Home » Cổ truyền, Văn hóa » Cùng cực: Bị vợ lột hết quần áo đuổi ra đường vẫn thi đỗ tiến sĩ làm quan đầu Triều

Là người học hiếu học nhưng nhà nghèo phải ở nhờ nhà vợ, bị vợ suốt ngày xem thường, ngày đi thi bị vợ chạy theo lột hốt cả quần áo, đến nỗi phải xuống ao để trốn.

Ảnh từ culturemagazin.com

Ảnh từ culturemagazin.com

Thế nhưng “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”, lúc đỉnh điểm của tuyệt vọng lại chính là lúc bắt đầu cuộc đời mới, đó là câu chuyện của vị quan đầu triều thời Lê trung hưng.

Giang Sĩ Đoan sinh năm 1694 người làng Vũ Nghị, huyện Thanh Lam, phủ Tân Hưng, trấn Nam Sơn (nay là xã Thái Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Ông thi đỗ  Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân, là người nổi tiếng hay chữ, ông được vào phủ chúa giảng sách, là thầy dạy của Thế tử Trịnh Giang.

Khi Trịnh Giang lên ngôi, do có họ trùng với tên Chúa nên ông phải thêm một một ngang vào họ Giang (江) của mình để đổi thành họ Uông ( 汪), thành Uông Sĩ Đoan.

Ông trải qua các chức quan như Công bộ hữu thị lang, Công bộ Thượng thư. Năm 65 tuổi, ông nghỉ hưu, được triều đình phong tước Lam Đình Bá, nhưng được ở lại kinh dự hàng quốc lão.

Câu chuyện tình cảm và gia đình ông rất hy hữu và nổi tiếng thời đó, được ghi chép cẩn thận trong cuốn “Tang thương ngẫu lục” thời Lê trung hưng như sau:

Ảnh từ internet

Ảnh từ internet

“Khi chưa đỗ đạt, ông Uông Sĩ Đoan ở rể tại một nhà trong làng Du Lâm (nay là Từ Sơn, Bắc Ninh) và đã sinh hạ được một người con trai. Người vợ của ông tính khí dữ dằn, hễ thấy bạn của chồng tới chơi là đuổi thẳng, lại còn lớn tiếng nói rằng:

– Đồ dài lưng tốn vải ăn no lại nằm chớ gì mà nói năng ỏm tỏi ra chiều bắng nhắng thế!

Đến khi có khoa thi, ông sắm sửa để đi, người vợ vốn tính rất keo kiệt, quyết không chịu chu cấp hành lý lệ phí gì cho ông cả. Ông giận dỗi, vùng vằng ra đi, ai dè bà ta đuổi theo, lột hết quần áo, khiến ông phải lội xuống ao để núp.

Bấy giờ có một cô gái ở làng bên cạnh cùng bà mang vải ra chợ bán, thấy cảnh ấy, liền nhờ bà tới hỏi xem đầu đuôi sự thể thế nào. Biết chuyện, cô xé vải tặng cho để ông đóng khố dùng tạm”

Uông Sĩ Đoan

Cô gái trẻ xé vải tặng cho để ông đóng khố dùng tạm. (Ảnh từ Trí Thức Trẻ)

Khoa thi năm ấy (1721) có 3.000 sĩ tử tham gia, kết quả triều đình chấm đỗ 25 người, Giang Sĩ Đoan đỗ thứ 6 ở bậc Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân.

Ông được tin tưởng cho vào phủ chúa làm thầy dạy dỗ cho Thế tử Trịnh Giang, quan lớn trong triều đình.  Sách “Tang thương ngẫu lục” mổ tả tiếp rằng:

“Khoa ấy ông thi đỗ, liền cưới cô gái ấy làm vợ. Sau, ông làm quan trong triều đến hơn sáu mươi năm, thọ 99 tuổi. Người con gái này sau được phong là Chính phu nhân của ông.

Các quan Bồi tụng là Uông Sĩ Lãng[, Tri huyện Cẩm Giàng là Uông Sĩ Thiến, Lại bộ Lang trung là Uông Sĩ Trạch, đều do bà Chính phu nhân này sinh ra cả”.

Dân gian cũng vẫn lưu truyền câu chuyện rằng sau khi đỗ đạt, trở thành quan lớn, ông vẫn nhớ và cưới cô gái đã cứu mình trong tình huống dở khóc dở cười.

Người vợ cũ của ông biết tin thì liền tìm đến để kiếm chuyện, cô gái ông mới cưới làm vợ đã đáp rằng: “Tôi chỉ lấy cái mà bà đã nhẫn tâm vứt xuống ao, chứ có tranh giành cái gì của bà đâu? Còn như áo mũ hiện giờ mà chồng tôi đang mặc là của vua ban, bà có giỏi thì cứ đến mà lột.”

Bà vợ cũ nghe vậy tự thấy xấu hổ mà bỏ đi, từ đó không rõ tung tích ra sao. Nhưng người đời từ đó vẫn cười chê vì chỉ biết chê chồng “dài lưng tốn vải ăn no lại nằm” mà lại không biết được “ngọc trong đá”, không biết có câu ca dao rằng:

Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm

Hay nằm thời có võng đào

Dài lưng thời có áo chào nhà vua

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc