Home » Cổ truyền, Tiêu Điểm, Văn hóa » Câu chuyện lịch sử: Bài học về đạo nghĩa vợ chồng của người xưa
Vào triều Chu, có một nông dân tên là Khích Khuyết sống ở nước Tấn. Khích Khuyết chung sống với vợ rất hòa thuận, họ tôn trọng lẫn nhau như hồi mới quen biết (tương kính như tân). Một ngày nọ, vợ của Khích Khuyết mang thức ăn ra cánh đồng nơi chồng đang làm việc. Người vợ lễ phép đưa thức ăn cho anh bằng cả hai tay, Khích Khuyết cũng không kèm phần cung kính chìa hai tay ra nhận thức ăn.

Ngay lúc đó, một vị quan triều đình tên Cửu Quý đi ngang qua và rất cảm phục khi nhìn thấy cảnh tượng ấy. Cửu Quý liền bái kiến vua nước Tấn là Tấn Văn Công và hết lời khen ngợi Khích Khuyết trước mặt nhà vua, ông còn tiến cử Khích Khuyết làm đại tướng quân thống lĩnh toàn bộ quân đội của quốc gia. Khi Tấn Văn Công hỏi nguyên do, Cửu Quý đáp: “Tâu Bệ Hạ, Khích Khuyết rất mực tôn trọng người khác, kể cả vợ của mình. Biết tôn kính người khác là biểu hiện quan trọng nhất của một người đoan chính; chúng ta nhất định phải trọng dụng người này.”

Những diễn biến sau đó đã chứng minh Cửu Quý nói đúng. Sau khi Khích Khuyết được phong chức vị đứng đầu đại quân nước Tấn, anh đã qua tác phong chính trực mà thu phục được lòng người; Khích Khuyết còn chứng tỏ bản thân là một nhà chiến lược quân sự tài ba, và cũng là một chiến binh dũng cảm phi thường. Trong trận chiến chống lại ngoại bang ở gần nơi gọi là Ký Châu, Khích Khuyết đã lãnh đạo quân sĩ bắt sống vua của ngoại bang và lập công lớn với triều đình.

Kết quả là Khích Khuyết được ban thưởng hậu hĩnh, anh được cấp cho rất nhiều đất đai ở quanh Ký Châu.

Lữ Khôn, học giả trứ danh ở triều Minh, thuyết rằng: “Một cặp vợ chồng nhìn thấy nhau mỗi ngày và hiểu quá rõ về nhau. Thế nhưng vợ chồng Khích Khuyết vẫn đối đãi với nhau bằng sự tôn kính chân thành ngay cả khi họ cùng ăn với nhau ba bữa một ngày. Một danh nhân xưa đã từng nói ‘Hôn nhân sẽ chẳng đi đến đâu nếu không có sự tôn trọng dành cho nhau.’ Khi gia đình xảy ra bất hòa, nguyên nhân luôn bắt nguồn từ việc không tuân theo lời răn dạy của cổ nhân, rằng vợ chồng phải tôn trọng lẫn nhau.”

Theo Chanhkien.org


3 ý kiến dành cho “Câu chuyện lịch sử: Bài học về đạo nghĩa vợ chồng của người xưa”

  1. Chồng mình thì suốt ngày bảo mình là đứa ngu. Anh không hề nói được với mình một lời tử tế. Có lúc anh còn cầm gậy sắt phang vào đầu mình. Mình thấy buồn quá… Mình ước gì mình có thể đối xử lại với anh ấy tệ hại như những gì anh ấy làm với mình. Nhưng mình không thể. Có phải vì mình ngu thật như anh ấy vẫn nói không?
    Anh làm có tiền, không hề cho mình một đồng xu. Có bao nhiêu để trong ví mà nhậu nhẹt, mà chi xài. Đi ra ngoài vay mượn, lại bắt mình trả. Lệnh cho mình đưa tiền để anh trả nợ.
    Hôm mình với con về nhà ngoại, bà thương cho mình với thằng cu 3 triệu bạc. Vậy mà anh về chì chiết, xoi mói, moi móc, làm mọi cách để lấy hết sách được số tiền ấy anh mới thỏa mãn, mới để cho mình được yên.
    Mẹ anh bảo, nhà cưa và mọi thứ trong gia đình này này là đều do một tay anh ấy làm nên, còn mình không làm được một cái gì cả (bà nói với em ruột của mình).
    Anh cờ bạc, đề đóm, cá độ bóng đá. Vừa rồi thua gần 100 triệu đồng. Xã hội đen đến nhà đòi tiền. Anh trốn tránh không dám đối diện, bắt mình đi trốn nữa. Mình bảo, anh dám làm thì dám chịu, không trốn tránh gì cả. Rồi mình cũng phải chấp nhận ký vào giấy vay nợ ngân hàng cho anh. Vậy mà, hằng ngày anh vẫn cá độ bóng đá, đề đóm, chửi bới mình. Mình không hiểu nổi con người ấy nữa.
    Nhà bán quán nước với cà phê, anh nói:”từ nay tao cấm mi thò tay vào tiền bạc, tao giết”. Mình thấy được sự cạn tình cạn nghĩa và thú tính trong câu nói đó.
    Có hôm, mình đang ra con ngủ, vì mãi con vẫn không chịu ngủ, đúng lúc có khách vào. Anh cũng nói:”mẹ con bây coi có ngủ không, không thì dậy mà làm – không tao giết”.
    Mình dần dần đánh mất con người thật của mình.
    Trước khi mình về ngoại, anh cũng chửi bới, mắng nhiếc mình thậm tệ, và khinh bỉ bên nhà ngoại nữa. “Coi mi lấy quần áo rồi ra đó mà ở luôn, khỏi vào”. Mình với con mới ở được tới ngày thứ 2 đã réo gọi, ngày gọi 3 – 4 lần bảo vào. Mới đầu bảo, “vào sớm đi, đến cưới cậu mình lại ra mà”, sau chuyển thành “không vào sớm thì cưới cậu tao không cho ra”, rồi cuối cùng là “nếu mi không vào, sau ni không bao giờ tao cho ra ngoài đó nữa”.
    Mình thấy chán lắm.
    Đúng như người xưa nói: “Hôn nhân sẽ chẳng đi đến đâu nếu không có sự tôn trọng dành cho nhau”.

    Reply
    • hội 01/12/2014

      chia sẽ với bạn 1 người vợ nói vô phước.có lẻ là nợ duyen từ kiếp trước. nhưng vậy cũng đủ rồi. nên chia tay đi bạn à!

      Reply
  2. SON THAI 03/02/2015

    Mình cũng là đàn ông trụ cột của gia đình, vợ không biết đi xe ít học nên không ra ngoài kiếm tiền chỉ ở nhà cơm nước giặt giũ, gia đình 5 đứa con 1 tay mình quán xuyến chạy đôn chạy đáo kiếm tiền bằng đủ thứ nghề từ thuở 2 bàn tay trắng lấy nhau, mình là người làm ra tiền nhưng không bao giờ giữ tiền, bao nhiêu đưa hết cho vợ. từ 1 triệu, 10 triệu, hay 100 triệu mình cũng giao cho vợ, 5 đứa con 3 gái 2 trai, nay 4 đứa đã học xong đại học chỉ có thằng thứ 4 ham chơi học được tới trung cấp là học không vô nữa, mình sống với vợ tuy tình không còn nhiều nhưng cái nghĩa đã từng sống với nhau từ lúc nghèo khổ nhất đến nay nên giờ vẫn tình cảm. còn thằng đàn ông vô lại như chồng của bạn thì bỏ quách cho nhẹ gánh,

    Reply

Ý kiến bạn đọc