Home » Cổ truyền, Văn hóa » Một vài mẩu chuyện về thời Trinh Quán nhà Đường của Trung Quốc

Vua Đường Thái Tông

Thời kỳ Trinh Quán là một thời kỳ “Vua Thánh tôi hiền”, là thời kỳ của một Thiên triều cực thịnh với rất nhiều võ tướng có võ công xuất chúng và các văn quan có tài năng kiệt xuất. Đã trăm ngàn năm qua, người ta vẫn tưởng nhớ một giai đoạn lịch sử huy hoàng ấy. Dưới đây là vài mẩu chuyện ghi chép trong những năm đầu thời Trinh Quán, qua đó chúng ta thấy tấm lòng nhân từ của vị Hoàng đế vĩ đại đã khai sáng ra vương triều vĩ đại này.

Chuyện thứ nhất: Năm Trinh Quán thứ 2, ở vùng lân cận kinh thành của triều Đường náo loạn vì châu chấu xuất hiện. Một ngày nọ, Đường Thái Tông vào vườn thượng uyển, trông thấy một con châu chấu, Ngài bèn đưa tay bắt lấy rồi cầu khấn: “Nhân dân dựa vào lương thực mà sống, ngươi lại ăn hết hoa màu, giờ ta tình nguyện cho ngươi ăn ruột gan của ta”. Nói rồi Ngài nuốt con châu chấu vào bụng.

Các hầu cận của Ngài khuyên: “Thứ châu chấu này có hại lắm, ăn vào sẽ sinh bệnh!”.

Ngài nói: “Trẫm nguyện thay cho nhân dân chịu nạn, sợ gì bệnh tật chứ?”. Thế là Ngài nuốt chúng vào bụng.

Tương truyền suốt năm đó tuy có châu chấu xuất hiện, nhưng không tạo thành nạn châu chấu hoành hành.

Chuyện thứ hai: Vào năm Trinh Quán thứ 2, trong vùng phát sinh nạn hạn hán và đói kém. Có rất nhiều dân chúng phải bán con cái để đổi lấy quần áo và thức ăn. Đường Thái Tông hạ lệnh mở kho tàng của Hoàng gia, lấy vàng bạc tơ lụa ra để chuộc lại con cháu cho các nạn dân. Trong chiếu thư Ngài nói: “Nếu như có thể khiến cho mùa màng bội thu, thiên hạ bình an, cho dù đem tai họa ấy chuyển hết lên thân Trẫm thì Trẫm cũng cam tâm tình nguyện”. Không lâu sau mưa đổ xuống, nhân dân vô cùng vui sướng.

Chú thích: các mẩu chuyện trích trong sách “Tư Trì thông giám tân biên”.

Theo minhhue.net


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc