẻ
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!