Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Trận đánh chênh lệch lớn nhất trong lịch sử hải quân thế giới (phần 1)

Được giữ chức chỉ huy hải quân Triều Tiên trong hoàn cảnh toàn bộ tàu chiến đã bị đánh chìm, nhưng vị tướng tài ba ấy đã dùng 13 tàu còn lại của mình đánh bại 333 tàu chiến của kẻ địch.

Lý Thuấn Thuần

Lý Thuấn Thuần. (Ảnh minh họa qua alchetron.com)

Toàn bộ tàu chiến của Triều Tiên bị đánh chìm

Sau khi thống nhất Nhật Bản, Toyotomi Hideyoshi mang dã tâm muốn thôn tính Triều Tiên (Joseon). Toyotomi Hideyoshi quyết định đưa quân tiến đánh vùng biên Hòang Hải vì đây là cửa ngỏ dẫn đến Kinh đô Triều Tiên, đồng thời phát huy được thế mạnh của mình là thủy quân.

Thế nhưng điều Hideyoshi lo lắng nhất là vị tướng chỉ huy thủy quân Triều Tiên là Lý Thuấn Thuần (tiếng Triều Tiên: 이순신; La tinh hóa: Yi Sun-shin ) là người rất giỏi thủy chiến, ông đã chế tạo ra loại thuyền rùa vô cùng lợi hại cho thủy quân Triều Tiên, đây chính là trở ngại to lớn đối với quân Nhật.

Tượng Lý Thuấn Thuần tại Seoul. (Ảnh qua visitkorea.or.kr)

Tượng Lý Thuấn Thuần tại Seoul. (Ảnh qua visitkorea.or.kr)

Lý Thuấn Thuần giữ chức “Tam đạo Thủy quân Thống chế sứ” nghĩa là “Tư lệnh ba đạo Hải quân”. Để loại bỏ vị tướng tài này, Hideyoshi đã sử dụng kế phản gián khiến Lý Thuấn Thuần bị hiểu lầm khiến ông bị mất chức, bị hạ làm binh nhì tức lính cấp bậc thấp nhất.

Lý Thuần Thuấn bị mất chức, tướng Won Gyun lên thay nắm trong tay thủy binh Triều Tiên, kế hoạch ban đầu của quân Nhật đã thành công.

Khi quân Nhật Bản chuẩn bị tấn công vùng biển Hoàng Hải, Won Gyun muốn tổ chức tấn công phủ đầu quân Nhật nhằm gây bất ngờ. Ý định của Won Gyun không hề tồi thế nhưng cách làm thì lại vô cùng tệ hại, vì muốn gây bất ngờ ông ta vội vàng quyết định tấn công mà không biết gì nhiều về tình hình quân Nhật kể cả số lượng tàu, cách bố trí của quân Nhật.

Won Gyun huy động toàn bộ thủy quân Triều Tiên cho cuộc tiến công này mà không hề có phương án dự phòng nào.

Ngày 17/8/1597 Toàn bộ thủy quân 166 tàu chiến của Triều Tiên tấn công quân Nhật ở Chilchonryang, thế nhưng khi đến nơi Won Gyun phát hoảng khi thấy thủy quân Nhật rất hùng mạnh, có đến 500 đến 1.000 tàu lớn nhỏ, trong đó có những tàu rất to lớn và hiện đại.

Dù thế Won Gyun cuối cùng cũng liều lĩnh phát lệnh tấn công, ngay lập tức chỉ huy một hạm đội của Triều Tiên gồm tàu Bae Seol cùng 12 tàu khác đã phát lệnh cho hạm đội của mình quay trở về vì thấy trước tấn nếu tấn công chỉ như trứng chọi đá, thế nhưng lịch sử sau này nhìn lại mới thấy quyết định này lại là một may mắn to lớn cho Triều Tiên, vì họ sẽ còn 13 tàu, nếu không toàn bộ thủy quân của Triều Tiên đã bị diệt sạch.

Các tàu chiến của Triều Tiên tiến lên rất nhanh, nhưng không theo một chiến thuật cụ thể nào cả, các tàu Nhật bắn trả bằng súng hỏa mai và các loại vũ khí khác nhau.

Các tàu Nhật với số lượng áp đảo cũng chủ động tiến đến vào leo lên tàu Triều Tiên, 30 tàu Triều Tiên bị hạ.

Trước sức mạnh quân Nhật, Won Gyun thua trận phải lệnh cho quân rút chạy, các tàu Triều Tiên đến đảo Gadeok gần đó để tìm kiếm thức ăn và nguồn nước. Hòn đảo này đang đặt dưới sự kiểm soát của quân Nhật, vì thế quân Triều Tiên bị tấn công, thêm 400 quân bị thiệt mạng, Won Gyun phải cho quân chạy về phía trái đảo Gadeok.

Quân Nhật tổ chức truy tìm và tiến công vào quân Triều Tiên vào ban đêm. Người Nhật sử dụng chiến thuật truyền thống là áp sát vào mạn tàu rồi cho cho quân tràn sang tàu đối phương, các tàu chiến của Triều Tiên đều bị đánh chìm xuống đáy đại dương.

Won Gyun bỏ mặc cho quân của mình đang cố gắng chống trả, ông ta cùng với đô đốc Yi Eok-gi một ít tùy tùng trốn chạy đến một hòn đảo gần đó. Quân Nhật trên đảo phát hiện liền tấn công diệt sạch, Won Gyun cùng đô đốc Eok-gi bị tử trận tại đây.

Tàu chiến Triều Tiên

Dưới thời Lý Thuần Thuần, Triều Tiên đã có 166 tàu chiến hùng mạnh. (Minh họa từ soha.vn)

Thu thập tàn quân

Tin thất bại nhanh chóng truyền về, Triều đình thất kinh, vua Seonjo phải nhanh chóng phục lại chức “Tam đạo Thủy quân Thống chế sứ” nghĩa là ” cho Lý Thuấn Thuần để ngăn thủy quân Nhật tràn vào Kinh thành.

Thế nhưng toàn bộ tàu chiến của Triều Tiên đã bị quân Nhật diệt sạch, chỉ còn lại 13 tàu cùng 200 binh lính nhờ nhanh chóng rút lui không tham chiến ở Chilchonryang nên còn sống sót.

Sau đó các binh lính may mắn còn sống sót đã tìm cách trở về, nhớ đó thủy binh của Triều Tiên có được 1.500 quân, còn số lượng tàu chiến vẫn chỉ có 13 tàu, còn lại tất cả đều đã bị quân Nhật đánh chìm.

Chỉ có 1.500 quân cùng 13 tàu để chóng lại thủy quân Nhật Bản quả là điều không thể, thế nhưng Lý Tuần Phong vẫn quyết định chấp nhận, bởi nếu quân Nhật chiếm được vùng biển Hoàng Hải sẽ dễ dàng đổ bộ vào đất liền đến Kinh đô, Triều Tiên sẽ mất.

Cuộc chiến hải quân chênh lệch nhất lịch sử thế giới: 13 tàu đối mặt với 333 tàu

Quân Nhật tiến đánh Hoàng Hải với 133 tàu chiến hạng nặng cùng 200 tàu nhỏ vừa dùng để  hậu cần vừa sẵn sàng tham chiến.

Nghĩa là 13 tàu của Triều Tiên phải đương đầu với 333 tàu Nhật Bản. Nếu cuộc chiến tại Thermopylae được xem là cuộc chiến chênh lệch lực lượng lớn nhất trên bộ khi 300 quân Sparta phải ngăn 10.000 quân Ba Tư; thì đây là cuộc chiến chênh lệch nhất về thủy quân được ghi nhận trong lịch sử thế giới.

Thế nhưng tính chất 2 cuộc chiến này có phần khác nhau, trận Thermopylae 300 quân Sparta không cần chiến thắng, họ là những người cảm tử ngăn quân Ba Tư để quân chủ lực của Hy Lạp có thời gian rút đi; còn ở đây Lý Thuấn Thuần phải giành chiến thắng, bởi nếu không quân Nhật sẽ đổ bộ tiến đánh Kinh thành và Triều Tiên sẽ mất.

Dù chênh lệch đến vậy nhưng để chuẩn bị cho cuộc chiến này, Lý Thuần Thuần rất điềm nhiên bình tĩnh đến kỳ lạ, không hề có chút dao động hay sợ hãi, chính điều này đã làm cho quân Triều Tiên vững tâm hơn trước khi bước vào cuộc chiến thuộc loại quan trọng nhất lịch sử Triều Tiên.

Lý Thuấn Thuần tìm một nơi có hiểm yếu để có thể dễ dàng phòng thủ, kiềm chế được sức mạnh quân Nhật, cuối cùng ông đã tìm được eo biển Myeongnyang. Đây là eo biển nhỏ, nên nếu quân Nhật tấn công thì chỉ tấn công được mặt chính diện, chứ không thể dựa vào số đông mà bao vây 3 mặt được; mặt khác nơi đây có nhiều dòng nước xoáy mạnh, nếu tàu quân Nhật vào đây sẽ rất khó xoay sở trước những dòng nước xoáy này.

Do số tàu quá ít, Lý Thuấn Thuần cho bố trí thêm các tàu cá để nghi binh, còn 13 tàu thì được bố trí thành đội hình cán sếu (hay hình cánh cung), nấp sau bóng của những quả đồi.

Giây phút lịch sử: dù chỉ một mình vẫn tiến lên

Giờ phút lịch sử bắt đầu là sáng ngày 26/10, quân Nhật tiến đến, khi gần đến eo biển Myeongnyang thì thấy 6 tàu Triều Tiên ở đấy, các tàu Triều Tiền nhìn thấy tàu quân Nhật thì hoảng loạn tháo chạy vào trong eo biển Myeongnyang, các tàu Nhật nhận thấy thủy triều rất thuận lợi nên tiến vào eo biển Myeongnyang, đấy cũng chính là kế hoạch chuẩn bị sẵn của Lý Thuấn Thuần.

Khi nhận thấy các tàu quân Nhật đã đến vị trí mà mình đã tính toán trước, Lý Thuấn Thuần mới hạ lệnh cho 13 tàu của mình theo hình cánh cung mà xuất kích. Thế nhưng bất ngờ đã xảy ra, 12 tàu Triều Tiên hoảng sợ khi thấy chênh lệch lực lượng quá lớn liền dừng lại không dám tiến lên.

Bị bất ngờ, nhưng Lý Thuấn Thuần hiểu rằng nếu từ bỏ thì sẽ mất nước, mất tất cả. Trong giờ phút trọng đại nhất của lịch sử, Lý Thuấn Thuần đã hét to lên rằng: “Ai muốn sống sẽ chết, ai chuẩn bị chết sẽ sống”, rồi cho tàu của mình băng băng tiến lên.

Trong giờ phút lịch sử quan trọng nhất, 12 tàu của Triều Tiên bất động, chỉ một tàu của Lý Thuần Thuần vẫn tiến lên đối đầu với 333 tàu Nhật Bản. 

(còn nữa)

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc