Home » Thế giới » Chính quyền TQ mưu đồ uy hiếp báo chí thế giới
Nhằm gây áp lực lên các công ty quảng cáo, những lời đe dọa và các nhóm côn đồ đã được sử dụng để chống lại các kênh truyền thông độc lập.
Cựu biên tập viên của tờ Minh Báo theo khuynh hướng tự do, ông Lưu Tiến Đồ phải nằm trong bệnh viện ở Hồng Kông vào tháng 2/2014 sau khi bị những gã cầm rìu đánh đập dã man, và bỏ ông lại trong tình trạng nguy kịch. (Chụp màn hình/Mingpao.com)

Cựu biên tập viên của tờ Minh Báo theo khuynh hướng tự do, ông Lưu Tiến Đồ phải nằm trong bệnh viện ở Hồng Kông vào tháng 2/2014 sau khi bị những gã cầm rìu đánh đập dã man, và bỏ ông lại trong tình trạng nguy kịch. (Chụp màn hình/Mingpao.com)

Một đại lý xe hơi địa phương chạy một quảng cáo trên báo Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times). Ngay sau đó, trụ sở của hãng sản xuất ô tô này ở Mỹ nhận được cuộc gọi từ Lãnh sự quán Trung Quốc.

Sự việc xảy ra đã 10 năm trước, nhưng hệ quả vẫn kéo dài đến tận hôm nay. Theo đại diện của một công ty quảng cáo nói, sự việc này khiến công ty của ông tin rằng nếu làm việc với Đại Kỷ Nguyên sẽ bị Lãnh sự quán Trung Quốc gây áp lực lên họ.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn các kênh truyền thông độc lập bằng tiếng Trung phải im lặng. Họ dùng áp lực để cắt giảm doanh số quảng cáo, đây là thủ đoạn chính, cùng với các thủ đoạn ít tinh vi hơn.

Điểm then chốt của doanh thu quảng cáo là các công ty quảng cáo, nơi có khả năng kết nối những người cần quảng cáo với kênh truyền thông. Có khoảng 5, 6 công ty quảng cáo ở Mỹ đặt quảng cáo cho phần lớn các công ty lớn trên các tờ báo tiếng Trung.

Đại Kỷ Nguyên đã gặp đại diện của một số công ty này. Trong một cuộc gặp gần đây, đại diện của một tờ báo nói lên một vấn đề chung.

Người đại diện nói: “Được rồi, nếu tôi đặt quảng cáo khách hàng của tôi lên báo của anh thì tôi biết làm thế nào khi nhận được các cuộc gọi của chính quyền Trung Quốc?”

Một đại diện của công ty quảng cáo khác thậm chí nói thẳng khi làm việc với Đại Kỷ Nguyên: “Rất khó để đi tiên phong trong vấn đề này. Khách hàng của chúng tôi đều là các công ty đa quốc gia. Họ đều kinh doanh ở Trung Quốc. Tôi rất khó đề nghị họ quảng cáo trên Đại Kỷ Nguyên”.

Cánh cửa của văn phòng Đại Kỷ Nguyên ở Hồng Kông sau khi bị bốn kẻ côn đồ đập vỡ vào tháng 3/2006. (Epoch Times)

Cánh cửa của văn phòng Đại Kỷ Nguyên ở Hồng Kông sau khi bị bốn kẻ côn đồ đập vỡ vào tháng 3/2006. (Epoch Times)

Rút các quảng cáo ở Hồng Kông

Không chỉ Đại Kỷ Nguyên bị sụt giảm doanh thu quảng cáo do áp lực của chính quyền Trung Quốc.

Một tuần vào tháng 11 năm 2013, các công ty nhà nước Trung Quốc và các công ty lớn khác đột ngột dừng quảng cáo trên tờ báo độc lập ở Hồng Kông – AM730. Theo người sáng lập tờ báo, ông Thi Vĩnh Thanh (Shih Wing-ching), tờ báo này bị mất đi 17 triệu đô la HK, tương đương 2 triệu USD trong doanh số bán quảng cáo hàng năm.

Ông Thi Vĩnh Thanh nói trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Tôi nghĩ họ đang dùng thủ đoạn tương tự với tất cả các kênh truyền thông khác”

Khoảng cùng thời điểm với việc AM730 bị nhiều nhà quảng cáo rút lui đột ngột, hai ngân hàng lớn của Hồng Kông đã dừng quảng cáo trên tờ báo ủng hộ dân chủ của Hồng Kông – Apple Daily.

Mark Simon, giám đốc thương mại của Next Media, công ty chủ quản của Apple Daily nói với Thời báo phố Wall rằng HSBC và Standard Chartered dừng quảng cáo do sức ép của Bắc Kinh. Các nhà quảng cáo mang lại cho Apple Daily 3.6 triệu USD trong năm 2013.

Jimmy Lai, ông chủ của Next Media, không trả lời đề nghị bình luận qua điện thoại và thư điện tử.

Cái giá của độc lập

Apple Daily là tờ báo ủng hộ mạnh mẽ cho các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông.

Theo Simon, những nhà quảng cáo rút lui do Next Media đưa tin về các cuộc phản đối chống lại ảnh hưởng đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc đại lục ở Hồng Kông.

Ông Thi của AM730 tin rằng tờ báo của ông đã khiến Bắc Kinh thù oán vì “rất nhiều bài báo của chúng tôi tấn công vào các chính sách của Trung Quốc đại lục, cả ở Hồng Kông và ở đại lục”.

Ông Thi nói: “Không khó để hiểu tại sao họ làm vậy. Họ cố chi phối bạn, và truyền thông thì rất có quyền lực. Họ cố làm mọi người tin rằng nếu bạn không làm theo điều họ thích, thì họ có thể dừng việc quảng cáo của bạn”.

John Tang, Giám đốc điều hành của Đại Kỷ Nguyên, biết tại sao chính quyền Trung Quốc cố gây áp lực lên các công ty để họ không quảng cáo trên báo của ông.

Tang nói: “ĐCSTQ biết chúng tôi là một tờ báo nói sự thật về những điều đang xảy ra ở Trung Quốc, và điều này khiến họ lo sợ”.

Tang nói: “Chúng tôi được thành lập bởi những người đã từng bị đàn áp ở Trung Quốc. Chúng tôi đã trải qua môi trường truyền thông ở đó, nơi Đảng Cộng Sản kiểm soát điều mọi người có thể biết và chúng tôi muốn đưa tin chân thực về Trung Quốc đến mọi người ở Trung Quốc và trên thế giới”

Tang nói: “Người dân Trung Quốc tin tưởng chúng tôi. Khi dịch SARS bùng nổ, họ biết Đại Kỷ Nguyên sẽ nói với họ điều gì đang thực sự xảy ra”.

Vào năm 2004, Đại Kỷ Nguyên đưa một loạt bài xã luận, “Chín bài bình luận về Đảng Cộng Sản” (Cửu Bình), viết về lịch sử của Đảng Cộng Sản, không bị kiểm duyệt. Việc này đã khai sinh ra phong trào từ bỏ bất cứ tổ chức nào liên quan đến Đảng (thoái Đảng). Đến nay, đã có 174 triệu người tham gia.

Côn đồ xuất hiện

Ngăn cản quảng cáo chỉ là một cách mà chính quyền Trung Quốc tìm cách để bịt miệng truyền thông độc lập. Thủ đoạn dùng các nhóm côn đồ cũng được họ sử dụng.

Tháng 7 năm 2013, ông Thi của AM730 bị tấn công khi đang ở trong ô tô. Một tháng trước đó, một chiếc ô tô đâm đổ cổng nhà ông Jimmy Lai của tờ Apple Daily. Theo cách thường xảy ra trong cảnh của phim về Ma-fi-a, một chiếc rìu và một con dao được để lại hiện trường. Ba tuần trước đó, hai gã đàn ông đánh xuất bản viên của iSun Affairs, ông Chen Ping, khi ông ra khỏi văn phòng.

Tháng 2 năm 2014, biên tập viên ủng hộ tự do của tờ nhật báo tiếng Trung Minh Báo, ông Lưu Tiến Đồ đã bị những gã côn đồ mang dao tấn công, để ông lại trong tình trạng nguy kịch. Một số nhà quan sát Hồng Kông nói đây giống như kiểu tấn công của hội Tam Hoàng, nhằm gửi một thông điệp cảnh cáo, chứ không giết nạn nhân.

Cuối tháng 7, Home News, một trang mạng ủng hộ dân chủ lớn nhất của Hồng Kông, đã rút toàn bộ bài viết của họ khỏi trang web. Tất cả chỉ còn lại thông điệp của một trong số những người sáng lập, Tony Tsai, ám chỉ đến một môi trường ngày càng bị “sức ép chính trị” và “sợ hãi” ở Hồng Kông.

John Tang, Giám đốc điều hành của Đại Kỷ Nguyên, nói ông đã mắt thấy tai nghe cách mà ĐCSTQ hăm dọa các nhà báo.

Tang nói rằng chỉ vài tháng sau khi Đại Kỷ Nguyên hoạt động vào năm 2000, vài chục nhân viên của họ bị bắt ở Trung Quốc. Một số bị giam trong tù trên 10 năm. Một số bị tra tấn dã man.

Tang nói: “Những kẻ côn đồ đã vài lần cố đột nhập vào phòng in của chúng tôi ở Hồng Kông. Năm 2006, những kẻ côn đồ đột nhập vào nhà của giám đốc công nghệ thông tin của chúng tôi, chĩa súng vào anh, trói anh lại và đánh anh dã man. Họ chỉ lấy đi máy tính của anh”.

Tang nói: “Trang mạng của chúng tôi liên tục bị tấn công và các phóng viên của chúng tôi đôi khi bị đe dọa giết chết.”

Truyền thông quốc tế tự kiểm duyệt

Trong hàng thập kỷ, ĐCSTQ đã tìm cách thống trị truyền thông tiếng Trung. Gần đây, truyền thông tiếng Anh bắt đầu đối mặt với những lựa chọn khắc nghiệt như Đại Kỷ Nguyên, AM730, và Apple Daily gặp phải.

Tất nhiên, các nhà báo quốc tế từ lâu đã biết đến các luật lệ hà khắc khi đưa tin về Trung Quốc. ĐCSTQ tưởng thưởng cho các kênh truyền thông đưa tin làm vui lòng họ, và trừng phạt những kênh không làm như vậy.

Những điều này chủ yếu được họ làm một cách bí mật. Cuối năm 2013, âm mưu của ĐCSTQ hăm dọa báo chí đã bị đưa ra công luận.

Tháng 11 năm 2013, theo tin của thời báo New York, chính quyền Trung Quốc đe dọa cắt bỏ các nguồn tài chính của Bloomberg ở Trung Quốc vì một tin tức điều tra, và Bloomberg đã phải rút tin tức điều tra đó khỏi báo của họ. Tháng 12 năm 2013, các phóng viên của Bloomberg và thời báo New York đã bị tạm ngừng thị thực vì đưa tin tức nghiêm trọng về Trung Quốc.

Những âm mưu của ĐCSTQ trong việc kiểm soát đưa tin về chính quyền Trung Quốc đã dấy lên những cuộc tranh luận dai dẳng ở bên ngoài Trung Quốc về liệu một kênh truyền thông nên hy sinh các nguyên tắc của họ để có thể hoạt động được ở Trung Quốc hay không.

Với ông Thi của AM730, đây là câu hỏi chỉ có một câu trả lời.

Ông Thi nói rằng duy trì sự độc lập của tờ báo của ông không phải là vấn đề dễ hay khó. Mà nó là vấn đề nguyên tắc. Thi nói: “Tôi thà đóng công ty của tôi hơn là bị kẻ khác lợi dụng”.

Ông John Tang của Đại Kỷ Nguyên nói, “Bằng cách đưa tin trung thực về Trung Quốc, chúng tôi đang giúp Trung Quốc đi đến một tương lai tốt đẹp hơn. Mọi người nên đặt sang một bên sự sợ hãi của họ và ủng hộ điều đó”.

Joshua Philipp

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc