Home » Cổ truyền, Văn hóa » Những câu nói của bậc anh hùng, danh nhân lưu danh sử Việt

Trong sử Việt xuất hiện nhiều bậc danh nhân, anh hùng, mà từng lời nói của họ không chỉ lưu danh sử sách mà còn là tấm gương, kim chỉ nam cho hậu thế noi theo.

Xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng”

Sau khi tập hợp được các cuộc khởi nghĩa các nơi về với mình, năm 40 sau công nguyên, Hai Bà Trưng tổ chức đại hội quân sĩ ở Hát Môn. Trưng Trắc lập đàn, cáo lễ với trời đất:

Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vỏn vẹn sở công lênh này.

(Theo Thiên Nam Ngữ Lục)

Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng. Ảnh internet

Ngay sau đó Trưng Trắc lệnh xuất binh, quân Lĩnh Nam tiến đến Luy Lâu, chiếm được 65 thành trì, truy đuổi quân Nam Hán đến tận hồ Động Đình, biên giới Lĩnh Nam rộng lớn bao gồm nhiều tỉnh thuộc Trung Quốc hiện nay.

“Tôi muốn cưỡi con gió mạnh, đạp luồng sóng dữ…”

Vào thế kỷ thứ 3, Giao Châu đặt dưới sự đô hộ của Đông Ngô. Bà Triệu từ lúc còn rất trẻ đã muốn theo anh mình là Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa chống lại Đông Ngô.

Bà Triệu

Đền thờ Bà Triệu ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. (Ảnh từ wikipedia.org)

Khi Bà Triệu 19 tuổi đã nổi tiếng có sức khỏe lại giỏi võ, Thấy bà chưa lấy ai, có người thắc mắc thì bà đáp rằng: “Tôi muốn cưỡi con gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại Giang Sơn, cởi ách nô lệ, chứ đâu lại chịu làm tì thiếp cho người khác”.

Câu nói đã thể hiện chí khí kiên cường của người con gái Giao Châu. Khi Triệu Quốc Đạt mất, quân sĩ nhất loạt tôn Bà Triệu làm chủ tướng. Quân Bà Triệu đánh đâu thắng đấy, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ vùng Cửu Chân.

Tướng Đông Ngô là Lục Dận phải dùng tiền bạc của cải mua chuộc các lãnh tụ địa phương nhằm cô lập nghĩa quân Bà Triệu. Một số tù trưởng bị mua chuộc bởi của cải cùng các lời hứa, đã vì lợi trước mắt mà cho quân của mình rời bỏ khỏi hàng ngũ nghĩa quân của Bà Triệu.

Bị cô lâp, Bà Triệu không giữ được căn cứ đành tuẫn tiết trên núi Tùng.

Tôi thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc”.

Trần Bình Trọng là con trai của Lê Phụ Trần, thuộc dòng dõi vua Lê Đại Hành, ông được phong Bảo Nghĩa Vương. Trong cuộc chiến chống quân Mông Cổ lần thứ 2, do quân Mông Cổ quá đông lại có nội phản, Trần Bình Trọng cùng 10 tráng sĩ bị bắt.

Thoát Hoan nhiều lần giao tranh nên biết tài của Trần Bình Trọng, muốn ông đầu hàng sẽ được phong vương, thế nhưng Trần Bình Trọng khảng khái đáp rằng: “Tôi thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc”.

10 tráng sĩ theo Trần Bình Trọng cũng thà chết chứ không một ai muốn đầu hàng. Câu nói của Trần Bình đi theo dòng sử Việt như một tuyên bố bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc.

để ngàn năm về sau, người đời biết ta không chịu làm tôi tớ cho bọn giặc tàn ngược”

Năm 1407 quân Minh đánh bại nhà Hồ, đặt chế độ đô hộ nước Việt, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Năm 1418 Lê Lợi và những người cùng chí hướng dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn.

Lý do dựng cờ khởi nghĩa, Lê Lợi nói rằng: “Ta cất quân đánh giặc, không phải là có lòng ham muốn phú quý, mà chính vì muốn để ngàn năm về sau, người đời biết ta không chịu làm tôi tớ cho bọn giặc tàn ngược” (Đại Việt Sử ký Toàn thư).

Sau nhiều năm nằm gai nếm mật, bền bỉ suốt 10 năm ròng quân Lam Sơn đã đánh cho quân Minh thảm bại, 10 vạn quân Minh bị vây khốn phải đầu hàng.

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn”

Với tư tưởng:

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

Nguyễn Trãi nhiều lần viết thư khuyên nhủ các tướng quân Minh đầu hàng, đồng thời ông cũng một mình 5 lần vào thành Đông Quan gặp các tướng quân Minh phân tích tình hình, khuyên nhủ quân Minh nên đầu hàng.

Trước sự chân thành của Nguyễn Trãi, 10 vạn quân Minh đã mở cửa thành đầu hàng. Dù quân Minh gây nhiều tội ác, Nguyễn Trãi cùng các tướng Lam Sơn đều có thù nhà với quân Minh, thế nhưng nghĩa quân Lam Sơn không chỉ tha chết cho 10 vạn quân Minh mà còn cung cấp đầy đủ lương thực, ngựa, thuyền, tu sửa đường xá để 10 vạn quân rút về nước.

Nguyễn Trãi khuyên hàng

Người Trãi vào thành Đông Quan thuyết phục tướng lĩnh quân Minh đầu hàng. Ảnh trithucvn.net

Tha chết cho 10 vạn quân từng gây nhiều tội ác khiến “trúc Nam Sơn không ghi hết tội”, “nước Đông Hải không rửa sạch mùi” trong lịch sử chỉ xảy ra ở Đại Việt, trở thành điểm sáng chói lọi, huy hoàng trong sử Việt.

Không dùng tư tưởng “đấu tranh” như ngày nay, vốn chỉ làm tăng thêm thù hận giữa hai bên, khiến chiến tranh không dứt. Tấm lòng đại nghĩa của Nguyễn Trãi và nghĩa quân Lam Sơn khiến Đội quân được gọi là “thiên triều” ấy chỉ có thể cảm kích, “hổ thẹn đến rơi nước mắt”, thua trận phải tâm phục khẩu phục sau này không còn có ý tưởng dòm ngó nước namĐó cũng chính là dùng đức để cảm hóa nhân tâm.

dùng ngươi quân tử, bỏ kẻ tiểu nhân”

Khi vua Lê thánh Tông mới lên ngôi, đất nước chìm trong quốc nạn tham nhũng, tướng sĩ thì lo hưởng lạc; quan lại chia bè phái và tham nhũng; người dân đói khổ oán thán, nhà Vua nhìn nhận rằng nạn tham nhũng là nguyên nhân lớn nhất cần phải tiêu diệt.

Nhà Vua bổ sung hoàn thiện bộ luật Hồng Đức, nhằm tăng sức mạnh chống tham nhũng cho bộ luật này,

Lê Thánh Tông

Vua Lê Thánh Tông. (Ảnh từ nghiencuulichsu.com)

Vua Lê Thánh Tông chỉ dùng bậc hiền tài, loại trừ kẻ xu nịnh, việc này được thực hiện từ các quan to nhất đầu triều xuống dưới, khiến các quan chức vốn chỉ lo tiến thân bằng nịnh bợ không còn đất dụng võ, nạn tham nhũng đang tàn phá đát nước bị đẩy lùi và dẹp bỏ.

Vào tháng 12/1463 Vua cho gọi 5 quan Thượng Thư đứng đầu 5 bộ vào Triều để nói về việc dùng người như sau: “Ta và các ngươi thề với trời đất dùng ngươi quân tử, bỏ kẻ tiểu nhân, ngày đêm chăm chắm không lơi, các ngươi chớ có lãng quên đấy!” (Đại Việt Sử ký Toàn thư)

Thời vua Lê Thánh Tông Đại Việt bước vào thời kỳ thịnh trị, sử sách thời này có ghi nhận rằng “ Ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa, hầu như không có trộm cắp”, dân gian có câu rằng:

Đời vua Thái Tổ, Thánh Tông

Thóc lúa đầy đồng, chẳng mất mát chi”.

“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?”

Dù trong nước được yên ổn, nhưng biên giới luôn có ngoại bang dòm ngó. Vua Lê Thánh Tông chủ động điều binh đánh Bồn Man, Lão Qua quấy rối phía Tây; Nhà Minh ở phía bắc; Chiêm Thành ở phương nam

Trước sự xâm lấn của quân Minh, vua Lê Thánh Tông cho quân đánh bại rồi đuổi theo vượt qua mốc biên giới, buộc nhà Minh phải sai sứ đến thương nghị.

Cuộc thương nghị về chủ quyền biên giới với nhà Minh rất cam go, nhà Vua nói với các quan phụ trách việc biên cương, đứng đầu là Thái bảo Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy rằng: Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di (Đại Việt sử ký toàn thư).

Với chính sách đối nội và đối ngoại như vậy, Đại Việt có được thời kỳ toàn thịnh, và được xem là cường quốc vào lúc đó.

“Đạo trị nước phải gây dựng nhân tài”

Minh Mạng là vị Vua nổi tiếng thời nhà Nguyễn, Việt Nam dưới thời ông trị vì trở thành cường quốc trong khu vực khiế ngoại bang phải nể sợ, Ai Lao thần phục, Campuchia mong được bảo hộ, diện tích Việt Nam lúc đó rộng 575.000 km2 tức gần gấp đôi so với bây giờ.

Để xây dựng Giang Sơn hùng mạnh, nhà Vua tin dùng người tài, ghét kẻ xu nịnh, nhà Vua từng nói rằng  “Đạo trị nước phải gây dựng nhân tài”.

Trần Hưng

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc