Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Dị tượng trên bầu trời tiết lộ vận mệnh ĐCS Trung Quốc và Tập Cận Bình

Câu chuyện của chúng ta hôm nay bắt đầu từ một hiện tượng hiếm thấy trên bầu trời tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc: Một cơn mưa lông trắng báo hiệu vận mệnh của Trung Quốc và nhà lãnh đạo đương quyền.

Dị tượng trên bầu trời tiết lộ vận mệnh ĐCSTQ và Tập Cận Bình. (Phù Dao - Epoch Times)

Dị tượng trên bầu trời tiết lộ vận mệnh ĐCS Trung Quốc và Tập Cận Bình. (Phù Dao – Epoch Times)

Trời giáng lông trắng – Là phúc, hay là họa?

Vào ngày 20/12/2022, trên bầu trời thị trấn Thai Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc bất ngờ xuất hiện cơn mưa lông chim trắng. Theo báo cáo trên Zhongcai.com thì “một lượng lớn lông vũ liên tiếp rơi xuống trông giống như trận tuyết lông ngỗng vậy”.

Nhân chứng quay video nói: “Điều này thật sự rất kỳ quái, trên trời rơi xuống toàn là lông vũ, bạn xem bao nhiêu con chim mới có thể tạo ra cảnh tượng như vậy? Bạn hãy thử nhìn xem, toàn bộ đều là lông chim! Quả thật là một hiện tượng kỳ quái!”.

Có thể bạn chưa từng chứng kiến những trận mưa lông vũ, nhưng sự việc hiếm có này đã hai lần được ghi chép trong sử sách.

Theo “Hán Thư”, vào những năm Thiên Hán thời Hán Vũ Đế đã có hai trận mưa lông vũ màu trắng. Lúc ấy Hán Vũ Đế lòng đầy tham vọng, trong tâm ôm hùng tâm tráng chí muốn bình định sơn hà. Vì trong triều có rất nhiều bậc lương thần danh tướng, trong tay ông lại có quân đội hùng hậu nên Hán Vũ Đế nóng lòng muốn đem quân đi tiêu diệt Hung Nô, vĩnh viễn diệt trừ hậu hoạn sau này.

Kế hoạch đưa đoàn quân viễn chinh lên phương bắc tiêu tốn lượng lớn nhân lực và vật lực. Vậy mà trời vẫn không chiều lòng người, nhà Hán không những không tiêu diệt được Hung Nô mà còn tổn thất nhiều đại tướng, dân chúng vì gánh nặng quá lớn mà oán thán vang dậy khắp trời. Trong hai năm ấy trên trời rơi xuống mưa lông trắng, dưới đất xảy ra đại hạn hán, dân chúng lầm than, các cuộc khởi nghĩa cũng nổi dậy trên quy mô lớn. Có thể nói là hiểm họa bên ngoài chưa trừ được mà nỗi lo bên trong đã khởi lên.

Một nhà Dịch học thời Hán Chiêu Đế tên là Kinh Phòng từng bình luận: Thiên thượng giáng mưa lông vũ là đối ứng với “quân đức bất thông, nghịch ư thiên hạ”, cũng chính là nói, vì quân vương thất đức nên mới khiến cả thiên hạ lao đao.

Hán Vũ Đế dẫu sao cũng là một bậc minh quân, ông sớm nhận ra lỗi lầm nên đã tự kiểm điểm bản thân. Hán Vũ Đế cho ban hành “Luân đài chiếu” để công khai nhận lỗi với thần dân, rằng trẫm nhất thời hồ đồ, “có chỗ bất minh”. Sau đó ông cũng điều chỉnh lại phương hướng trị quốc, ưu tiên phát triển kinh tế, chú trọng khôi phục nguyên khí quốc gia. Hậu thế cho rằng, nhờ có quân vương anh minh nên mới khiến quốc vận kéo dài thêm mấy chục năm, tránh khỏi kết cục bại vong nhanh chóng như của triều Tần.

Hán Vũ Đế cho ban hành “Luân đài chiếu” để công khai nhận lỗi với thần dân. (Tranh Dữu Tử - Epoch Times)

Hán Vũ Đế cho ban hành “Luân đài chiếu” để công khai nhận lỗi với thần dân. (Tranh Dữu Tử – Epoch Times)

Đến thời Tùy Văn Đế lại xảy ra một trận mưa lông vũ lớn hơn trước. “Tùy Thư” chép rằng, lông chim từ trên trời rơi xuống “như đuôi ngựa, cái dài thì hai thước, còn lại thì sáu, bảy thốn”. Năm ấy cũng xảy ra đại hạn hán, nghiêm trọng hơn nữa còn có kẻ dấy binh mưu phản. Nhưng Tùy Văn Đế hoàn toàn không để tâm, vẫn muốn gì làm nấy, hơn nữa còn huy động mười vạn nhân lực đi đào kênh mương và xây cất trường thành. Mặc dù những năm đầu Tùy Văn Đế hùng tài đại lược, nhưng càng về cuối lại càng bảo thủ cố chấp, ưa dùng hình pháp nghiêm khắc, thậm chí thẳng tay xử tử những công thần khai quốc, hơn nữa cũng không đoái hoài đến cuộc sống muôn dân. “Tùy Thư” bình luận rằng, triều Tùy mặc dù diệt vong trong tay Tùy Dương Đế, nhưng kỳ thực mầm mống hậu họa đã bén rễ ngay từ thời cha của ông là Tùy Văn Đế rồi.

Nếu lấy sử làm gương soi thì sẽ không khó nhận ra rằng dị tượng mưa lông chim trắng chính là lời cảnh cáo của Thiên thượng đối với các bậc quân vương dưới hạ giới: Nếu muốn tránh cái họa diệt quốc thì người đứng đầu cần phải chú trọng tu dưỡng đức hạnh, tu chính lại hành vi của bản thân.

Vậy trận mưa lông chim trắng năm 2022 có ý nghĩa gì? Bản thân nó không chỉ là dị tượng, mà điều kỳ lạ hơn là: Chữ “Bạch” (白 – màu trắng) và chữ “Vũ” (羽 – lông chim) hợp lại thành một chữ – chính là chữ “Tập” (習) trong tên gọi của ông Tập Cận Bình, vị ‘hoàng đế’ đương thời của ĐCS Trung Quốc. Vậy còn tỉnh Chiết Giang nơi cơn mưa giáng xuống thì sao? Trùng hợp là, Chiết Giang cũng là nơi thăng hoa cho sự nghiệp chính trị của ông Tập Cận Bình. Điều này không khỏi khiến người ta liên tưởng tới một dự ngôn từng được bí mật lưu truyền trong dân gian là “Thiết Bản Đồ”, bởi vì đồ hình cuối cùng trong đó cũng có liên quan đến lông chim màu trắng.

Dự ngôn “Thiết Bản Đồ”

“Thiết Bản Đồ” không phải là hình vẽ trên bản sắt như dịch theo nghĩa đen, mà chỉ là một cuốn sách đồ hình thông thường. Vì cuốn sách được bí mật lưu truyền qua các thời đại, nên rốt cuộc không thể khảo chứng được tác giả là ai, và cuốn sách ra đời từ khi nào. Chỉ biết rằng, mỗi bức vẽ trong sách đều là lời tiên tri về vận mệnh cuối cùng của từng triều đại, mỗi dự ngôn đều chính xác không hề sai lệch, chắc chắn như đinh đóng trên tấm sắt, do đó mới có tên là “Thiết Bản Đồ”.

Vậy hình ảnh dự ngôn cuối cùng là gì? Trong hình vẽ có hai ngọn núi, ở thung lũng giữa hai đỉnh núi có bốn con chim màu đen lần lượt bay qua, bay phía sau là một con chim màu trắng. Khác với bốn con chim phía trước, con chim lông trắng bất hạnh đâm đầu vào vách núi bên phải, máu bắn ra tung tóe trên vách đá hiểm trở. Nó không bay tiếp được, đành cam chịu rơi xuống vực sâu bên dưới. Cuối hình vẽ là hàng chữ: “Bạch vũ mao điểu nhi tràng tử tại sơn giá biên”, nghĩa là: Con chim lông trắng bị đụng chết ở bên ngọn núi này.

Thiết bản đồ. ((Ảnh qua Soundofhope.org))

Thiết bản đồ. ((Ảnh qua Soundofhope.org))

Trong bức tranh xuất hiện 5 con chim, nhưng tâm điểm lại tập trung vào nhân vật cuối cùng, tức ‘con chim lông trắng’. Con chim lông trắng ở vị trí thứ 5, nếu nhìn lại các thế hệ lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc thì ông Tập cũng là vị lãnh đạo đời thứ 5: Mao Trạch Đông – Đặng Tiểu Bình – Giang Trạch Dân – Hồ Cẩm Đào – Tập Cận Bình. Vào những năm 80 của thế kỷ trước khi Đặng Tiểu Bình vẫn còn đương nhiệm, một vị cao nhân hành tẩu chốn nhân gian từng nói rằng, vận số của chính quyền đương triều ứng với bốn chữ: “Giang, Hồ, Tập, Ngũ”. Lúc ấy người ta không hiểu vị cao nhân có ý nói gì, nhưng đến nay nhìn lại sẽ thấy mọi thứ đều rõ ràng ngay trước mắt. Ba chữ “Giang, Hồ, Tập” vừa khớp lại chính là tên họ của ba đời lãnh đạo gần đây nhất của ĐCS Trung Quốc: Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, và Tập Cận Bình.

Vậy còn chữ “Ngũ” thì sao? Có người nói đó là “ngũ đại” (năm thế hệ), cũng có người nói “Ngũ” cũng có nghĩa là “Vô”, bởi vì chữ “Ngũ” (五 – số 5) phát âm là ‘Wǔ’ rất gần với chữ “Vô” (無 – không) phát âm là ‘Wú’. Nếu quả như vậy thì phải chăng sẽ không còn ai kế nhiệm ông Tập, hay nói cách khác, ông Tập cũng là dấu chấm hết cho ĐCS Trung Quốc?

(Xem bài: Cao nhân dự đoán thời điểm sụp đổ của chính quyền Trung Quốc)

Và điều đáng nói là vào ngày 11/3/2018, Quốc hội Trung Quốc chính thức gỡ bỏ các giới hạn về nhiệm kỳ của vị trí lãnh đạo tối cao, cho phép ông Tập Cận Bình giữ chức chủ tịch suốt cuộc đời. Điều ấy nói lên rằng rất có thể ông Tập sẽ là vị lãnh đạo cuối cùng, cũng tức là sau ông Tập sẽ không còn ai nối nghiệp nữa.

Kết hợp hai điều trên, có thể thấy bốn con chim màu đen cộng với một con chim màu trắng đã tiết lộ vận mệnh của ĐCS Trung Quốc: Bốn con chim đầu tung cánh cũng giống như thời hoàng kim của giới cầm quyền, có thể tung hoành trên vũ đài chính trị, lạm thế, lộng quyền. Nhưng đến con chim thứ 5 lại là một cảnh tượng bi ai: Bị đâm đầu vào vách núi, chẳng những không thể cất cánh mà còn ngã xuống thật đáng thương.

Có ý kiến cho rằng bức đồ hình đã tiết lộ hai điều: Một là, ĐCS Trung Quốc sẽ gặp đại nạn vào thời ‘con chim lông trắng’. Và hai là, hết thảy món nợ máu trong lịch sử sẽ liên lụy tới người đứng đầu.

Phù Dao – Epoch Times
Minh Tâm biên dịch

Theo ntdvn.net

 


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc