Home » Chia sẻ, Tiêu Điểm » Hitler được tha chết hay sự phân biệt trong giáo dục dẫn đến thế chiến lần thứ hai

Chiến tranh thế gới lần thứ hai là cuộc chiến dẫm máu và thiệt hại to lớn nhất trong lịch sử nhân loại, khiến cả thế giới lao vào cuộc chiến này, 70 riệu người bị chết, con số thương vong, mất mát về tinh thần và thiệt hại về kinh tế là không sao đo đếm được.

Cầm đầu phe phát xít khởi xướng cho cuộc chiến này là Adolf Hitler. Thế nhưng liệu chiến tranh tranh thế giới có xảy ra không? Và thế giới sẽ ra sao nếu như trước đó không có Adolf Hitler.

Câu chuyện về người tha chết cho Adolf Hitler

Tháng 8/1918 diễn ra những trận đánh cuối cùng trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Vào ngày 29/8 diễn ra trận đánh ở làng Marcoing (thuộc nước Pháp) giữa quân Anh và quân Đức, quân Đức phải rút lui.

Vào những phút cuối cùng khi quân Đức rút lui, giữa khói bụi của chiến tranh, một người lính Đức vào đúng tầm ngắm của người lính Anh Henry Tandey, đúng lúc chuẩn bị bóp cò thì khói bụi tan, Tandey nhận thấy người lính Đức này đang bị thương và không mang theo vũ khí. “Tôi đã nhắm nhưng lại không thể bắn một người bị thương,” Tandey hồi tưởng, “thế nên tôi để hắn đi.” Người lính Đức gật đầu cảm ơn rồi biến mất.

Henry Tandey. (Ảnh từ mirror.co.uk)

Henry Tandey. (Ảnh từ mirror.co.uk)

Sau trận thắng này Tandey được trao “anh dũng bội tinh Victoria” vì lòng dũng cảm của mình.

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, báo chí ở Luân Đôn đăng tải nhiều bài viết về cuộc chiến khốc liệt này, đặc biệt nổi bật có bức hình Tandey giúp một người lính bị thương tại Ypres năm 1914, bức ảnh này trở nên nổi tiếng vì thể hiện nỗ lực của quân đồng minh. Nghệ sĩ người Ý Fortunino Matania đã vẽ lại bức tranh này trên tấm vải.

Năm 1938 đứng trước viễn cảnh thế chiến lần thứ hai diễn ra, Thủ tướng Anh Neville Chamberlain sang Đức để gặp Hitler nhằm nỗ lực ngăn chặn cuộc chiến này. Hitler đã mời Thủ tướng đến dinh thự của mình và cho ông xem những tác phẩm hội họa, trong đó có bản sao bức tranh của Matania vẽ hình Tandey và nói rằng “Đó là người đàn ông suýt nữa đã bắn tôi.”

Câu chuyện trở nên cởi mở và Hitler nhờ Thủ tướng Chamberlain khi trở vê nhớ cảm ơn người lính này. Trở về nước nước Anh, Thủ tướng đã gọi điện tới nhà Tandey để chuyển lời cảm ơn của Quốc trưởng Hitler.

Thế nhưng năm 1939 Hitler phát động cuộc chiến thế giới lần thứ hai, quân Đức tấn công chớp nhoáng chiếm Ba Lan, rồi tràn sang Pháp. Tháng 11/1940 quân Đức ném bom xuống thành phố công nghiệp Coventry khiến hàng nghìn người chết. Một phóng viên đã hỏi Tandey về hành động tha chết cho Hitler, Tandey đã tỏ ra hối hận.

Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, câu chuyện này được lan truyền, nhiều người tỏ ý hoài nghi về tính xác thực của nó. Tuy nhiên bảo tàng Green Howards của Anh (nơi lưu giữ bức tranh của nghệ sĩ người Ý vẽ lại bức ảnh Tandey) đã tìm thấy bức thư do trợ lý của Hitler viết năm 1937, bức thư cảm ơn bảo tàng này đã gửi bản sao bức tranh này cho Adolf Hitler.

Bức tranh Nghệ sĩ người Ý Fortunino Matania vẽ lạ cảnh Tandey giúp một người lính bị thương. (Ảnh từ bảo tàng Green Howards Museum)

Bức tranh Nghệ sĩ người Ý Fortunino Matania vẽ lạ cảnh Tandey giúp một người lính bị thương. (Ảnh từ bảo tàng Green Howards Museum)

Nhiều người tỏ ra tiếc nuối vì nếu không có Hitler thì những đau khổ và mất mát của cuộc chiến thế giới thứ hai đã không xảy ra, tuy nhiên đó không phải là nguyên nhân gốc rẽ dẫn đến việc Hiler phát động cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Nguyên nhân gộc rễ chính là nỗi oán hận ôm giữ trong lòng Hitler suốt từ khi còn là đứa trẻ học tiểu học. Câu chuyện như sau:

Lối giáo dục mang lại nỗi oán hận cho đứa trẻ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai và sự diệt chủng người Do Thái

Gia đình Hitler có nguồn gốc từ vùng Waldviertel thuộc Áo. Năm 6 tuổi Hitler bắt đầu học tiểu học ở một trường công lập gần thị trấn Linz,

Năm 11 tuổi Hitler dự lễ tốt nghiệp tiểu học của trường. Khi chụp ảnh các giáo viên đã ưu tiên cho các học sinh ưu tú được ngồi hàng trên gần thầy hiệu trưởng cùng các thầy giáo khác, nơi tập trung nhiều ánh đèn chiếu vào cùng những ánh mắt ngưỡng mộ. Trong khi những học sinh yếu kém chẳng được ai để ý phải ngồi phía sau nơi những góc khuất.

Bức ảnh nổi tiếng về lễ tốt nghiệp được lan truyền trên mạng. (Ảnh từ internet)

Bức ảnh nổi tiếng về lễ tốt nghiệp được lan truyền trên mạng. (Ảnh từ internet)

Bức ảnh chụp tại lễ tốt nghiệp này trở nên nổi tiếng, thể hiện sự trái biệt giữ hai nhóm học sinh. Học sinh có thành tích tốt được ngồi gần thầy hiệu trưởng với ánh mắt sáng ngời nơi có ánh đèn chiếu vào. Học sinh yếu kém đúng sau cùng khoanh tay trước ngực với thái độ cẩu thả và bất bình.

Hitler là một trong những học sinh yếu kém phải đứng cuối, sự phân biệt này dẫn đến sự oán hận trong lòng đứa trẻ 11 tuổi, gốc rễ cho sự trỗi dậy phát dộng thế chiến sau này.

Trong bức ảnh này, người được ưu ái ngồi gần thầy hiệu trưởng là Linz, bạn cùng lớp của Hitler, cậu ta là người Do Thái học rất giỏi và được thầy giáo xem như báu vật. Thầy giáo lại cũng hay đưa Hitler ra so sánh với Linz, để thấy học giỏi là như thế nào, và học kém là ra sao. Trong khi Linz được thầy ưu ái bao nhiêu thì Hitler lại bị chế giễu ghẻ lạnh bấy nhiêu. Mỗi lần như thế lại khiến Hitler tổn thương ôm giữ nỗi oán hận, và thù hận người Do Thái.

Số phận hai học sinh này sau này cũng khác nhau: Linz  trở thành nhà triết học nổi tiếng của thế kỷ 20 với tên Ludwig Wittgenstein; trong khi Hitler trở thành Quốc trưởng nước Đức với sự thù hận trong lòng đã phát động cuộc chiến khắp thế giới.

Ludwig Wittgenstein. (Ảnh từ secretchina.com)

Ludwig Wittgenstein. (Ảnh từ secretchina.com)

Trong cuốn sách “Cuộc tranh đấu của tôi” Hitler tiết lộ lý do ông ta chống lại người Do Thái vì ở trong lớp bị một học sinh người Do Thái khiêu khích và ngày càng gia tăng hơn. Đó chính là tiền đề cho sự ra đời của “Trại tập trung Auschwitz” và sự diệt chủng người Do Thái trong thế chiến thứ hai. Người bạn Do Thái mà Hitler nói đến trong cuốn sách này chính là Linz.

Chính lối giáo dục phân biệt và kỳ thị đã gieo vào trong lòng đứa trẻ mới 11 tuổi nỗi oán hận, và có ai ngờ rằng nỗi oán hận đó đã bùng phát thành một cuộc chiến toàn thế khiến 70 triệu người chết, những thiệt hại về vật chất và tinh thần là không sao đong đếm được.

Ánh Sáng


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc