Home » Văn hóa » Đời tu khổ hạnh trên nóc nhà thế giới

Hầu hết các thầy tu khổ hạnh đều trên 40 tuổi và ở trần, trên cơ thể họ được phủ một lớp tro của người chết. Ngoài một cái bát ra, họ không có một thứ gì khác.


Đi bộ trên những con phố của thủ đô Kathmandu (Nepal) bạn có thể bắt gặp những người đàn ông trung niên ăn mặc rách rưới, trên mặt đầy những đường kẻ sặc sỡ và khi thấy bạn họ sẽ chạy tới chấm lên trán bạn một nốt ruồi may mắn nhưng bạn sẽ phải trả cho họ từ 10 tới 20 rupee…họ chính là những thầy tu khổ hạnh mà bạn chỉ có thể thấy ở những quốc gia Hồi giáo.

Những tu sỹ khổ hạnh ở Nepal được gọi là Baba có nghĩa là “vị thánh”. Họ được coi là “thiên sứ của Thượng đế” của chúng sinh Purdue và được mọi người kính trọng. Nhiều tu sỹ khổ hạnh Kathmandu thích tụ tập tại đài hỏa thiêu lộ thiên lớn nhất gần ngôi đền Pashupadi bên sông Bagmati.

Họ thường tụm năm tụm bảy ở các hành lang ngoài ngôi đền. Hầu hết họ đều trên 40 tuổi và ở trần, trên cơ thể họ được phủ một lớp tro của người chết. Ngoài một cái bát ra, các thấy tu khổ hạnh không có một thứ gì khác.

Các tu sỹ này cũng thường xuyên không cắt tóc, tắm rửa. Trong suốt cuộc đời họ chỉ tắm hai lần đó là lúc sinh ra và lúc chết đi. Vì vậy mà trên người họ thường bốc ra mùi rất khó chịu.

Trên khuôn mặt của các thầy tu khổ hạnh được sơn 5 sọc màu tượng trưng cho 5 giáo phái khác nhau. Các sọc màu này khiến cho khuôn mặt của họ trông dữ tợn hơn nhưng thực ra họ là những người rất hiền lành.

Những lúc thời tiết nóng nực, các tu sỹ khổ hạnh thường tập trung lại hóng mát và nói chuyện với nhau. Những khi trời lạnh họ lại đốt lửa và ngủ quây quần bên đống lửa cho ấm.

Gối của họ là những viên gạch cứng và chăn là một mảnh vải rách, thậm chí là không có gì để đắp. Bình thường họ rất ít khi uống nước, ba bữa ăn trong ngày của họ là bột chiên trộn mỡ bò, đường và mè nửa sống nửa chín.

Những thầy tu khổ hạnh ở Kathmandu chủ yếu đến từ Ấn Độ, biên giới Ấn Độ hoàn tòan mở cửa nên nhân dân hai nước có thể tự do đi lại mà không cần bất cứ giấy tờ nào huống hồ là những người “tung hoành bốn phương” như họ.

Khí hậu ôn hòa của Nepal, phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp là nơi khoan dung đối với tất cả các tôn giáo. Chính phủ Nepal cũng tỏ thái độ cởi mở và không can thiệp tới họ vì vậy mà nhiều tu sỹ muốn tới Nepal tu luyện.


Mỗi năm cứ tới lễ Shiva kéo dài từ tháng 2 tới tháng 3, các thầy tu khổ hạnh thường tập trung về thủ đô Kathmandu, lúc đông nhất có tới hơn 10.000 người. Họ tới bờ sông Bagmati để dựng lều, ban ngày thì tham gia họat động cầu nguyện và chúc phúc còn ban đêm thì đốt lửa trại.

Đối với những người hiện đại thì các tu luyện khổ hạnh thật khó hiểu, đây là một phương pháp rèn luyện được thịnh hành vào thời kỳ Ấn Độ cổ và đã có hàng ngàn năm lịch sử. Những người Hindu tin rằng mọi người phải trải qua nhiều khiếp luân hồi mới tới được thiên đàng.

Các thầy tu khổ hạnh tra tấn và ngược đãi cơ thể mình là để cơ thể mình mang đi sự tội lỗi. Họ tin rằng giảm thiểu những nhu cầu vật chất tới mức tối thấp nhất sẽ khiển linh hồn được siêu thoát và được thượng đế che chở, ban ân.

Nói chung, sự khổ hạnh lâu dài có liên quan tới áp bức giai cấp. Khoảng 4000 năm trước, những người ủng hộ việc bãi bỏ áp bức giai cấp hy vọng rằng gia nhập hàng ngũ các tu sỹ khổ hạnh đáng kính và khiêm nhường sẽ đạt được sự bình đẳng giai cấp.

Họ cũng tin rằng, con người sinh ra đều bình đẳng, chỉ cần có lòng sùng kính với chúa thì mọi người đều có thể bình đẳng trước chúa và được chúa che chở. Bước vào xã hội hiện đại, mặc dù hệ thống giai cấp không được pháp luật bảo hộ nhưng vẫn còn thâm căn cố đế trong tâm trí của người dân.

Do những ham muốn vật chất hay những âm mưu tranh giành mà nhiều người cảm thấy mệt mỏi và bối rồi, họ muốn xa rời cuộc sống trần tục để theo đuổi một cuộc sống tinh thần thăng hoa và thanh lọc. Đó chính là lý do quan trọng mà phương pháp tu luyện khổ hạnh vẫn tồn tại tới bây giờ.



Sầm Hoa(Theo Xinhuanet)

theo vietnamnet

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc