Home » Thế giới » Đàm phán với sinh viên biểu tình Hồng Kông chỉ là một chiến thuật
Các cuộc đàm phán giữa sinh viên biểu tình và chính quyền Hồng Kông về hình thức phổ thông đầu phiếu dự kiến bắt đầu vào thứ Sáu (10/10) nhưng đã bị hủy bỏ.
Hàng chục ngàn người biểu tình bật sáng điện thoại vào ngày 4/10 (Paula Bronstein/Getty Images)

Hàng chục ngàn người biểu tình bật sáng điện thoại vào ngày 4/10 (Paula Bronstein/Getty Images)

Tuy nhiên, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã không đề cập đến vấn đề này. Theo Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phong trào dân chủ Chiếm Trung là bất hợp pháp cũng như đang hủy hoại Hồng Kông, và có sự hậu thuẫn của các lực lượng nước ngoài. Đối mặt với mối đe dọa bất hợp pháp, có tính phá hoại, và hung hãn này, Bắc Kinh đã tuyên bố chắc nịch trên các trang báo rằng họ sẽ không thỏa hiệp. Thực tế, mọi người không nên trông mong gì.

Tuy nhiên, theo cách này, ai mới là người đang can thiệp vào công việc của các quốc gia khác? Thậm chí dù ĐCSTQ đã cáo buộc “cường quốc nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”, thì 142 phương tiện truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài cũng vẫn ban bố một tuyên bố chính thức đối với việc “bảo vệ Hồng Kông”.

Phải chăng những phương tiện truyền thông này buộc phải nói về việc cai trị của chính quyền Trung Quốc, hay nói cách khác chính là một phần của chế độ đó? Liệu các cơ quan này đã đăng ký hoạt động như các trụ sở ở nước ngoài theo Luật Đăng ký hoạt động của đại lý nước ngoài tại Hoa Kỳ?

Trong chiến dịch do ĐCSTQ chỉ đạo chống lại phong trào dân chủ Chiếm Trung, các sinh viên Hồng Kông bị cho là “hung hăng”. Sự gây hấn của họ bao gồm việc đã yêu cầu cái được gọi là “dân cử” ở Hồng Kông cho vị trí Trưởng Đặc khu. Hình thức đề cử này không được mô tả trong Hiến pháp – Luật Cơ Bản của Hồng Kông.

Trước đó, cơ quan Lập pháp của ĐCSTQ, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, đã ban hành một quyết định vào ngày 31 tháng 8, cho phép tiến hành các cuộc bầu cử ở Hồng Kông nhưng việc bổ nhiệm ứng cử viên cho vị trí Trưởng Đặc khu phải thông qua một hội đồng do Bắc Kinh kiểm soát. Các nhà dân chủ ôn hòa tại Hồng Kông đã cố gắng tìm kiếm một cuộc đàm phán khả thi với Bắc Kinh.

Vấn đề duy nhất là, không ai thực sự biết rào cản lớn đối với Bắc Kinh là gì. Nói cách khác, những đề nghị ôn hòa và những yêu cầu của sinh viên rất có khả năng đều bị phản đối theo quan điểm của Bắc Kinh. Như vậy, ngay từ đầu cơ hội cho đàm phán đã không tồn tại.

Không Thỏa Hiệp

Bắc kinh nổi tiếng vì không giữ lời hứa của mình với những người chịu sự thống trị của chế độ này. Trong suốt 65 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản, vẫn chưa có một trường hợp duy nhất nào đàm phán hoặc thỏa hiệp được với các nhóm thuộc nội bộ Trung Quốc.

ĐCSTQ đã không thỏa hiệp với Đức Đạt Lai Lạt Ma kể từ năm 1959 đến nay. ĐCSTQ cũng không thỏa hiệp với các sinh viên biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 hay với các học viên Pháp Luân Công vào năm 1999. Đơn giản là vì trong từ điển của họ không có từ “thỏa hiệp”.

Ở Tây Tạng, ĐCSTQ đã phá vỡ một thỏa thuận với chính phủ Tây Tạng bằng cách bắt đầu một “cuộc cải cách dân chủ đẫm máu” vào năm 1955, theo Li Jianglin – người từng điều tra và sau đó viết một cuốn sách về những gì thực sự đã xảy ra trước khi Đức Đạt Lai Lạt Ma bỏ trốn sang Ấn Độ.

Trong vụ thảm sát Thiên An Môn, những người bảo thủ trong giới lãnh đạo không bao giờ hứa bất cứ điều gì.

Trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phá vỡ thỏa thuận giữa Thủ tướng Chu Dung Cơ với các học viên Pháp Luân Công vào ngày 25 tháng 4 năm 1999.

Kết quả là các sinh viên ở Thiên An Môn bị tàn sát, người Tây Tạng và học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng tội ác diệt chủng do ĐCSTQ gây ra.

Chuyển Dịch Tiêu Điểm

Trước quyết định của Đại hội đại biểu nhân dân Toàn quốc ngày 31 tháng 8, nhiều người tin rằng vẫn còn có cơ hội cho người dân Hồng Kông đàm phán với chính quyền, mặc dù không có bằng chứng để hỗ trợ cho giả định này. Bây giờ quyết định đã được công bố, việc xử lý lại gần như là không thể đối với ĐCSTQ.

Phản ứng của ĐCSTQ đối với những lời phản kháng vào năm 2011 tại làng Wukan ở tỉnh Quảng Đông, tiếp giáp Hồng Kông, khẳng định một minh chứng về cách chính quyền Trung Quốc “thỏa hiệp” như thế nào. Đảng đã chuyển trọng tâm ra khỏi yêu cầu ban đầu .

Ban đầu người dân yêu cầu đất đai bị tịch thu bởi các nhà phát triển được chính phủ hậu thuẫn phải được trả lại. Tuy nhiên, cách giải quyết lại là để cho dân làng bầu ra cán bộ thôn của riêng mình, chứ không phải việc hoàn trả trở lại đất đai của họ.

Trong các cuộc đàm phán với những người biểu tình tại Hồng Kông, Đảng sẽ quyết tâm chuyển nhu cầu ban đầu ra khỏi vấn đề phổ thông đầu phiếu đích thực. Mặc dù việc này có thể chưa diễn ra ngay, nhưng ông Lương Chấn Anh có khả năng trở thành “vật tế thần”. Sự miễn nhiệm của ông chắc chắn sẽ làm hầu hết người Hồng Kông hài lòng.

Người dân Hồng Kông đã có ấn tượng rằng nền dân chủ của họ sẽ đi cùng với việc thống nhất với Trung Quốc Đại lục. Theo Chris Patten, thống đốc người Anh cuối cùng của Hồng Kông, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã hứa hẹn dân chủ.

Tuy nhiên, bất cứ điều gì được nói ra, thì ấn tượng này đều đã được chứng tỏ là sai.

Ủy Ban Bầu Cử

Khi người dân Hồng Kông nói về phổ thông đầu phiếu, họ có khái niệm khác với những gì ĐCSTQ định nghĩa. Luật Cơ Bản Hồng Kông nói rằng, “Các Trưởng Đặc khu phải được bầu ra bởi một Ban đề cử theo quy định của Luật này và phải được bổ nhiệm bởi Chính quyền Trung ương “.

Điểm mấu chốt chính là Ủy ban đề cử, cho thấy cách mà ĐCSTQ thao túng các cuộc bầu cử vị trí Trưởng đặc khu của Hồng Kông như thế nào. Trên thực tế, đó chỉ là một phiên bản sửa đổi của “những cuộc bầu cử” ở Trung Quốc.

Những cuộc bầu cử người đại diện địa phương được tổ chức tại Trung Quốc, nhưng ĐCSTQ đã thiết kế ngưỡng đề cử để ngăn chặn việc bầu ra các ứng cử viên độc lập.

Ngay cả khi các ứng cử viên đáp ứng đủ yêu cầu đề cử, ĐCSTQ vẫn ngăn chặn họ. Trong năm 2011, Liu Ping và Wei Zhonghua của tỉnh Giang Tây không có quyền là ứng cử viên độc lập trong cuộc bầu cử cho các đại diện địa phương mặc dù họ đáp ứng được yêu cầu chính thức với đề cử của hơn 10 người.

Họ liên tục bị sách nhiễu, quản thúc tại gia, bị giam giữ và bị ngăn cản gặp gỡ các cử tri. Cuối cùng, cả hai người Liu và Wei đã bị vào tù sau một phiên xét xử trong năm nay.

Vào tháng 8 năm 2000, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân thậm chí còn nói với Mike Wallace – người dẫn chương trình “60 phút” rằng ông cũng là một nhà lãnh đạo được bầu ra. Thật vậy, ở Trung Quốc, không ai biết ông Giang được bầu chọn như thế nào, hầu hết người dân đều không nhìn thấy một lá phiếu thực sự nào trong suốt cuộc đời của họ.

Đòi Hỏi Dân Chủ

Để bảo vệ việc chối bỏ yêu cầu dân chủ của người dân Hồng Kông, chính quyền Trung Quốc đã tìm cách bịt mắt người dân Trung Quốc theo nhiều cách thức khác nhau.

Một lập luận phổ biến được sử dụng để bôi nhọ các phong trào Chiếm Trung là “các bạn (những người Hồng Kông) đã bị cai trị bởi người Anh trong 150 năm và không bao giờ đòi hỏi dân chủ. ĐCSTQ mới chỉ cai trị các bạn trong 15 năm. Tại sao bây giờ bạn lại yêu cầu dân chủ? “

Truy tìm nguồn gốc của lập luận này là điều khó khăn, nhưng nó đã được nhắc lại nhiều lần trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc và lan truyền ra các phương tiện truyền thông xã hội. Trong mọi trường hợp, tuyên bố này chỉ là giả dối.

Trước hết, người Anh đã cố gắng mang đến cho Hồng Kông một số hình thức dân chủ. Theo William Wang – một chuyên gia về lịch sử Hồng Kông, nước Anh muốn làm cho Hồng Kông trở thành một lãnh thổ tự trị trong liên hiệp Anh (Dominion), giống như Singapore, nhưng đã bị chính quyền Trung Quốc phản đối mạnh mẽ.

Sau đó, Thủ tướng Chu Ân Lai lúc bấy giờ đã tiết lộ trong cuộc viếng thăm Trung Tá Cantlie rằng “Trung Quốc coi bất kỳ động thái hướng tới tình trạng tự trị (Dominion) nào cũng là một hành động bất hòa. Trung Quốc mong muốn tình trạng thuộc địa hiện tại của Hồng Kông sẽ tiếp tục không thay đổi”. Đó là vào tháng Giêng năm 1958.

Điều gì xảy ra nếu người Anh khẳng định về việc tự trị của Hồng Kông? Liao Chengzhi, Giám đốc Ủy ban Ngoại giao Trung Quốc lúc này, đã nói với đoàn đại biểu công đoàn tham quan Hồng Kông rằng Trung Quốc sẽ “giải phóng Hồng Kông, Kowloon và khu Địa Hạt Mới ngay lập tức”.

Bên cạnh đó, dân chủ không phải đối lập với chủ nghĩa thực dân. Độc lập mới là điều trái ngược với chủ nghĩa thực dân, trong khi dân chủ đối lập với chế độ độc tài.

Lập luận hợp lý là, dưới sự cai trị của Anh, người dân Hồng Kông nên yêu cầu độc lập, điều mà họ đã làm. Trong tình huống đặc biệt của Hồng Kông, sự độc lập phải được thay thế bởi sự thống nhất với Trung Quốc.

Một khi thống nhất với Trung Quốc, người dân Hồng Kông nên yêu cầu dân chủ, điều mà họ đang làm hiện nay. Thậm chí ĐCSTQ cũng không đòi hỏi dân chủ từ người Nhật Bản trong Thế chiến II. Họ yêu cầu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thực hiện dân chủ trong cuộc nội chiến tiếp sau thất bại của Nhật Bản, mặc dù nhu cầu về sự dân chủ này đã chứng minh chỉ là một cái cớ để giành chính quyền.

Khi khái niệm về phong trào Hoà Bình Chiếm Trung được đề xuất trong năm 2011, lúc đó không có nhiều người chú ý. Ngay cả người khởi xướng nó cũng không tin rằng nó thực sự có thể xảy ra.

Tuy nhiên, kể từ đó, ở hầu hết mỗi bước ngoặt, chính quyền Trung Quốc đã làm cho mọi việc tồi tệ hơn và làm cho các cuộc biểu tình hàng loạt ở Hồng Kông xảy ra. Từng bước một, ĐCSTQ đã đẩy người dân Hồng Kông ra xa họ.

Như thường lệ, chính quyền Trung Quốc và các phương tiện truyền thông nhà nước đổ lỗi cho các thế lực nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ, với vai trò đứng sau phong trào Chiếm Trung Tâm. Chỉ thị này đã được lặp đi lặp lại để kích động hận thù chống lại Hoa Kỳ và tăng cường vị thế của chế độ này cũng như để bào chữa cho Trung Quốc. Tuy vậy, lần này chính quyền ĐCSTQ lại tìm cách đánh lạc hướng trách nhiệm của mình đối với các sự kiện ở Hồng Kông.

Ngay từ đầu, Bắc Kinh đã lần lượt đánh giá không đúng về các vấn đề của Hồng Kông. Ngay cả khi có thể làm lại tất cả một lần nữa, chế độ này cũng sẽ thực hiện những sai lầm tương tự vì nó chỉ có thể tự giúp cho chính mình mà thôi.

Heng He

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc