Home » Kinh doanh » Nghịch lý
Nghịch lý đã xảy ra ở một quốc gia xuất khẩu dầu thô mà ngân sách phải chỉ chi bù lỗ hàng nghìn tỷ đồng cho việc kinh doanh xăng dầu. Thậm chí có bù lỗ nhưng cho đến thời điểm này cũng không đủ xăng dầu cung cấp cho thị trường.

Thị trường nước ta là một trong những thị trường có nhiều biến động không thua kém các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. và trong những mặt hàng nhạy cảm hàng đầu là xăng dầu. trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng đã quy định mặt hàng xăng dầu là mặt hàng tiêu thụ đặc biệt vì sự ổn định hay bất ổn của mặt hàng này sẽ ảnh hưởng lớn đến an ninh năng lương.

Ấy vậy mà nghịch lý vẫn xảy ra, trong suốt nhưng ngày qua báo chí và những phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về tình trạng nhiều cây xăng phục vụ nhân dân phải đóng cửa do thiếu nguồn cung cấp. Trong khi dự án thập kỷ nhà máy lọc dầu Dung quất được đầu tư khoảng 43.300 tỉ đồng đến nay cơ bản đã đi vào hoạt động, vậy có những đóng góp nhất định nhằm bình ổn thị trường xăng dầu hay chưa?

Đó còn chưa kể năm qua Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam lợi nhuận đem lại cũng lên đến nhiều tỷ đồng. Đóng góp cho ngân sách Nhà nước đạt 110 nghìn tỷ đồng, trong khi năm 2009 là 90 nghìn tỷ đồng và chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách Nhà nước. Nhiệm vụ kinh doanh do đó được cho là thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng xét trên bình diện nhiệm vụ chính trị là một doanh nghiệp nhà nước đàu tàu trong nền kinh tế quốc dân liệu để tình trạng khan hiếm xăng dầu như hiện nay liệu có trách nhiệm từ phía cơ quan này?

Nghịch lý còn xảy ra ở cách quản lý điều tiết thị trường xăng dầu của các cơ quan chức năng có liên quan. Nhiều cuộc hội thảo về giá cả, rồi làm sao để bình ổn thị trường xăng dầu đã được tổ chức trước đó, cũng như đã có hẳn nhưng phòng ban Cục, Vụ và Viện… Mỗi năm tiêu tốn nhiều tỷ đồng vốn ngân sách, nhằm ghiên cứu và đánh giá giá cả lên xuống của thị trường xăng dầu trong nước trong mối tương quan với thị trường xăng dầu thế giới.

Bên cạnh đó, nghịch lý còn thể hiện rõ trong cách điều hành trên bảo dưới không nghe. Trong khi Bộ Công thương, rồi Cục quản lý giá ( Bộ tài chính) liên tiếp có những công văn chỉ đạo bình ổn thị trường xăng dầu trong những “điên đảo” trong những ngày trước khi tăng giá xăng lên 19.300 đồng/lít, thì các cây cây xăng trải rộng trên địa bàn nhiều tỉnh thành(Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Dương, Lâm đồng, Bạc Liêu, Đắk Lắk, Đồng Nai vv…) vẫn đóng cửa hoặc bán cầm chừng cho nhân dân. Lý do hầu hết các doanh nghiệp xăng dầu đưa ra là thiều nguồn cung cấp, hoặc bị mất điện…

Hay trước đó một lý do chính đáng được các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đưa ra là không đủ nguồn ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu. Nhưng ngay sau đó Ngân hàng Nhà Nước đã có công văn chính thức thông báo: “Thực hiện chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại phục vụ nhập khẩu xăng dầu đã cung ứng đủ ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu phục vụ cho nhu cầu dự trữ và lưu thông xăng dầu trên thị trường trong nước. Thông tin khan hiếm nguồn ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu là không có cơ sở”.

Do đó có đến 1001 lý do được được đưa ra để ngừng cung cấp và bán xăng dầu cho người dân, nhằm tránh thua lỗ trong điều kiện hiện tại. Vậy để xảy ra tình trạng hỗn loạn thị trường xăng dầu trong thời gian vừa qua trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Hay lại hoà cả làng.

Nguyễn Thắng

(Theo tamnhin)

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc