Home » Sức khỏe, Tiêu Điểm » Đông y chữa bệnh tận gốc ở không gian vi quan

Đến tận ngày nay thuyết đa không gian mới đươc nhà vật lý Stephen Hawking công bố. Tuy nhiên đông y từ xa xưa đã biết về điều này với những phương thức chữa bệnh tận gốc ở không gian vi quan.

Các kinh lạc đã được các thầy thuốc Trung Hoa tìm thấy từ 2000 năm trước (Ảnh qua Dreamstime.com)

Các kinh lạc đã được các thầy thuốc Trung Hoa tìm thấy từ 2000 năm trước (Ảnh qua Dreamstime.com)

Mọi người đều có thể cảm nhận được kinh lạc và huyệt vị mà đông y nhắc đến, ấn vào huyệt Hợp cốc, có thể thấy được cảm giác đau đớn khác biệt với những vị trí khác. Hiệu quả trị bệnh của châm cứu mấy ngàn năm nay cũng đã chứng thực sự tồn tại của kinh lạc và huyệt vị, chỉ là khoa học giải phẫu không thể tìm thấy chúng.

Cũng có nghĩa là, kinh lạc và huyệt vị không tồn tại trong không gian mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trên thực tế, chúng tồn tại trong một tầng không gian sâu hơn, một không gian vi quan.

Sự khác biệt giữa đông y và y học phương Tây đó là, đông y hầu hết bắt tay trị bệnh từ không gian vi quan, còn y học phương Tây đa phần bắt đầu từ không gian bên ngoài. đông y dùng thuốc, đa phần đều liên quan đến không gian vi quan, đó là điều chỉnh cơ thể từ cấp độ vi quan, do đó loại bỏ tận gốc bệnh tật.

Có đứa trẻ nửa đêm kinh động, ban ngày ngủ, đêm thì gào khóc, âm dương đảo lộn. Có một phương thuốc trị bệnh đơn giản – Dùng nước đun vàng. Nước dùng để đun vàng trở thành thứ nước thuần dương rất “nặng”, có thể khiến đứa trẻ yên ổn lại. Nhưng theo lý luận vật lý, vàng không tan trong nước, nếu đem đến phòng thực nghiệm làm hóa nghiệm, thì sẽ không tìm thấy phân tử vàng trong nước. Tại sao nước dùng để đun vàng lại có đặc tính khác biệt?

Sự tồn tại của vật chất không chỉ ở trong không gian mà chúng ta nhìn thấy được. Vàng, nước và vạn sự vạn vật đều cùng lúc tồn tại ở nhiều không gian, những không gian khác nhau này vẫn có sự giao thoa. Vàng và nước ở tầng không gian bên ngoài là không thể hòa tan lẫn nhau, nhưng ở tầng không gian sâu hơn thì có thể, vì thế nước dùng để đun vàng và nước thông thường là thứ vật chất không giống nhau.

Ví dụ ở trên là hai loại vật chất ở bên này thì không thể hòa tan nhưng ở bên kia thì có thể hòa tan, ngược lại, cũng có loại vật chất bên này có thể hòa tan nhưng bên kia thì không. Loại bệnh dịch tả ở dạng ‘bán thấp bán can’, tức vừa ở thể ướt vừa ở thể khô, có một cách chữa trị hiệu quả đó là múc nước dưới giếng lên, đem một phần nước đun lên, sau đó hòa với phần còn lại, nước đó chính là nước bán thấp bán can, có thể dùng để trị bệnh dịch tả bán thấp bán can. (Trên thực tế, cách này là để tạo ra nước mang tính bán âm bán dương, có thể trị rất nhiều bệnh bán âm bán dương).

Điều này chứng tỏ thứ nước hỗn hợp này là vật chất hoàn toàn khác biệt so với việc đun nóng toàn bộ số nước rồi đợi nước nguội dần. Nước lã và nước đun sôi là vật chất không giống nhau, trong không gian nhìn thấy được chúng hòa tan vào nhau, nhưng trong tầng không gian sâu hơn thì lại có ngăn cách, không thể hòa lẫn. Cũng có thể nói hỗn hợp nước ở trên chính là một món “salad” trộn lẫn hai loại vật chất.

Ví dụ như trên, ở bất kỳ nơi nào trong cuộc sống thường ngày chúng ta đều có thể bắt gặp. Ví dụ trong lúc nấu canh, chúng ta đổ thêm nước vào, dù có đun tiếp thì nước canh cũng không nguyên chất như lúc đầu nữa, kết quả sẽ là món canh “salad” khó nuốt.

Dựa theo quan điểm vật lý học phương Tây, việc này không thể nào lý giải được, theo lý luận khoa học, nước sau khi đun nóng thì các phần tử của chúng sẽ chuyển động nhanh hơn, sau khi nước nguội, thì các phân tử nước sẽ “tĩnh” lại, chỉ cần nhiệt độ của hai loại nước tương đương, thì vận động của phân tử cũng giống nhau, và chúng là hai loại vật chất giống nhau. Cách thức nhìn nhận sự việc ở một không gian đơn lẻ này, cũng giống như nhìn bóng để đoán người vậy, khó thấy được chân tướng then chốt.

Vật chất đồng thời tồn tại ở cùng một vị trí trong nhiều không gian, cơ thể của chúng ta cũng vậy, cảm nhận của cơ thể trong các không gian đa tầng cũng thông suốt lẫn nhau. Trong đông y khái niệm lạnh, mát, rét chính là sự miêu tả trạng thái ở các không gian khác nhau, khái niệm lạnh và nóng khác xa so với khái niệm nhiệt độ trong vật lý học cận đại.

Trong đông y, bệnh phân thành nóng và lạnh, thuốc cũng chia thành mát và nhiệt. Lương dược (thuốc có tính mát) trong đông y không phải là khái niệm ở tầng không gian bên ngoài. Băng đá lạnh buốt, chạm vào da có thể cảm thấy ngay, nhưng lương dược như trân châu, không lạnh, không phải cái lạnh của băng đá, mà là cái “lạnh” trong tầng không gian sâu hơn, đông y dùng từ “lương” để miêu tả.

Có lúc bệnh nhân trong nóng ngoài lạnh, uống thuốc phải uống lương dược khi còn nóng, nếu bệnh nhân trong lạnh ngoài nóng, thì phải uống nhiệt dược khi đã lạnh, tương ứng còn có nhiệt dược uống nóng, lương dược uống lạnh, đó chính là cách dùng thuốc trong các không gian đa tầng khác nhau.

đông y dùng từ “hàn” để biểu đạt cái lạnh hơn từ “lương” một bậc. Có một loại ngọc được khai quật từ dưới lớp núi băng ngàn năm gọi là Hàn ngọc, nắm ở trong tay không cảm thấy băng giá, không cảm thấy cóng buốt da tay, nhưng thời gian dài sẽ cảm thấy cái hàn ngấm vào tim, vào xương cốt. Trước kia, khi có người qua đời, nếu đặt một viên hàn ngọc vào miệng người đó thì có thể bảo quản xác được rất lâu, không cần phải ướp lạnh. Mức độ hàn này không phải là lương tính (tính mát) mà lương dược có thể đạt được, nó ở tầng không gian sâu hơn, hoặc có thể nói là trạng thái không gian vi quan hơn.

Tuệ Tâm

Theo Zhenjian, tinhhoa.net

 

 

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc