Ngày nay ở Trung Quốc, “mê tín” đã trở thành danh từ có ý nghĩa ngu muội, điên cuồng. Trong đủ loại các cuộc vận động chính trị đều phát động “chống phong kiến, chống mê tín”, đối với quần thể bất đồng mà tiến hành vận động công kích. Vì sao một từ “mê tín” lại đáng sợ như vậy? Ý nghĩa ban đầu của nó là gì?
Từ “mê tín” được truyền vào Trung Quốc
Kỳ thực, “mê tín” là một từ được truyền vào Trung Quốc, xảy ra vào cuối triều mạt Thanh. Trong cuốn sách “Hoàng triều kinh thế văn tân biên” năm Quang Tự thứ 24 (năm 1898) có đưa vào một tác phẩm của tác giả ẩn danh người Nhật Bản. Trong đó xuất hiện một từ “mê tín”, là từ kết hợp với tôn giáo, chỉ về trạng thái tương đối giữa lý tính và tín ngưỡng, từ tính trung lập, ý là không khen không chê.
Năm 1902, Lương Khải Siêu trong tập san “Tân dân tùng báo” đã đăng tải nhiều bài viết có sử dụng từ “mê tín” này, cơ bản tiếp tục sử dụng hàm nghĩa “mê tín” của Nhật ngữ, tức là, nếu như tín niệm xuất phát từ lý tính bên ngoài, thì có thể gọi là “mê tín”.
Mặt khác, Kim Quan Đào (Jin Guantao), Lưu Thanh Phong (Liu Qingfeng) trong “Nghiên cứu về sự hình thành thuật ngữ chính trị Trung Quốc hiện đại” cũng ngược dòng tìm hiểu về từ “mê tín”. Hai học giả này phát hiện, từ “mê tín” xuất hiện đầu tiên vào năm 1897 ở “Thời vụ báo”, trong đó đã nâng “mê tín” lên với tư cách là một động từ, được sử dụng với hàm nghĩa phê phán, khác rất lớn so với danh từ “mê tín” ban đầu. Nhưng nói tóm lại, từ “mê tín” mặc dù đã xuất hiện trước năm 1900, nhưng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.
Từ năm 1900 đến 1915, từ “mê tín” dần dần được dùng nhiều hơn, hàm nghĩa nói về tín ngưỡng quỷ thần đến tín ngưỡng tôn giáo, sau đó mở rộng đến tín ngưỡng luân lý Nho gia. Tuy thời kỳ này, “mê tín” đã trở thành một thuật ngữ tiêu cực được sử dụng rộng rãi, nhưng mọi người khi đó sử dụng nó, phần lớn là để thảo luận văn hóa truyền thống Trung Quốc và văn hóa Tây phương bên ngoài, về ưu khuyết, đối kháng, dung hợp…
Nói cách khác, “mê tín” tại lúc này cũng chưa trở thành một mặt trái được xã hội công nhận hay phủ nhận, mà mọi người chỉ là mượn danh từ này để thảo luận vấn đề.
Ý nghĩa từ “mê tín” được mở rộng
Từ Phong trào văn hóa mới (phong trào cách mạng văn hoá xuất hiện trước và sau phong trào Ngũ Tứ 1919) về sau, hàm nghĩa của từ “mê tín” một lần nữa được mở rộng, nói về sự mù quáng trong sùng bái tín ngưỡng. Đúng lúc này hai mặt “khoa học” và “dân chủ” được giương cao, “mê tín” và “chuyên chế” với tư cách đối lập đã trở thành đối tượng bị thảo phạt.
Lúc ấy, đối mặt với xã hội Trung Quốc nghèo túng và suy nhược lâu ngày, một đám chí sĩ “đầy lòng nhân ái” bắt đầu suy nghĩ về tương lai của Trung Quốc. Trong ảnh hưởng của “dân chủ” và “khoa học”, đám người bọn họ bắt đầu cổ xúy đoạn tuyệt phong tục tập quán và luân lý đạo đức cũ, đề xướng văn minh, cuộc sống lý tính mới.
Với sự tôn trọng khoa học và lý tính, dưới bối cảnh cảm tính mong muốn cứu vớt chủ nghĩa dân tộc, họ cảm thấy từ “mê tín” về phương thức tín ngưỡng là trái ngược với tư duy lý tính, và dần dần coi ‘mê tín’ này là nghi lễ sinh hoạt cũ cần phải dẹp bỏ, thậm chí nó đã trở thành đại danh từ truyền thống bị “ô danh hóa”.
Đúng là theo một lượng lớn từ ngữ ‘khoa học’ được sử dụng, ‘mê tín’ lại bị cho là đối lập và đồng thời được bàn đến. Cả hai từ này tuy nhiên đều là đồng thời xuất hiện, nhưng vận mệnh của chúng lại hoàn toàn trái ngược nhau. Từ ‘khoa học’ càng ngày càng hưng thịnh trong thời cận đại Trung Quốc, nhưng ngược lại, sự vật nào bị cho là thuộc vào phạm trù mê tín thì cảm nhận được rằng ‘mưa gió bão bùng’ sắp đến.
Từ sau năm 1949, khi Đảng cộng sản Trung Quốc giành chính quyền, từ “mê tín” vẫn bảo lưu hàm nghĩa trong thời kỳ phong trào văn hóa mới, hơn nữa lại trở thành lời nói phê phán đối tượng để thể hiện lòng trung thành với đất nước, ví như “bài trừ mê tín, giải phóng tư tưởng”, v.v…
Tuy nhiên, một đất nước chỉ biết đoạn tuyệt, mà không biết chú trọng bề dày của lịch sử, thì nền văn minh cũng sẽ đi theo hướng lạc lối. Trải qua mấy lần vận động chủ nghĩa xã hội khoa học, phạm trù mê tín đã được mở rộng vô hạn, thậm chí là phóng đại. Phàm là sự việc nào có quan hệ với tư tưởng, văn hóa, truyền thống cũ, thì đều bị coi là mê tín, từ đó mà xôn xao bàn tán và phê bình. Và cũng vì đó, “mê tín” ngày càng trở thành một từ ngữ đáng sợ, gieo rắc thù hận và sợ hãi trong lòng dân chúng.
Trong quá rình phát triển của mình, ĐCS Việt Nam vẫn đưa các đảng viên sang Trung Quốc để học tập trao đổi kinh nghiệm xây dựng Đảng, từ đó từ “mê tín ” được du nhập vào Việt Nam, trở thành cái mũ khiếp đảm chụp lên những ai có niềm tin vào văn hóa cổ truyền của dân tộc, trở thành cái gậy nhằm bảo vệ thuyết vô thần.
Theo secretchina.com, tinhhoa.net
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!