Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Từ đàn áp Pháp Luân Công lại quay sang luyện tập môn này
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc bắt đầu từ năm 1999 đến nay, thời gian càng lâu lại có càng thêm nhiều người vì nhiệm vụ đàn áp, tìm hiểu môn khí công này mà đã hiểu nhiều hơn về Pháp Luân Công và quyết định luyện tập môn này.

>> Một Số Cảnh Sát TQ Thay Đổi Tận Đáy Lòng Quan Điểm Về Cuộc Bức Hại Pháp Luân Công

>> Một cảnh sát đàn áp Pháp Luân Công chuyển sang tập luyện môn này và bị bức hại

Pháp Luân Công ở Đài Loan

Pháp Luân Công ở Đài Loan

Số người từ đàn áp lại quay sang tập nhiề nhất có lẽ là thuộc Phòng 610, đây là là cơ quan cảnh sát chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công, cũng vì lẽ đó mà nhiều cảnh sát đã hiểu và quay sang luyện tập.

nhân viên Phòng 610, nhưng hiện nay không những không tham gia bức hại mà còn trở thành học viên Pháp Luân Công, lấy những học viên Pháp Luân Công anh từng bức hại làm gương để phấn đấu.

Nhân viên Phòng 610 tham gia bức hại từ năm 1999 này kể lại, anh từng nghĩ thành tích có được trong bức hại thật “vẻ vang”, đây là tội lỗi không gì bù đắp được. Anh đưa ra vài ví dụ điển hình về bức hại, đó là trường hợp những học sinh nhỏ tuổi vô tội phải chịu lạnh nhạt và kỳ thị của bạn bè và thầy cô trong trường, ở trong trường học mà không dám ngẩng đầu lên khi bước đi… Dù hiện anh không còn nhớ hết họ tên những người bị hại, nhưng những hình ảnh vẫn rõ mồn một, những biểu cảm trên mặt người bị hại luôn ám ảnh anh…

Pháp Luân Công

10.000 người cùng tham gia tập công ở TP Thẩm Dương năm 1998 (tức 1 năm trước khi Pháp Luân Công bị đàn áp). Ảnh minhhue

Qua thông tin nhiều năm mà mạng Minh Huệ đưa tin, tâm trạng của nhân viên Phòng 610 này cũng là hình ảnh chung của nhiều nhân viên 610 khác. Ví dụ vào tháng Hai năm nay, một nhân viên Phòng 610 tỉnh Sơn Đông viết thư cho mạng Minh Huệ, trong đó có đoạn: “Qua quá trình làm việc tôi mới thấy Pháp Luân Công quả thật dạy người hướng thiện, giúp tâm hồn được an ủi, cho con người có sức mạnh. Nhưng tổ chức Đảng lại xem Pháp Luân Công là ma quỷ, tuyên truyền lừa dối mọi người. Tôi cảm thấy bất an và đau khổ”.

Tâm sự của những nhân viên Phòng 610 này đã cho thấy, cho dù họ là những người tham gia bức hại vì phải chấp hành mệnh lệnh, nhưng thực tế họ cũng chính là những người bị hại thê thảm nhất. Hiểu rằng họ mắc sai lầm vì thiếu hiểu biết, các học viên Pháp Luân Công luôn vui vẻ sẵn lòng nói sự thật cho họ nghe, tin rằng sau khi họ hiểu có thể làm lại cuộc đời.

2a

Nhiều nhân viên Phòng 610 sau khi hiểu rõ sự thật đã không còn làm công cụ cho kẻ ác nữa, họ bắt đầu tham gia vào hàng ngũ những người luyện công, từ đây họ bắt đầu hiểu tại sao các học viên Pháp Luân Công quyết không từ bỏ con đường tu luyện.

Tuy nhiên cũng có nhiều người bản tính khó đổi. Những trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại được đưa tin trên mạng Minh Huệ vẫn luôn xuất hiện, đặc biệt là những người tham gia kiện Giang. Trong những kẻ mê muội này có hai quan to trong hệ thống chính trị – pháp luật vừa ngã ngựa tháng Tư vừa qua: ông Tô Hồng Chương ở Liêu Ninh và ông Trương Việt ở Hà Bắc. Có thể thấy, dù vụ án Chu Vĩnh Khang đã kết thúc, nhưng hoạt động xử lý hệ thống chính trị – pháp luật vẫn đang tiếp tục.

6

Các học viên Pháp Luân Công ở đài loan xếp đồ hình Pháp Luân

Chính sách bức hại Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân làm nhiều người cảm thấy chua xót, đây là quan điểm chung của những người quan sát, nó làm đạo đức xã hội Trung Quốc trượt dốc và tất cả mọi người trong xã hội đều trở thành người bị hại.

Hại người lương thiện cũng đồng nghĩa giúp sức cho cái ác. Nhân viên Phòng 610 đi đầu trong chính sách bức hại này hiểu rất rõ hành động bức hại người lương thiện là hủy hoại lương tâm xã hội. Vì thế mà nhân viên này viết: “Tôi luôn bị ám ảnh, từng giây từng phút đều không ngừng suy nghĩ: nếu mọi người trên thế giới đều có thể dùng Chân – Thiện – Nhẫn dẫn dắt mình, vậy thì quan hệ giữa người với người tốt đẹp biết mấy, xã hội tốt đẹp biết mấy.”

Điều này cũng chứng minh quá trình bức hại Pháp Luân Công kéo dài 17 năm qua không những không thể làm các học viên Pháp Luân Công từ bỏ Chân – Thiện – Nhẫn, còn khiến nhiều người tham gia bức hại trở thành người tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn. 

Trần Tư Mẫn (Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)

MQ biên dịch

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc