Bộ máy chính quyền Trung Quốc thời gian qua liên tục có sự xáo trộn nhân sự, nhiều quan chức bị thanh trừng. Sau vụ việc “mất tích” của các quan chức cấp cao như Tần Cương và Lý Thượng Phúc, gần đây tung tích của Phó chủ tịch Quân ủy Trương Hựu Hiệp cũng thu hút chú ý.
Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc mất tích
Lý Thượng Phúc giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng đột nhiên biến mất 3 tuần liền gây đồn đoán. Tờ Financial Times của Anh có phân tích rằng Lý Thượng Phúc bị cách chức để điều tra về tham nhũng khi còn giữ chức Cục trưởng Cục Phát triển Thiết bị từ năm 2017 – 2022
Lý Thượng Phúc là bạn tâm giao của Tập Cận Bình, lại thuộc diện “huyết thống đỏ” (con cháu lãnh đạo Đảng) nên thăng tiến rất nhanh.
Thế nhưng giờ đây khi các nguyên lão lãnh đạo Đảng có ý chê trách Tập Cận Bình, khiến Tập Cận Bình lại lo lắng những “huyết thống đỏ” có thể nghe theo các nguyên lão mà phản lại mình, đặc biệt là có những dấu hiệu bất mãn trong quân đội khi các quan chức cấp cao bị bắt như Lý Ngọc Siêu (Tư lệnh Quân chủng Tên lửa) là Lưu Quang Bân (Liu Guanbin) và Trương Chấn Trung (Zhang Zhenzhong) đều bị bắt
Tập Cập Bình dường như đang tìm cách loại trừ người của thế hệ đỏ, như thế sẽ làm gia tăng mối bất hòa với các bậc nguyên lão.
Truyền thông báo chí dọn đường
Hôm 17/9 báo Quân sự của ĐCS Trung Quốc đã đăng bài báo có tiêu đề “Khuyến khích cán bộ hăng hái làm việc có trách nhiệm”, bài báo này nói rõ việc vô trách nhiệm của các cán bộ, và để giải quyết khắc phục thì “lên chức được cũng xuống chức được”.
Bài báo này nêu hiện tượng “hành xử tùy tiện”, “tính toán vị lợi”, “tạo dựng hình ảnh, thành tích”. Bài viết cũng cho hay về hiện tượng cán bộ lãnh đạo quân đội có vấn đề “không dám gánh trách nhiệm, không hành động gì”, nhiều công việc “không cố gắng cho tiến bộ, chỉ loay hoay chiếu lệ”, v.v…
Phó Chủ tịch Quân ủy Trương Hựu Hiệp vắng mặt trong nhiều cuộc họp quan trọng
Vào năm ngoài (2022) ông Trương Hựu Hiệp (72 tuổi) bất ngờ vào Bộ Chính trị, đồng thời được bổ nhiệm vào làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Việc Trương Hựu Hiệp vắng mặt trong các cuộc họp quan trong dấy lên đồn đoán rằng ông bị quản thúc tại gia, người thân cũng bị giám sát, các thuộc hạ bị “cắt tỉa”, tuy nhiên thông tin này chưa được xác thực.
Thoe ông Chương Thiên Lượng, người dẫn chương trình truyền thông nổi tiếng “Chính luận thiên hạ” thì Tập Cận Bình rất xem trong Trương Hựu Hiệp, nhưng hai người lại khác nhau về quan điểm đối với các “Thái tử đảng”.
Ông Chương Thiên Lượng cũng cho rằng Trương Hựu Hiệp và Lý Thượng Phúc là hai nhân vật thân thế “huyết thống đỏ” duy nhất còn lại trong quân đội, nếu họ cũng bị thanh trừng thì các “Thái tử đảng” còn lại sẽ thống nhất chống lại Tập Cận Bình
Thế nhưng cũng có các ý kiến khác cho rằng Tập Cận Bình đang tìm cách tránh nạn theo dự ngôn cổ xưa.
Dự ngôn cổ xưa
Trước một loạt quan chức cấp cao mất tích, còn Tâp Cận Bình thì thoắt ẩn thoắt hiện: Như biến mất khỏi hội nghị thượng đỉnh G20, từ chối phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh BRICS, vắng mặt trước công chúng quốc nội trong những sự kiện quan trọng, với những lịch trình công du thay đổi liên tục. Nhiều người cho rằng điều này có liên quan đến dự ngôn hung hiểm và Tập Cận Bình đang tìm cách tránh dự ngôn này.
Cuốn sách dự ngôn “Thiết Bản Đồ” không rõ từ thời nào của Trung Quốc, trang cuối có một bức tranh miêu tả rằng: Giữa hai đỉnh núi, có bốn con chim đen lần lượt bay qua, con chim trắng bay sau cùng đụng vách đá rơi xuống chết ở lưng chừng núi bên phải, máu bắn tung tóe trên vách đá.
Mà chim lông trắng 白羽, hai chữ này ghép lại thành chữ ‘Tập’ 習 ứng với tên ông Tập Cận Bình. 4 con chim lông đen qua qua ban đầu là các lãnh đạo Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, đây là những lãnh đạo uy quyền lâu dài nhất của Trung Quốc.
Đồng thời quẻ tượng 46 trong cuốn sách dự ngôn nổi tiếng “Thôi bối đồ” có nhắc đến người lính đeo cung và binh biến cung đình:
Có một quân nhân thân đeo cung
Chỉ nói ta là ông đầu trắng
Bên trong cửa Đông kiếm vàng phục
Dũng sĩ cửa sau vào cung vua
Nguyên văn chữ Hán là “Bạch đầu ông” thì chữ Bạch (白) và chữ Ông (翁) ghép thành chữ Tập Công (習翁), nghĩa là Ông Tập.
Rất có thể ông Tập Cận Bình cho rằng con “chim lông trắng” hay “bạch đầu ông” bị bắn chết, vì thế mà đã liên tục thay đổi lãnh đạo quân đội ở bộ phận tên lửa, vì ngày nay cung tên chính là tên lửa.
Dù đã có một loạt những thay đổi nhân sự lãnh đạo trong quân đội để bảo vệ cho mình, nhưng điều đó liệu có thể thay đổi được các dự ngôn vốn rất ứng nghiệm trước đó. Nhất là dù dự ngôn nào cũng đã tiên đoán trước về sự sụp đổ không thể tránh khỏi của ĐCS trung Quốc trong giai đoạn này.
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!