Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Triệu Đà chết, ngôi Vua lại được truyền cho con cháu An Dương Vương

Câu chuyện Mỵ Châu và Trọng Thủy đã đi sâu vào trong tiềm thức văn hóa người Việt, có lẽ không người Việt nào là không biết. Câu chuyện kể về vua An Dương Vương không nghe lời hiền thần, mà nghe theo lời các Lạc Hầu vốn đã bị mua chuộc bởi Triệu Đà mà đồng ý kết thông gia, dẫn đến nhà nước Âu Lạc bị mất.

Trọng Thủy được ở rể đã tìm cách phá nỏ thần, sau đó về nước mang theo bí mật về thành Cổ Loa. Khi Triệu Đà cho quân tiến đánh Âu Lạc, An Dương Vương thua trận đành cưỡi ngựa cùng Mỵ Châu chạy trốn,

Mỵ Châu nhớ lời dặn của Trọng Thủy khi đi đâu thì mặc áo lông ngỗng, nhờ đó Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng mà đuổi sát theo An Dương Vương. Khi chạy tới đèo Mộ Dạ (thuộc đất Diễn Châu, Nghệ An bây giờ) thì ngựa cùng sức kiệt, vua ngoảnh mặt ra biển và khấn Kim Quy. Rùa “Kim Quy” xuất hiện nói rằng “giặc đang ở sau lung Vua đó”.

Vua An Dương Vương thấy Mỵ Châu đang dứt lông ngỗng ném xuống ra thì hiểu vì sao Trọng Thủy có thể đuổi sát theo mình, liền chém Mỵ Châu. Trước khi chết Mỵ Châu nói rằng: ““Oan cho con lắm. Nếu con là kẻ bất trung có lòng hại cha,  khi chết, thân xác con sẽ biến thành tro bụi. Bằng không hóa thành ngọc, thành đá trôi về hầu cha”.

Mỵ Châu

Vua An Dương Vương cưỡi Mỵ Châu chạy trốn. Ảnh từ kienthuc.net.vn)

Trọng Thủy biết trước mình đưa quân tiến đánh có nhiều cơ hội thắng, nên trao áo lông ngỗng cho Mỵ Châu cốt là để tìm được vợ của mình lúc loạn lạc. Mỵ Châu bứt lông ngỗng là nghe theo lời Trọng Thủy chứ không có bụng hại cha.

Trọng Thủy đuổi tới bờ biển thì thấy vợ mình đã mất rồi thì khóc than, đưa Mỵ Châu về thành Cổ Loa chôn cất, rồi nhảy xuống giếng Loa Thành chết theo Mỵ Châu để trọn tình với vợ.

Mẹ của Mỵ Châu là nguyên phi Trần Thị Chân hay tin thì vô cùng đau khổ, được một ngày thì mất.

Câu chuyện cổ trên khiến rất nhiều thế hệ người Việt đều cảm thấy chạnh lòng thương cảm. Tuy nhiên câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đó…

Triệu Đà mất, ngôi Vua được truyền lại cho cháu của An Dương Vương

Hai vợ chồng Mỵ Châu, Trọng Thủy khi chết để lại một đứa con trai còn rất nhỏ là Triệu Mạt.

Triệu Đà dù dùng mưu mà thắng trận nhưng kết quả thật bi thương, ông không khỏi cảm thương con của mình, từ đó hết lòng yêu thương đứa cháu nội là Triệu Mạt.

Đánh bại được Âu Lạc, Triêu Đà có được lãnh thổ rộng lớn đặt tên là Nam Việt, bao gồm hầu hết tộc người Việt trong nhóm Bách Việt, biên giới phía bắc đến dãy Ngũ Lĩnh (phía nam vùng Giang Nam, Trung Quốc ngày nay), phía tây đến Dạ Lang (nay là Quảng Tây, Trung Quốc), phía nam đến dãy Hoàng Sơn (Hà Tĩnh, Việt Nam ngày nay), phía đông đến Mân Việt (Phúc Kiến, Trung Quốc ngày nay).

Kinh Đô của Nam Việt ở thành Phiên Ngung (tức ở Quảng Châu, Trung Quốc ngày nay).

bản đồ Nam Việt

Nước Nam Việt phía Tây giáp Dạ Lang và Câu Đinh, phía Đông giáp Mân Việt, phía Nam giáp với dãy Hoành Sơn, phía Bắc giáp phong quốc Trường Sa nhà Hán.. (Ảnh từ wikipedia.org)

Bản đồ nước Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng, phía bắc đến Động Đình Hồ, phía tây đến Bồ Lăng (Ba Thục). Ảnh wiki

Bản đồ nước Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng cho thấy dãy núi Ngũ Lĩnh vượt rất xa biên giới Việt Nam ngày nay. (Ảnh: Wikipedia)

Năm 137 trước công nguyên, Triệu Đà mất truyền ngôi lại cho cháu nội của mình là Triệu Mạt, tức con gái của Mỵ Châu, cháu ngoại của vua An Dương Vương.

Thi thể Triệu Văn Vương được quấn bởi lụa đỏ và nằm trong quan tài ngọc, được đặt trong lăng mộ của ông

Thi thể Triệu Văn Vương được quấn bởi lụa đỏ và nằm trong quan tài ngọc, được đặt trong lăng mộ của ông

Nếu nhà nước Âu Lạc còn, Triệu Mạt cũng nhiều khả năng lên ngôi Vua

Theo ghi chép từ lịch sử thì không thấy An Dương Vương có con trai, hay anh em nào khác, người con duy nhất được nhắc đến là Mỵ Châu “mắt phượng mày ngài, mặt tựa tuyết hoa”. Vua An Dương Vương hết mức yêu thương Mỵ Châu đặt hiệu là Trinh Nhất Nương, là người được Vua An Dương Vương yêu nhất.

Theo sách “tình sử Mỵ Châu” thì An Dương Vương còn có hai người con gái khác nữa là Quỳnh Anh và Phượng Minh, nhưng Vua cha vẫn yêu thương Mỵ Châu nhất.

Theo lịch sử thì khi chạy trốn, vua An Dương Vương cũng chỉ mang theo Mỵ Châu sát bên mình, điều đó cho thấy Vua yêu quý Mỵ Châu đến mức nào.

Như vậy Nếu như An Dương Vương giành chiến thắng trước Triệu Đà, nhà nước Âu Lạc không bị mất, vua An Dương Vương đã già rồi khi qua đời sẽ nhường ngôi cho ai? Chỉ có thể là Mỵ Châu, nhưng Mỵ Châu vốn là phận gái, nên nhiều khả năng ngôi Vua sẽ truyền lại cho con của Mỵ Châu là Triệu Mạt.

Mặt khác tên “Mạt” trong Triệu Mạt cũng là tên rất Việt. Trong sách “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn có dẫn rằng thời nhà Trần người Việt gọi “mặt trời” là “bột mạt”. Như vậy tên gọi “Mạt” theo cách nói của người Việt là chỉ “Trời” hay là “Thiên Tử”. Phải chăng vua An Dương Vương đã đặt tên này cho cháu của mình mang ý nghĩa sẽ chọn lên ngôi Thiên Tử?

Như vậy dù vua An Dương Vương chiến thắng hay thất bại thì nhiều khả năng người được lên ngôi vua vẫn là Triệu Mạt. Thực tế trong lịch sử, Triệu Đà chiến thắng và truyền ngôi cho Triệu Mạt, bờ cõi Nam Việt rộng lớn hơn nhiều so với thời Âu Lạc của An Dương Vương, bao gồm hầu hết các tộc người Việt (thuộc Bách Việt), bao gồm cả phần đất của Trung Quốc đến tận núi Ngũ Lĩnh, diện tích lớn hơn rất nhiều lần lãnh thổ Việt Nam hiện nay.

Triệu Việt Vương lên ngôi, văn hóa Bách Việt phát triển

Triệu Văn Vương ở ngôi 13 năm, đến năm 124 trước công nguyên thì mất. Thời kỳ Văn Vương thị vì nước Nam Việt hùng mạnh. Ông đã xây dựng ngoại giao tốt với các nước láng giềng, đặc biệt là nhà Hán nhằm tránh được chiến tranh.

Khi người Mân Việt (một tộc người Việt thuộc Bách Việt) định dấy binh tiến đánh Nam Việt, Triệu Vũ Vương cũng dùng tài ngoại giao để tránh được cuộc chiến giữa nhóm người anh em thuộc Bách Việt với nhau.

Không chỉ giúp Nam Việt cường thịnh, tránh được họa chiến tranh, Triệu Văn Vương cũng đã xây dựng một nền văn hóa Đông Sơn mang đậm bản sắc người Việt mà ngày nay việc phát hiện lăng mộ của ông đã minh chứng cho điều này.

Năm 1983 tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc (tức kinh đô Phiên Ngung của Nam Việt xưa kia), khi đào móng để xây dựng một công trình ở chân núi Tượng Cương, ở độ sâu 20m xe xúc đất va phải bức tường đá kiên cố, người ta đã phát hiện di tích lăng mộ của Triệu Văn Vương với nhiều vật dụng khác nhau, đây là lăng duy nhất được tìm thấy còn nguyên vẹn ở Trung Quốc.

Người ta tìm thấy chiếc Thạp, sau khi chiếc Thạp được vệ sinh sạch sẽ, hiện rõ là Thạp Đông Sơn với hình vẽ trống đồng, đặc trưng văn hóa của người Việt xưa kia.

Thạp Đông Sơn

Thạp Đông Sơn với hình vẽ trống đồng. Ảnh từ nhà nghiên cứu Trương Thái Du

Trên bức tường đá trong lăng khắc nhiều hình tượng của văn minh người Việt cổ, trong hình là hình tượng người chim, đặc trưng văn hóa của người Việt vẫn thường được khắc trên trống đồng xưa.

Hình tượng người chim khắc trên tường lăng Triệu Văn Vương. (Ảnh từ nanyue)

Hình tượng người chim khắc trên tường lăng Triệu Văn Vương. (Ảnh từ nanyue)

Người chim trên trống đồng ngọc lũ

Hình tượng người chim trên trống đồng Ngọc Lũ. Ảnh từ thuvienkhoahoc.com

Nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường đã nói rằng: Việc phát hiện mộ Triệu Mạt / Triệu Văn Vương, cháu Triệu Đà cho thấy dấu vết Đông Sơn đậm đà trên vùng Quảng Châu ngày xưa vì hình tượng người lông chim trang trí trên tường mộ đã không khác trên trống đồng tí nào mà còn mang tính hoành tráng hơn.

Ánh Sáng

Bài liên quan:

>> Siêu vũ khí đầu tiên của Bách Việt khiến quân phương bắc kinh hoàng cùng bài học cảnh giác

>> Trọng Thủy – Mỵ Châu và bài học cảnh giác xâm lược

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc