Home » Cổ truyền, Văn hóa » Hoàng Công Chất: Lãnh Chúa ghi dấu ấn với người dân Tây bắc (Phần 1)

Vào thời vua Lê chúa Trịnh, Tây Bắc là nơi sinh sống của các n tc thiểu số, nơi đây vốn ở xa Triều đình, lại liên tục bị các đội quân địa phương, quân thổ phỉ từ nhà Thanh, Thượng Lào đến tấn công, chiếm đóng cướp bóc của dân. Triều đình do ở xa nên cũng không đoái hoài hay lo cho dân được.

Vì thế mà người dân Tây Bắc phải tự bảo vệ mình, mỗi vùng đất đều có các Chúa nhằm bảo vệ dân chúng.

Giặc Phẻ tàn sát dân Tây bắc

Từ đầu thế kỷ 18 nhóm cư dân Tày – Thái ở Thượng Lào và miền nam Vân Nam của nhà Thanh liên tục tấn công đến Mường Thanh. Người dân Tây bắc gọi chúng là giặc Phẻ (hay còn gọi là Phọng, Nhuồn). Chỉ huy giặc Phẻ là Phạ Chẩu Tin Toòng (nghĩa là ông tướng nhà trời).

Năm 1740 giặc Phẻ đưa quân đến chiếm Mường Thành (Điện Biên). Chúa người Tày Lự không chống được phải bỏ trốn, kết thúc 19 đời Chúa ở đây.

Chiếm được Mường Thành, giặc Phẻ tiếp tục tiến đến cướp phá Sơn La, gây nhiều đau thương tang tóc cho bản Mường nơi đây. Các Chúa người Thái phải cầu cứu Triều đình chúa Trịnh. Quân Triều đình đến nhưng phải vô cùng vất vả mới đuổi đươc giặc Phẻ chạy về Mường Thanh.

Đến đây thì quân Triu đình cũng không còn lực và cũng không muốn tiến tiếp đến Mường Thanh đuổi giặc Phẻ. Tại Mường Thanh giặc Phẻ mặc sức cướp bóc tàn sát dân chúng. Chúng dồn trẻ em đến cánh đồng trũng, rồi tháo nước vào ngập đồng giết hết trẻ em trong đó. Khi cạn nước thì cánh đồng phơi trắng đầu lâu và xương người. Vì thế đồng bào Thái ở Điện Biên gọi cánh đồng này là “Tòng Khao”. Ở Mường Thanh có rất nhiều tên gọi như thế nhằm ghi lại tội ác tày trời của lũ giặc Phẻ.

Nhiều người dân phải phiêu bạt khp nơi. Nhiều thủ lĩnh tập hợp dân chúng chống lại nhưng đều bị thất bại. Những người chống đối bị voi dày, tẩm dầu vào đốt đến chết, đầu lâu bị mang ra bêu dưới chân thành Tam Vạn.

Nghĩa quân Hoàng Công Chất

Lúc này, Đàng Ngoài trong giai đoạn sup sụp, chúa Trịnh Giang chỉ lo ăn chơi, bỏ mặc dân chúng, phủ Chúa quanh năm hội hè, quan lại hoành hoành đục khoét, dân chúng thống khổ. Đê sông Hồng, sông Mã mấy năm liền bị vỡ khiến hạn hán lũ lụt gây mất mùa, dân chúng đói khổ lại phải lo đóng thuế. Cuộc sống cùng quẫn khiến dân chúng nổi lên, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra trong thời gian này.

Các cuộc khởi nghĩa này dần dầ bị dậ tắt, duy chỉ có cuộc khỏi nghĩa Hoàng Công Chất là tồn tại lâu nhất, đến 30 năm cho đến khi ông mất.

Hoàng Công Chất tên thật Hoàng Công Thư sinh năm 1706 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Hoàng Xá, huyện Thư Trì, trấn Sơn Nam Hạ, tỉnh Thái Bình, nay thuộc xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư

Lớn lên trong cảnh dân chúng đói khổ, tại Triều đình, chúa Trịnh Giang lấn át vua Lê, chỉ lo ăn chơi sa đọa, sưu cao thuế nặng khiến người dân oán thán. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi, năm 1739 Hoàng Công Chất gia nhập cuộc khởi nghĩa của hai anh em Nguyễn Tuyển và Nguyễn Cừ ở Ninh Xá.

thu-linh-nghia-quan

Thủ lĩnh. Minh hoa từ Bình Phước Online

Năm 1741, cuộc khởi nghĩa bị thất bại, thủ lĩnh Nguyễn Tuyển bị hạ sát, Nguyễn Cừ bị bắt. Hai tướng trụ cột là Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân, nhưng tách ra thành hai cánh quân khác nhau.

Hoàng Công Chất đưa quân đến hoạt động ở Sơn Nam, giỏi thủy chiến, thường ra vào nơi cỏ rậm bùn lầy không để lại dấu vết khiến quân Trịnh khốn đốn. Trong khi đó Nguyễn Hữu Cầu đưa quân đến Đồ Sơn và xây dựng nơi đây thành căn cứ vững chắc. Hai nghĩa quân liên kết với nhau khá chặt chẽ khiến quân Trịnh tổn thất lớn.

thuy-quan

Thủy quân. Minh họa từ Bình Phước Online

Để đới phó với nghĩa quân ở Sơn Nam, năm 1743 thống lĩnh Trương Nghiêu đưa quân tiến đánh nghĩa quân, cuộc chiến lớn đã diễn ra. Cuối cùng nghĩa quân đã dẩy lui cuộc tấn công này, giữ vững căn cứ.

Lúc này chúa Trịnh Doanh đã lên ngôi thay cho Trịnh Giang, cho người đến chiêu an. Hoàng Công chất quyết định trá hàng nhằm có thời gian củng cố lực lượng sau cuộc chiến lớn với quân Trịnh. Chúa Trịnh Doanh đồng ý ban tước cho Hoàng Công Chất, giao cho quản lý vùng Sơn Nam, nhưng phải giải binh và về Triều yết bái. Hoàng Công Chất không nghe theo và nhân cơ hội chiếm luôn phủ lỵ Khoái Châu.

Chúa Trịnh Doanh điều đại quân đến đánh, nghĩa quân bị thiệt hại nặng nhưng vẫn làm chủ được vùng Khoái Châu.

Năm 1745 chúa Trịnh Doanh giao cho Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Đình Trọng đưa quân tiến đánh nghĩa quân Nguyễn Hữu Câu ở Xương Giang. Tận dụng cơ hộ này, Hoàng Công Chất cho quân tiến đánh Thường Tín – Phú Xuyên, chiếm Phù Vân, bắt được Trấn thủ Sơn Nam là Hoàng Công Kỳ. Chiến thắng này đã cổ vũ rất lớn cho người dân ở Sơn Nam. Nghĩa quân cũng tiến đánh các huyện lân cận nhằm hỗ trợ cho nghĩa quân của Nguyễn Hữu Cầu.

Sau một thời gian liên tc lo chống đỡ quân Triều đình, năm 1746 Nguyễn Hữu Quân cho quân về Sơn Nam liên kết với quân của Hoàng Công Chất. Thấy Sơn Nam gặp nguy, chúa Trịnh Doanh cho Phạm Đình Trọng đưa quân trong thành Thăng Long đến giải nguy.

Thấy quân trong thành Thăng Long được điều bt đi, năm 1748 Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất lên kế hoạch tiến quân thẳng vào thành Thăng Long. Hai nghĩa quân quyết định bí mật tập trung quân ở bến Bồ Đề rong đêm, rồi tấn công Thăng Long.

Tuy nhiên cuộc chuyển quân lại chậm hơn kế hoạch, đến sáng hai nghĩa quân mới tập kết đến Bồ Đề nên không thể giữ đưc bí mật nữa. Chúa Trịnh Doanh phải đích quân thân cầm quân ra chặn lại ở bến Nam Tân, Phạm Đình Trọng đưa quân đánh tập hậu sau lưng nghĩa quân. Nghĩa quân khống thể đánh vào Thăng Long được, phải rút lui.

Sau lần ấy, chúa Trịnh tập trung quân tiến đánh Sơn Nam. Trước sức mạnh của quân Triều đình, nghĩa quân không chống nổi, Nguyễn Hữu Cầu phải đưa quân đến Nghệ An, Hoàng Công Chất đưa quân đưa quân đến Thanh Hóa liên kết với quân của Lê Duy Mật (một hoàng thân nhà Lê muốn đánh Trịnh khôi phục thực quyền cho nhà Lê).

Năm 1750 Hoàng Công Chất đưa quân đến Hưng Hóa, thời dấy Hưng Hóa là vùng đất rất lớn ở Bắc hà, bao gồm các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, một phần lãnh thổ Lào và một phần tỉnh Vân Nam của Trung Quốc ngày nay.

Tại đây Hoàng Công Chất liên kết với quân khởi nghĩa ở giáp biên giới với Vân Nam của nhà Thanh. Triều đình đưa quân đến đánh nhưng bị quân khởi nghĩa đánh bại.

Củng cố lực lượng ở Ai Lao

Đến năm 1751 một loạt các cuộc khi nghĩa bị dẹp, trong có có 2 cuộc khởi nghĩa lớn là của Nguyễn Hữu Cầu và Nguyễn Danh Phương. Triều đình rảnh tay hơn đưa quân tấn công qn của Hoàng Công Chất. Trước sc mạnh của quân Triều đình, Hoàng Công Chất đưa quân chạy Sang tận Ai Lao để củng cố lực lượng.

Cũng vào năm 1751, tại Mường Thanh nơi đang bị giặc Phẻ chiếm đóng, hai thủ lĩnh người Thái là Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh tập hợp dân Mường Thanh chống giặc phẻ. Nhưng lực lượng còn yếu không thể đương đầu được, phải rút lên vùng núi cao bảo toàn lực lượng.

Nghe tin thủ lĩnh Hoàng Công Chất đang ở Ai Lao củng cố lc lượng, Lò Văn Ngải Lò Văn Khanh đã liên kết với nghĩa quân. Hoàng Công Chất sau một thời gian ở Ai Lao củng cố lực lương, khi đã mạnh liền quyết định đến Mường Thanh đánh giặc Phẻ cứu dân chúng nơi đây.

Trần Hưng

Theo trithucvn.org

 

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc