Home » Cổ truyền, Văn hóa » Nhà Hậu Trần: P1 – Đại chiến bến Bô Cô tiêu diệt 10 vạn quân Minh, chấn động Nam Kinh

Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nhưng không chống được ngoại xâm. Dù quân đông, thành trì vững chắc, nhưng với việc giết chết 400 tướng lĩnh nhà Trần để cướp ngôi khiến cho nhà Hồ không có tướng nào đủ sức cầm quân, không có kinh nghiệm nên nhanh chóng bị quân Minh đánh bại.

Mặt khác cuộc chiến chống ngoại xâm của nhà Hồ là một cuộc chiến cô độc bởi không được lòng dân. Quân Minh đã khéo léo nói rằng cuộc tấn công của mình nhằm khôi phục nhà Trần nên ban đầu có nhiều người tin theo. Chỉ đến khi quân Minh tiến vào thành Đông Đô (tên gọi thành Thăng Long thời đấy) cướp bóc dân chúng, người dân mới hiểu rằng đây thực chất là một cuộc xâm lược

Nhiều cuộc khởi nghĩa chống quân Minh nổ ra khắp nơi, đặc biệt cuộc khởi nghĩa của tôn thất nhà Trần được dân chúng ủng hộ.

Giản Định Đế khởi binh

Năm 1407 khi nhà Hồ bị đánh bại, được sự giúp đỡ của thổ hào vùng Yên Mỗ (Ninh Bình) là Trần Triệu Cơ, con trai Thượng Hoàng Trần Nghệ Tông là Trần Ngỗi tự xưng Hoàng Đế (hiệu là Giản Định Đế) lập ra nhà Hậu Trần, dấy binh chống lại quân Minh.

Ban đầu quân nhà Hậu Trần ở thế yếu nên bị danh tướng nhà Minh là Trương Phụ đánh bại, phải rút đến Hoá Châu. viên Đại tri châu Hóa châu là Đặng Tất giết quan nhà Minh, đưa hơn 1 vạn quân theo Giản Định Đế, từ đó Đặng Tất trở thanh danh tướng của nhà Hậu Trần, được phong Quốc công chỉ huy quân Hậu Trần.

Nguyễn Cảnh Chân cũng đưa quân khởi nghĩa của mình gia nhập quân của Giản Định Đế và được phong làm Đồng Tri khu mật tham mưu quân sự.

Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân trở thành trụ cột cho nhà Hậu Trần, Đặng Tất chỉ huy toàn quân, còn Nguyễn Cảnh Chân làm quân sư cho Giản Định Đế.

Lúc này xảy ra chiến tranh giữ nhà Minh và Mông Cổ, Triều đình nhà Minh cho gọi Trương Phụ và Mộc Thạnh về nước.

Giải phóng vùng đất phía nam, quân Minh phải tăng viện

Nhân cơ hộ này Giản Định Đế cho quân nam tiến, đến cuối năm 1408 thì giải phóng toàn bộ khu vực phía nam là Thanh Hóa, Nghệ An, Diễn Châu, Tân Bình, Thuận Hóa .

Sau khi đánh chiếm được phía nam, danh tướng Đặng Tất vâng lệnh Giản Định Đế đưa toàn quân ra bắc, khi đến Tràng An (Ninh Bình ngày nay) thì rất đông hào kiệt hưởng ứng.

Tin dữ báo về Triều đình nhà Minh, vua Minh vội cử Mộc Thạnh đưa thêm 5 vạn viện binh nam tiến đánh dẹp nhà Hậu Trần.

Quân Hậu Trần cũng dưỡng quân, rèn vũ khí, đóng thêm các chiến thuyền, tuyển thêm quân sẵn sáng ứng chiến với quân Minh.

Trận chiến lịch sử tại bến Bô Cô

Mộc Thạnh chỉ huy 10 vạn quân tiến đánh Nam Định tại bến Bô Cô, quân Hậu Trần có 6 vạn quân do Giản Định Đế và Quốc công Đặng Tất chỉ huy. Cả hai bên đều có cả thủy binh và bộ binh, Bô Cô trở thành nơi diễn ra trận quyết chiến ác liệt nhất.

Mộc bản Triều Nguyễn ghi chép diễn biến trận Bồ Cô. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (luutru.gov.vn)

Mộc bản Triều Nguyễn ghi chép diễn biến trận Bồ Cô. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (luutru.gov.vn)

Trận Bô Cô

Mộc bản Triều Nguyễn ghi chép diễn biến trận Bồ Cô. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (luutru.gov.vn)

Quân Hậu Trần đắp chiến lũy chắc chắn hai bên bờ bắc và bờ nam, Đặng Tất cho quân đóng cọc dưới sông chuẩn bị sẵn. Quân Minh đặt kỳ vọng trận chiến này, Mộc Thạnh cho quân tiến đánh, hai bên giáp chiến ác liệt.

Khoảng 11 giờ ngày 14 tháng chạp năm 1408 quân Minh tấn công. Trên bộ Đô ty Lữ Nghị (Đô ty là chức quan cai trị Giao Chỉ, Lữ Nghị cũng có sách viết là Lã Nghị) chỉ huy tiền quân tấn công chiến lũy tại bờ bắc của quân Hậu Trần. Quân Minh bắn hỏa pháo rồi thúc bộ binh ào lên, do có thời gian chuẩn bị nên chiến lũy quân Hậu Trần vẫn vững dưới hỏa pháo quân Minh.

Quân Minh khi đến chân chiến lũy thì dùng thang mây ào ạt trèo lên, quân Hậu Trấn chống trả quyết liệt.

Cùng lúc với cánh quân trên bộ, các chiến thuyền của quân Minh từ sông Châu Giang (Hà Nam ngày nay) tiến đến sông Lộ Bố rồi tiến đánh thủy quân Hậu Trần. Quân Minh tính toán khi bộ binh làm chủ được các chiến lũy bờ bắc thì thủy binh cũng làm chủ khúc sông này. Sau đó bộ binh sẽ lên thuyền đến đến bờ nam đánh dứt điểm quân Hậu Trần.

Thế nhưng chỉ huy thủy binh nhà Hậu Trần là con trai là danh tướng Đặng Dung (con trai danh tướng Đặng Tất) cho quân nghênh chiến đánh quân Minh từ xa quyết không cho vào trận địa chính trên sông, bởi vì trên sông lúc này có trận địa cọc. Kế hoạch của Đặng Tất là đợi lúc thủy triều lên che đi bãi cọc mới rút lui.

Trên bộ, do đường đến chiến lũy quân Hậu Trần hẹp, nên quân Minh không thể cho cùng lúc toàn quân xông lên được. Vì thế trung quân Mộc Thạnh kéo dài dồn ứ ở phía sau tiền quân của Lữ Nghị. Đặng Tất từ trên cao quan sát trận địa đã thấy được điều này, ông cho lực lượng quân mai phục ở hai bên đường lặng lẽ áp sát quân Minh.

Cuộc chiến trên bộ ở bờ bắc bến Bô Cô vẫn ác liệt, quân Minh cậy đông lăn xả vào tấn công dù tử trận nhiều, chiến lũy quân Hậu Trần vẫn đứng vững. Lúc này quân mai phục của Hậu Trần đã tiến đến ven đường nơi trung quân Minh bị dồn ứ phía sau.

Từ trên cao Đặng Tất cho phất cờ bắn pháo hiệu. Từ bãi lau sậy 2 bên đường hàng vạn quân Hậu Trần bất ngờ tấn công quân Minh. Dù có quân đông và tinh nhuệ nhưng quân Minh bị bất ngờ không kịp trở tay đối phó.

Quân Minh bị chết như ngả rạ, các tướng quát tháo chỉnh đốn lại hàng ngũ nhưng âm thanh ấy bị át bởi tiếng hò reo của quân nam, quân Minh bị chia cắt và tiêu diệt.

Lúc này đã là buổi trưa, thủy triều lên đã che bãi cọc ngầm. Thủy quân Hậu Trần sau một thời gian ra sức chống đỡ thì như như đã kiệt sức và rút ui. Quân Minh hăm hở hò reo đuổi theo. Đến bãi cọc ngầm, thuyền quân Hậu Trần loại nhỏ và nhẹ nên lướt qua bãi cọc; thuyền quân Minh to lớn, đáy chìm sâu dưới nước bị đâm vào bãi cọc và vỡ, thuyền phía sau theo đà lao lên cũng bị đâm vào thuyền phía trước hoặc va vào cọc ngầm.

Cọc ngầm

Minh họa trận địa cọc ngầm. Ảnh từ motthegioi.vn

Thuyền quân Hậu Trần lúc này mới quay lại tiến đánh, các chiến thuyền của Hậu Trần trong bãi lau sậy 2 bên sông cũng đổ ra tấn công. Thủy quân Minh thua to, số còn lại quay đầu bỏ chạy. Nhưng thuyền quân Minh to lớn hơn nên di chuyền chậm chạp không sao thoát khỏi thuyền quân Hậu Trần, toàn bộ hơn 2 vạn thủy quân Minh bị tiêu diệt tại bến Bô Cô.

Cuộc chiến thủy quân kết thúc, nhưng cuộc chiến trên bộ vẫn diễn ra. Trong khi tiền quân và trung quân nhà Minh có nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, thì đến chiều hậu quân Minh do Lưu Tuấn chỉ huy đã đến ứng cứu, có thêm quân ứng cứu, quân Minh cố gắng lật ngược thế trận.

Hai bên kịch chiến, quân Hậu Trận xông trận lâu bắt đầu có dấu hiệu xuống sức.

Lúc này Đặng Tất cũng phát lệnh tổng tấn công, lập tức quân Hậu Trần ở bờ nam lên thyền tiến đến bờ bắc, quân trong các chiến lũy cũng mở cửa xông ra ngoài. Đích thân vua Giản Định trên núi cao gióng trống trận, quân Việt hồ hởi lao vào trận quyết đánh bại quân Minh.

Quân Minh cầm cự được một hồi thì hoàn toàn vỡ trận, quân tướng cắm đầu bỏ chạy. Quân Hậu Trần truy kích đến cùng khiến quân Minh tử trận rất nhiều. Mộc Thạnh phải nhờ binh tướng cố phá vây mới chạy thoát về thành Cổ Lộng (ở gần Bô Cô).

Nhiều tướng nhà Minh cai trị hà khắc, có nợ máu với người Việt tử trận như Thượng thư Lưu Tuấn, Đô ty Lữ Nghị, Tham chính Lưu Dục, Đô chỉ huy Liễu Tông v.v… cùng 10 vạn quân Minh (gồm cả 5 vạn viện binh mới sang) bị tiêu diệt hoàn toàn. Nhà Hậu Trần cũng bị mất hơn 1 vạn quân.

Chiến thắng vang dội bến bến Bô Cô khích lệ tnh thần binh sĩ Hậu Trần, Giản Định Đế nghĩ đến việc tiến quân vào thành Thăng Long nhằm lên ngôi.

Trong khi đó tại Nam Kinh, tin thất trận bay đến, viện binh vừa sang bị tiêu diệt hoàn toàn khiến Triều đình nhà Minh thất kinh. Vua Minh nghĩ đến việc phải đưa lại Trương Phụ dến Giao Chỉ, bởi chỉ có viên tướng đầy kinh nghiệm này mới hy vọng có thể bình định được.

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc