Home » Cổ truyền, Tiêu Điểm, Văn hóa » Siêu vũ khí đầu tiên của Bách Việt khiến quân phương bắc kinh hoàng cùng bài học cảnh giác

Tương truyền vào thời kỳ Âu Lạc, người Bách Việt đã chế tạo ra chiếc “nỏ thần” có thể bắn một phát ra 100 mũi tên, khiến quân của Triệu Đà hồn siêu phách lạc, phải lui quân mà không dám nghĩ đến chuyện giao tranh nữa.

Vậy thực hư câu chuyện chiếc nỏ thần kỳ ấy như thế nào, liệu chỉ bắn một phát có thể ra 100 mũi tên hay không?

“Nỏ thần”: Siêu vũ khí đầu tiên của Bách Việt

Những phát hiện khảo cổ học cho thấy “nỏ thần” là có thật trong lịch sử. Tháng 6 năm 1959, hố mũi tên đồng với số lượng lên tới hàng vạn chiếc đã ngẫu nhiên phát lộ tại khu vực thành Cổ Loa khi công nhân đắp đường.

Các mũi tên này có kích cỡ khác nhau, nhưng cùng chung đặc điểm là được làm bằng đồng chắc chắn với 3 cạnh cách đều nhau, có trụ thân, có chuôi, có họng tra cán và kích thước lớn, được chế tạo hoàn hảo, sắc nhọn.

Mũi tên có chuôi làm bằng tre, dài khoảng 1m, làm cân đối trọng lượng để tên bay xa và khả năng sát thương lớn.

Nỏ thần

Mũi tên. Đồng, di chỉ Cầu Vực, thành Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Ảnh baotanglichsu.vn

Vào những năm 2000, ngay tại góc tây nam Đền Thượng trong khu vực thành Nội Cổ Loa, nơi thờ An Dương Vương, các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện hệ thống hàng trăm khuôn đúc mũi tên đồng, đúng với những mũi tên đồng Cổ Loa 3 cạnh đã tìm thấy trước đó. Khuôn đúc mũi tên là khuôn ba mang, mỗi mang tạo thành một cạnh của mũi tên, nên khi đúc xong, mũi tên có ba cạnh.

khuon-duc-no-than

Khuôn đúc mũi tên. phát hiện tại đền Thượng, thành Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Ảnh baotanglichsu.vn

Tại Cổ Loa và nhiều nơi khác trong phạm vi phân bố của Văn hóa Đông Sơn cổ xưa cũng đã phát hiện ra những chiếc nỏ được được làm bằng đồng, sừng hoặc gỗ cứng. Rất nhiều cơ chế lắp ráp với nhau gọi là “liên cơ”.

Điều quan trọng nhất tạo nên sức mạnh của nỏ là có thước ngắm tiên tiến, xẻ được 10 rãnh để có thể lắp một lúc 10 mũi tên, có chốt giữ liên hoàn để mỗi lần bóp cò bắn ra được 10 mũi tên với lực xuyên rất mạnh.

Theo như chứng tích khảo cổ thì loại nỏ này có thể lắp vào bắn ra cùng lúc 10 mũi tên, cùng với thước ngắm rất tiên tiến tạo nên sức mạnh cho nỏ.

lẫy nỏ, có hình dáng gần giống móng rùa và hai thanh đồng dùng để đưa dây nỏ vào khấc hãm. Theo “Lĩnh Nam chích quái” ghi chép lại thì “Rùa vàng” đã giúp vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Sau  khi thành xây xong, “Rùa vàng” cáo biệt trở về, nhà Vua liền hỏi “thành đã xây xong nhưng nay nếu giặc ngoài đến thì lấy gì để chống”.

“Rùa vàng” đã tháo chiếc vuốt của mình đưa cho nhà vua và nói “Đem vật này làm lẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn thì không lo gì nữa”

Vua sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt làm lẫy. Từ đó tướng quân Cao Lỗ ngày đêm miệt mài nghiêm cứu cách chế loại nỏ thần kỳ có sức mạnh to lớn để đẩy lui quân giặc, bảo vệ Âu Lạc.

Theo lịch sử, thì nhà Tần sau khi đưa 50 vạn quân do Đồ Thư chỉ huy sang đánh Âu Lạc, dù thất bại, nhưng vẫn chưa nguôi ngoai ý định thôn tính Bách Việt. Triệu Đà được lệnh mang đại quân xuống phía nam chinh phạt các bộ tộc của Bách Việt.

Khi Tần Thủy Hoàng mất, Triệu Đà tách khỏi nhà nhà Tần, tự xưng Đế, xây dựng lực lượng, chiếm đất Quảng Đông và Quảng Tây cùng dải đất phương nam,  lập ra nước Nam Việt, đóng đô ở đất Quảng Châu và tiếp tục bành trướng xuống phía nam.

Triệu Đà đưa quân từ quận Đông Hải (tức Quảng Đông ngày nay) tiến đánh Âu Lạc, thế nhưng quân Âu Lạc với thành Cổ Loa vững chắc khiến Triệu Đà không chiếm được, mỗi khi tiến đánh Cổ Loa, là bị quân Âu Lạc dùng “nỏ thần” bắn tên ra như mưa, khiến quân Triệu Đà thây chết đầy nội phải tháo chạy.

Quân Triệu không rõ quân trong thành Cổ Loa thực hư có bao nhiêu quân, nhưng lượng tên bắn ra mạnh mẽ như có đại quân cả trăm vạn đang ở trong thành,

Sử sách cũ gọi loại nỏ liên châu này là “Linh Quang Thần Cơ”. Sách Lĩnh Nam Chích quái còn ghi lại rằng: “Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần”. Quân Triệu Đà kinh hồn bạt vía khi đối đầu với “nỏ thần” và không còn dám tiến đánh Âu Lạc nữa.

Có thể nói rằng “nỏ thần” chính là siêu vũ khí đầu tiên của người Việt, là vũ khí mạnh nhất vượt bậc vào thời bấy giờ, giúp người Bách Việt dù số quân ít hơn, nhưng dựa vào thành trì cùng “nỏ thần” mà có thể đánh lui quân giặc mạnh và đông hơn gấp bội.

Cao Lỗ

Tượng tướng quân Cao Lỗ. Ảnh internet

Không Nghe lời người hiền tài, tin theo kẻ địch, bài học lịch sử cần khắc ghi

Không thể thắng trên chiến trận, Triệu Đà bèn dùng mưu, giảng hòa với An Dương Vương, đồng thời cho con trai của mình là Triệu Trọng Thủy thành hôn với con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Để chuẩn bị cho cuộc hôn nhân này, Triệu Đà đã dùng tiền mua chuộc các Lạc Hầu nhằm nói giúp.

Rất nhiều tướng và quan trong triều phản đối việc thành hôn này, thế nhưng An Dương Vương không nghe, lại cho rằng Triệu Đà thua trận lại sợ nỏ thần chắc chắn không còn dám đánh Âu Lạc nữa.

Tướng quân Cao Lỗ hết lòng tâu với An Dương Vương không nên tán thành cuộc hôn nhân này, nói rõ đây chính là âm mưu của Triệu Đà. Thế nhưng An Dương Vương lại không nghe lời Cao Lỗ mà lại tin theo lời các Lạc Hầu vốn đã bị Triệu Đà dùng tiền mua chuộc.

Thế là cuộc hôn nhân đã diễn ra, để An Dương Vương tin tưởng mình và có cơ hội tìm hiểu bí mật quân Âu Lạc, Triệu Đà không muốn Mỵ Châu theo chồng, mà lại có ý muốn Trọng Thủy ở lại thành Cổ Loa gọi là “gửi rể”. Nhờ đó Trọng Thủy có cơ hội khám phá bí mật “nỏ thần”.

Sau cuộc hôn nhân thể hiện “thành tâm” của Triệu Đà, An Dương Vương không còn tin dùng Cao Lỗ như xưa nữa, ông càng ngày càng bị thất sủng, Cao Lỗ càng ngày càng bị Vua xa lánh, sau cùng ông cùng một số tướng bị đuổi khỏi kinh thành, ông về quê ở ẩn.

Trọng Thủy khám phá được bí mật về “nỏ thần” đều về cấp báo cho vua cha là Triệu Đà. Lần cuối cùng trước khi về nước, Trọng Thủy đã phá cơ chế quan trọng của “Nỏ Thần” đang được đặt trên mặt thành.

Triệu Đà đem quân sang đánh, An Dương Vương vẫn chủ quan vì “nỏ thần”, khi quân Triệu đến gần mới dùng nỏ để bắn, nhưng “nỏ thần” đã không còn hiệu nghiệm. An Dương Vương thua trận mang Mỵ Châu chạy trốn, quân Triệu đuổi theo.

Cao Lỗ đã tính trước được mọi chuyện, biết tin ông không bất ngờ mà tìm cách đánh chặn giặc để nhà Vua chạy trốn.

Cao Lỗ cùng một số quân sĩ anh dũng chiến đấu đến cùng trước quân giặc mạnh hơn gấp bội. Sau đó ông bị thương nặng ở cổ khiến không thể đánh tiếp, đành thúc ngựa chạy tới Ái Mộ thuộc (xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm ngày nay) nghỉ một lát rồi đến vùng  Bình Than, Lục Đầu được ít lâu rồi mất.

Vua An Dương Vương cùng Mỵ Châu chạy trốn, nhưng chính chiếc áo lông ngỗng mà Mỵ Châu mặc trên người đã chỉ đường cho quân Triệu đuổi theo khiến nhà Vua không thoát được.

Ảnh internet

Ảnh internet

Âu Lạc bại trận, thất bại của An Dương Vương đánh dấu thời kỳ bị đô hộ ngàn năm bắc thuộc của người Bách việt.

Lịch sử đã trôi qua, nhưng bài học lịch sử vẫn còn đó, người Bách Việt thua trận bởi vì nhà Vua mất cảnh giác, không tin dùng người hiền tài, mà lại nghe lời kẻ đã bị mua chuộc khiến mất nước, cả dân tộc chìm vào cảnh ngàn năm đô hộ.

Bài học lịch sử đau thương ấy vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.

Ánh Sáng

 

Bài liên quan:

>> Trọng Thủy – Mỵ Châu và bài học cảnh giác xâm lược

>> Việt Nam đã quên mất bài học cảnh giác quân xâm lược do tổ tiên truyền lại

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc