Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » 300 năm trước, cao nhân đã sớm biết sự ra đời và sụp đổ của nhà Tây Sơn

Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra vào năm 1771, lên cao trào và sụp đổ vào năm 1802 khiến ngày nay nhiều người còn tiếc nuối. Thế nhưng trước đó 300 năm, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sớm tiên đoán qua lời “Sấm” của mình.

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh internet

Nguyễn Bỉnh Khiêm dù không thể lên ngôi Thiên Tử như kỳ vọng của người mẹ, nhưng ông lại là người quyết định thế cuộc, mỗi lời ông nói đã quyết định vận mệnh lịch sử lúc bấy giờ.

Khi vận nước rối bời, vua Mạc Mậu Hợp đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm về thế cuộc, Trạng Trình đã đáp rằng “Ngày sau nước có việc, đất Cao Bằng tuy nhỏ, cũng giữ được phúc đến vài đời”. 7 năm sau vua Mạc bị quân Trịnh đánh bật khỏi Thăng Long, nhớ lời dặn cụ Trạng liền về đất Cao Bằng, quả nhiên giữ thêm được 96 năm nữa.

Khi Nguyễn Hoàng lo lắng bị chúa Trịnh sát hại bèn hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng Trình không trả lời chỉ nói rằng

“Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”

Nghĩa là:

“Hoành sơn một dãy, dung thân ngàn đời”

Nguyễn Hoàng liền đến phía nam dãy Hoành Sơn chính là vùng đất Thuận Hóa (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừ Thiên Huế ngày nay), xây dựng cát cứ lập ra nhà Nguyễn sau này. Không chỉ thế các đời chúa Nguyễn còn mở rộng lãnh thổ từ miền Trung ở Quảng Ngãi đến tận Hà Tiên, định hình lãnh thổ Việt Nam cho đến ngày nay.

Hoàng Sơn

Núi Hoành Sơn nhìn từ Hà Tĩnh. Ảnh wikipedia.org

Khi chúa Trịnh muốn cướp ngôi vua Lê nên hỏi ý kiến ông, Trạng Trình đáp rằng “Lê tồn, Trịnh tại; Lê bại, Trịnh vong”, từ đó chúa Trịnh không dám cướp ngôi vua Lê nữa. Đến khi nhà Lê mất thì chúa Trịnh cũng mất theo.

Không chỉ thế “sấm Trạng Trình” của ông đã tiên đoán những diễn biến của lịch sử đến tận ngày nay, trong đó có cả sự thành bại của nhà Tây Sơn.

Mở đầu tiên đoán về cuộc khởi nghĩa Tâ y Sơn, lời sấm viết:

Chấn cung xuất nhất

Ðoài cung vẫn tinh

Trong kinh dịch thì Chấn (☳) chỉ người anh cả, Đoài (☱) là phần đuôi ý chỉ người em. “Chấn cung nhất xuất” chỉ người anh Nguyễn Nhạc chỉ huy cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra vào năm 1771, “Đoài cung” chỉ Nguyễn Huệ

Hà thời biện lại vi vương
Thử thời Bắc tận Nam trường xuất bôn

Nghĩa là

Làm thế nào thời ấy tên bin lại làm Vương,

Lúc ấy Bắc phải hết, Nam cũng chạy.

“Biện Lại” ở câu đầu là chỉ chức quan của Nguyễn Nhạc, ông làm chức Biện Lại ở huyện Vân Đồn, Quy Nhơn. Câu sau “Lúc ấy Bắc phải hết, Nam cũng chạy”  ý chỉ Tây Sơn đánh bại chúa Trịnh ở phương Bắc, chúa Nguyễn ở phương Nam rồi xưng Vương.

quân Tây Sơn

Quân Tây Sơn, ảnh lấy từ trong phim – soi.today

Bao giờ trúc mọc qua sông,

Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây.

Ðoài cung một sớm đổi thay,

Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn.

Ðầu cha lộn xuống chân con,

Mười bốn năm tròn hết số thì thôi

Câu đầu “trúc mọc qua sông” khi quân Thanh tiến vào Đại Việt đã cho bắc cầu nổi bằng trúc để qua sông Hồng Hà tiến đến thành Thăng Long. Đến lúc đó thì “Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây”: Chữ “Tây” là chỉ Tây Sơn, câu này mang ý nghĩa Nguyễn Huệ lên ngôi vua với niên hiệu Quang Trung

“Ðoài cung một sớm đổi thay” như đã nói ở trên “Đoài cung” là chỉ người em tức Vua Quang Trung, “Ðoài cung một sớm đổi thay” là ý nói vua Quang Trung mất sau hơn 2 năm lên ngôi, con là Quang Toản lên ngôi lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh.

“Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn” như trên đã nói “Chấn cung” tức chỉ người anh Nguyễn Nhạc. “Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn” nghĩa là sau đó Nguyễn Nhạc cũng mất. Khi thành Quy Nhơn bị vây, Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc nhờ vua Cảnh Thịnh đến cứu. Nhưng binh lính của vua Cảnh Thịnh đến giải vây xong thì lo cướp bóc, thậm chí lấy hết cả của cải của Nguyễn Nhạc, khiến Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc ức quá thổ huyết mà chết.

Câu thứ 5 “Ðầu cha lộn xuống chân con” ý nói chữ “Quang” (光) của vua Quang Trung có chữ tiểu ở trên mà chữ “Cảnh” (景) của vua Cảnh Thịnh lại có chữ “Tiểu” ở dưới, cũng có nghĩa ngôi vua cha truyền cho con chỉ được có 2 đời thì kết thúc qua câu dưới

Câu 6 “Mười bốn năm tròn hết số thì thôi” tức nhà Tây Sơn trải qua hai đời, từ cuối năm 1788 khi vua Quang Trung lên ngôi, đến đời vua Cảnh Thịnh năm 1802 thì hết, đúng 14 năm tròn

Ánh Sáng


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc