Home » Thế giới » Hà Nội có nguy cơ động đất lớn?

Ứng theo số liệu tần suất xuất hiện động đất (khoảng 1000 năm/trận động đất lớn), Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc đã sắp bước qua con số 800 năm. Cộng thêm những dấu hiệu báo hiệu sự nhúc nhích của lòng đất là hai trận động đất ở Cao Bằng và Thanh Hóa vừa qua cho thấy, không thể chủ quan với nguy cơ động đất.

Hà Nội có nguy cơ động đất cấp 8

Những trận động đất liên tiếp gần đây, tháng 8 ở Cao Bằng, tháng 9 ở Thanh Hóa mặc dù với cấp độ chỉ đạt khoảng 3- 3,5 độ richter nhưng điều đó cũng chứng tỏ đứt gẫy trên đồng bằng sông Hồng đang hoạt động.

Khá nhiều nhà khoa học được hỏi đều có chung câu trả lời là những trận động đất trên không đáng lo ngại, hoàn toàn theo quy luật tự nhiên nhưng TS Lê Tử Sơn, nguyên trưởng phòng quan sát động đất, Viện Vật lý địa cầu lại có phân tích khác.

Theo TS Lê Tử Sơn cho rằng, nếu nhìn nhận trên diện rộng, một cách tổng thể thì hiện tượng trên không có gì đáng nói. Song, phân tích kỹ những dấu hiệu tiềm ẩn như tính quy luật, nguyên lý tích tụ năng lượng, giải phóng năng lượng và số liệu tần suất xuất hiện động đất (khoảng 1000 năm/trận động đất lớn) thì sẽ thấy nhiều câu hỏi đặt ra.

Hà Nội có nguy cơ động đất lớn?, Tin tức trong ngày, dong dat, ha noi, thu do, thang long, chu ki nghin nam

Động đất mạnh 7,8 độ Richter ở Indonesia sáng ngày 7/4/2010.

Bản đồ phân vùng động đất Việt Nam thể hiện, vùng Tây Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La… có khả năng xảy ra động đất nhất. Những trận động đất mạnh nhất nước ta thường xảy ra tại những khu vực này. Hà Nội được xếp vào khu vực có khả năng xảy ra những trận động đất mạnh cấp 8 (theo thang MSK). Theo bản đồ phân vùng động đất nhỏ của Viện Vật lý Địa cầu thực hiện thì một số địa điểm ở Hà Nội có nền đất yếu như khu vực Thanh Trì, Vĩnh Tuy, nếu động đất xảy ra có thể ở mạnh cấp 7, cấp 8. Một số địa điểm có nền đất tốt hơn như Đông Anh, Sóc Sơn, khi động đất xảy ra có thể mạnh tới cấp 6, cấp 7.

Dấu hiệu nguy hiểm trước chu kỳ 1000 năm

Ứng theo số liệu tần suất xuất hiện động đất (khoảng 1000 năm/trận động đất lớn), Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc đã sắp bước qua con số 800 năm. Cộng thêm những dấu hiệu báo hiệu sự nhúc nhích của lòng đất là hai trận động đất ở Cao Bằng và Thanh Hóa vừa qua cho thấy, không thể chủ quan với nguy cơ động đất.

PGS. TS Nguyễn Thế Thôn, thành viên nhóm tác giả Bản đồ phân vùng động đất miền Bắc Việt Nam 1968 cho biết, Hà Nội nằm kề bên đứt gẫy sông Hồng, là đứt gẫy lớn của khu vực.

Theo ghi nhận, năm 1285 ở Hà Nội đã xảy ra động đất cấp 8. Đến nay đã gần 800 năm chưa xảy ra động đất lớn như vậy. PGS Nguyễn Thế Thôn lại cảnh báo, đây mới là giai đoạn nguy hiểm vì giai đoạn bình ổn này có thể là giai đoạn tích lũy ứng suất để hoạt động trở lại. Thời gian 800 năm có thể đủ cho tần suất lặp lại của trận động đất năm 1285?

“Đại Việt sử ký toàn thư”, biên niên sử năm Tân Sửu, niên hiệu Thiên Ưng Chính Bình, năm thứ 7 (1241) chép lại: Mùa hạ, tháng 4, hạn hán, núi nhiều nơi bị lở, ở Chợ Dừa (Gia Thị), đất toách ra.

Trận động đất cũng được ghi lại trong “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, chính biên, quyển thứ 6, Tân Sửu (1241): “Mùa hạ, đại hạn, núi dụt, đất nứt ra, núi ở Các Lộ, sụt xuống, đất liền ở phường Thịnh Quang, ngoài kinh thành bị rạn tách ra”.

Trong “Hà Nội nghìn xưa”, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội, 1975, trang 149 của hai tác giả Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán cũng có viết, Một Thăng Long hay bị động đất, nhất là mạn Nam, đất phường Thịnh Quang (Thịnh Hào) có năm nứt toách dài hai dặm; đất Xã Đàn có năm nứt toách, dài 7 thước, rộng 4 tấc, bề sâu khôn lường.

Lấy hình ảnh một con gấu ngủ đông có thể thức giấc bất cứ lúc nào, TS Lê Tử Sơn cảnh báo, có thể vỏ Trái Đất sẽ thức giấc bất kỳ lúc nào. Khu vực nào bình yên một thời gian dài, khu vực đó có nguy cơ tiềm ẩn động đất cao nhất. Sở dĩ có hiện tượng này là do năng lượng được tích lũy chỉ chờ cơ hội bùng phát. Còn những vùng hay có động đất xảy ra, năng lượng được giải tỏa, khả năng tích lũy năng lượng lớn là ít thì nguy cơ động đất cấp độ lớn ít có khả năng xảy ra.

Được biết, các trạm quan sát đặt tại Viện Vật lý địa cầu hoạt động 24/24 để ghi nhận dấu hiệu động đất. Bên cạnh đó, Viện cũng tham gia mạng lưới quan trắc động đất khu vực Đông Nam Á nên luôn cập nhật thông tin từ các bạn đồng nghiệp. Khi động đất đạt từ 4 độ richter trở lên thì sẽ phát tin báo động trên các phương tiện thông tin đại chúng.


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc