Home » Chia sẻ, Nổi bật, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm, Văn hóa » Ký sự Pháp Luân Công qua ảnh
Vào thập niên 70, 80 của thế kỷ trước làn sóng luyện tập khí công nhằm nâng cao sức khỏe lan tỏa khắp Trung Quốc. Hầu như nhà nào cũng có người biết đến hoặc tập khí công. Ghi nhận có đến 2.000 môn khí công xuất hiện, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học cũng như sách báo về khí công.

Ngày 13 đến ngày 25/5/1992, ông lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công đã truyền giảng khóa học đầu tiên ra công chúng tại Trường Trung Học số 5 TP Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm

Ngày 12 đến 21/12/1992 Hội Sức Khỏe Đông Phương lần đầu tiên tổ chức tại Bắc Kinh, quy tụ hầu hết các trường phái khí công, yoga của phương đông, nhiều người đến tham dự để xem môn tập nào là tốt nhất. Lần hội này Pháp Luân Công nổi bật nhất và đoạt danh hiệu “Minh tinh công phái”.

Sang năm 1993, Hiệp hội Khí công Trung Quốc tổ chức ‘Hội Sức Khỏe Đông Phương’ lần thứ hai, và cũng như lần trước Pháp Luân Công lại đoạt hầu hết các danh hiệu cao quý nhất. Tính cả hai lần Hội thì Pháp Luân Công đã đoạt các danh hiệu như ‘minh tinh công phái’, ‘giải vàng đặc biệt’, giải thưởng ‘thúc đẩy tiến bộ khoa học’, và người sáng lập Pháp Luân Công là ông Lý Hồng Chí đoạt giải thưởng ‘Khí công sư được yêu thích nhất’.

giai-thuong-phap-luan-cong-2

Giải thưởng của Pháp Luân Công cả 2 kỳ Hội Sức Khỏe Đông Phương. Ảnh minhhue

Từ đó người dân Trung Quốc đã lựa chọn được môn khí công cho mình, như con sông Trường Giang cuồn cuộn chảy mãi, Pháp Luân Công phát triển không ngừng, người truyền người, tâm truyền tâm, số người theo tập ngày càng đông.

phap-luan-cong-3

10.000 người cùng tham gia tập công ở TP Thẩm Dương. Ảnh minhhue

Từ năm 1992 đến 1994 ông Lý Hồng Chí đã đi các nơi khắp Trung Quốc truyền giảng khí công, có 54 khóa học đã được tổ chức, mỗi khóa kéo dài 8 đến 10 ngày . Mỗi ngày học 2 tiếng đồng hồ, trong đó 1,5 tiếng là nghe giảng nguyên lý về khí công, 30 phút để thực hành các bài tập.

Tháng 9/1993 Quỹ Valor Trung Quốc (Quỹ Giữ gìn Công lý và Cứu Người gặp nạn) liên kết với Bộ Công an, gửi thư, bằng khen đến Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc cảm ơn hiệu quả trị bệnh của Pháp Luân Công, kèm theo một bài Báo An ninh Cộng đồng xuất bản ngày 21 tháng 09 năm 1993

5

Ảnh minhhue

bang-khen-phap-luan-cong-6

Bằng khen. Ảnh minhhue

7

Báo An Ninh Cộng Đồng xuất bản ngày 21 tháng 09 năm 1993. Ảnh minhhue

8

Ngày 24 tháng 09 năm 1997, báo Y học và Sức khỏe đã đăng bài viết có tựa đề ”Để chữa bệnh khỏe người, Pháp Luân Công là tốt nhất”. Ảnh minhhue

9

Ngày 10 tháng 11 năm 1998, Dương Thành vãn báo Trung Quốc đã đăng bài viết có tựa đề: “Già trẻ vui tập Pháp Luân Công”. Ảnh minhhue

Khác với các môn khác, Pháp Luân Công không chỉ luyện thân thể bằng 5 bài công pháp, mà còn luyện cả tâm tính theo bản chất của vũ trụ là Chân Thiện Nhẫn, nên hiệu quả đối với sức khỏe rất toàn diện, đồng thời việc nâng cao tâm tính của một lượng lớn học viên cũng gây ảnh hưởng lớn ra ngoài xã hội.

 

10

Ảnh minghui.org

Trước tác dụng to lớn của Pháp Luân Công, ngày 6 tháng 5 năm 1994 ông Lý Hồng Chí được Hội nghiên cứu khoa học Khí công tỉnh Cát Lâm công nhận là “Khí công sư lỗi lạc”.

Thời gian này tại Trung Quốc mỗi buổi sáng, các công viên đều ngập tràn hình ảnh các học viên Pháp Luân Công đang thư thái luyện công trong nền nhạc êm dịu giữa đám đông ồn ào náo nhiệt, là một sự tương phản nổi bật và dường như đang dâng tặng cho mọi người một mảnh đất thuần tịnh nhất giữa nơi hỗn tạp này.

11

Ảnh minghui.org

Danh tiếng của Pháp Luân Công đã vượt qua biên giới, ngày 3/8/1994 Thành Phố Houston, Texas, Hoa Kỳ, tuyên bố ông Lý Hồng Chí là “Đại sứ Thiện chí” và là một “Công dân danh dự” vì “công tác công cộng vị tha vì lợi ích và hạnh phúc của nhân loại”. Đây là công nhận đầu tiên ở nước ngoài trong số hàng ngàn các công nhận khác dành cho Pháp Luân Công.

12

Ảnh clearwisdom

13

Các học viên ở Houston, Mỹ. Ảnh minghui.org

Vào tháng 2/1995 Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc, Bộ Y tế Công cộng, Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí Công Trung Quốc đề nghị ông Lý Hồng Chí cùng thành lập “Hiệp hội” Pháp Luân Công, nhưng ông Lý đã từ chối đề nghị này với nguyện vọng giữ môn pháp này tự do không bị ảnh hưởng bởi các rắc rối và tác động chính trị.

14

Một điểm luyện công ở Quảng Châu. Ảnh minhhue

Tháng 3/1995 ông Lý Hồng Chí ra nước ngoài truyền giảng khí công, bắt đầu từ ngày 13/3/1995 tại Paris, Pháp.

15

Học viên Pháp Luân Công tại Pháp. Ảnh minhhue

Ngày 24 tháng 11 năm 1998, Đài Truyền hình Thượng Hải đã phát sóng hai bản tin về sự phổ biến rộng rãi của Pháp Luân Công ở Thượng Hải cũng như ở các địa phương khác trên thế giới. Trong một bản tin, đài truyền hình cho biết có 100 triệu người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc, và Pháp Luân Công đã được phổ truyền sang rất nhiều quốc gia khác ở châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và châu Á.

16

Ngày 24 tháng 11 năm 1998, Đài Truyền hình Thượng Hải phát sóng bản tin về Pháp Luân Công. Ảnh minhhue

Vào tháng 12/10/1996 ông Lý Hồng Chí lần đầu tiên đến thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas – Hoa Kỳ truyền giảng khí công. Chính quyền thành phố Houston đã công bố ngày đó là ngày Lý Hồng Chí. Thủ đô Washington DC tuyên bố tuần lễ từ 9 đến 13/08/1999 là tuần lễ Pháp Luân Đại Pháp. Ngày 25/07 ba viên chức thuộc chính quyền tiểu bang Illinois thuộc thành phố Chicago cấp bằng khen cho ông Lý Hồng Chí, tuyên bố ngày 25/07 là ngày Pháp Luân Đại Pháp Illinois và ngày thầy Lý Hồng Chí Chicago.

17

Thủ đô Washington DC tuyên bố tuần lễ từ 9 đến 13/08/1999 là tuần lễ Pháp Luân Đại Pháp. Ảnh clearwisdom

Ảnh hưởng mạnh mẽ của Pháp Luân Công đối với xã hội đem lại sự đố kỵ cho lãnh đạo Trung Quốc lúc đó là Giang Trạch Dân, ông ta chỉ muốn tư tưởng của Đảng là duy nhất chi phối người dân, vì thế mà luôn muốn tiêu diệt Pháp Luân Công. Năm 1997 Bộ Công an bí mật tiến hành xâm nhập vào Pháp Luân Công nhằm tìm ra chứng cớ để khép môn này vào tà giáo hay một lý do nào đấy để có lý do giải tán môn này. Thế nhưng tất cả các điều tra đều chung một kết luận  “Không có bằng chứng nào chứng tỏ như vậy từ trước tới nay”

18

Các học sinh cũng vui tập Pháp Luân Công. Ảnh minghui.org

Ngày 21/7/1998 Văn phòng số 1 của Bộ Công an Trung Quốc phát hành tài liệu (1998) số 555 với tựa đề “Chú ý về điều tra Pháp Luân Công” cùng lời tuyên bố Pháp Luân Công là một tà giáo, tất cả các điều tra viên phải tìm ra được bằng chứng nhằm chứng minh lời tuyên bố trên.

Tức là Bộ Công an cho ra kết luận trước, rồi mới tìm chứng cớ chứng minh cho kết luận trên. Tất cả các biện pháp nghiệp vụ đều được tận dụng tối đa như trà trộ vào các học viên , nghe lén điện thoại, theo dõi các tình nguyện viên, khám nhà bất ngờ, tịch thu vật dụng cá nhân để điều tra.

19

Rất nhiều học viên Pháp Luân vẫn luyện tập mà không hề biết rằng có một cuộc điều tra bí mật nhắm vào họ. Ảnh minghui.org

Thế nhưng cuộc điều tra vẫn không đưa ra được một bằng chứng, kết quả gì. Chủ tịch Quốc Hội Kiều Thạch vừa kết thúc nhậm kỳ ngày 15/3/1998 đã lập một nhóm điều tra riêng của mình và đưa ra kết luận thẳng thắn “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại” vào báo cáo điều tra và còn ghi thêm rằng “được lòng dân là được thiên hạ, mất lòng dân là mất thiên hạ”.

20

Chủ tịch Quốc Hội Kiều Thạch: “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại”. Ảnh scoopnest.com

Ủy ban Thể thao Quốc gia cũng vào cuộc, sau 5 tháng điều tra, vào ngày 20/10 Ủy ban Thể thao đã đưa ra lời kết luận: “Chúng tôi đã bị thuyết phục bởi các bài tập, và hiệu quả của Pháp Luân Công thật tuyệt vời. Pháp Luân Công đã đóng góp rất to lớn cho việc nâng cao sự ổn định và đạo đức xã hội. Điều này cần được xác nhận một cách đúng đắn”.

Ngày 26/4/1999 Nhà Xuất bản Hiệp hội đã ra bài báo có nhan đề “phát triển nhóm đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Trung Quốc” bài báo cho thấy số lượng học Viên Pháp Luân Công đã vượt số lượng Đảng viên ĐCS Trung Quốc (ĐCSTQ) và ảnh hưởn to lớn đến xã hội. Điều này khiến Chủ tịch Giang Trạch Dân càng thêm đố kỵ, ông ta quyết định phải đàn áp nhằm giải tán môn tập này bất kể đạo lý, luật pháp.

21

Các học viên Pháp Luân Công ở Mai Châu đang luyện công ở quảng trường Hoa Kiều ngày 10/10/1998. Ảnh minghui.org

Không tìm ra chứng cớ thì tạo ra chứng cớ, ngày 10/6/1999 Giang Trạch Dân thành lập Phòng 610, một cơ quan an ninh có nhiệm vụ tiêu diệt Pháp Luân Công. Giang Trạch cấp quyền cho Phòng 610 vượt trên cả cảnh sát, chính quyền, tòa án.

Ngày 20/7/1999 cuộc đàn áp bắt đầu, các phương tiện truyền thông trước đó vốn ca ngợi và khuyến khích người dân tập Pháp Luân Công, thì nay quay sang vu cho Pháp Luân Công là tà giáo, xe tuyên truyền đi khắp các con phố yêu cầu mọi người không được luyện tập, các phụ đạo viên bị bắt.

22

Không có chứng cớ thì tạo ra chứng cớ, Giang Trạch Dân thành lập Phòng 610 chuyên đàn áp Pháp Luân Công. Ảnh epochtimes.com

Ngay khi chính quyền tuyên bố cấm tập Pháp Luân Công, lập tức có một làn sóng lớn các học viên từ khắp nơi tại Trung Quốc đổ về Bắc Kinh ‘thỉnh nguyện’, chỉ để nói với chính phủ rằng:  Pháp Luân Công là chân chính, học viên Pháp Luân Công đều tuân theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” để làm người tốt, trả lại sự trong sạch cho Pháp Luân Công…

Chỉ mấy ngày sau ngày 20/7/1999 hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân công tới các ban ngành của Chính phủ để nói rõ lợi ích họ có được từ khi tập Pháp Luân Công, nhưng đều bị chặn lại, bị bắt giữ, bị gửi về địa phương.

23

Một nhóm học viên bị cảnh sát mặc thường phục tấn công khi đi thỉnh nguyện. Ảnh minghui.org

Nhiều học viên ở những vùng quê rất nghèo khổ, không thể có tiền để đi xe ô tô đến Bắc Kinh, và họ đã lựa chọn cách duy nhất là đi bộ trên những chuyến đường dài, ngày qua ngày lại qua ngày để có mặt ở Bắc Kinh nhằm nói cho Chính phủ biết từ lúc tập Pháp Luân Công họ đã thay đổi để trở thành một con người tốt như thế nào.

Một cụ già như thế đã đi bộ đến quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, cụ ngồi xuống ở thế song bàn và luyện công. Lập tức 2 nhân viên cảnh sát lao tới la lớn không cho tập và yêu cầu về đồn với họ.

Rất bình tĩnh, cụ nói: “Ðược, tôi sẽ đi theo các anh, nhưng hãy để tôi nói điều này đã”. Cụ mở miệng bao và rất cẩn thận lấy ra một đôi giày đã mòn đến tận gót, đặt xuống đất; rồi lấy một đôi khác, cũng mòn đến tận gót, đặt xuống bên cạnh đôi trước. Cụ tiếp tục như vậy cho đến khi cụ đặt cả chín đôi giày đã mòn đến tận gót bên cạnh nhau trên nền đất. “Các anh thấy gì không?” rồi cụ nói tiếp “Ðể đến thủ đô trình bày với chính phủ một việc, như đã được ghi rõ trong Hiến pháp, để xin chính phủ xem lại cái luật rất bất công cho người dân, tôi đã đi từ một nơi rất xa để đến đây, xa đến nỗi tôi phải đeo mòn tận gót chín đôi giày này”.

Tất cả những người cảnh sát đều ngỡ ngàng. Rồi có một viên cảnh sát nói nhỏ nhẹ: “Chúng tôi đã hiểu cụ nói gì rồi. Xin mời cụ đi đi, chúng tôi không bắt cụ đâu.”

24

Để đến được Bắc Kinh một cụ già đã phải đi bộ đến mòn cả 9 đôi giày.
Ảnh minghui.org

Cụ già này vẫn còn là may mắn, bởi rất nhiều học viên khác đã bị tống giam trong các trại lao động, rất nhiều người đã không thể trở lạ được.

Cô Vương Lệ Huyên là một học viên Pháp Luân Công 27 tuổi sống tại thôn Nam Hoành, trấn Tê Hà Tự Khẩu, thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông. Cô đã tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công 8 lần từ lúc còn mang thai cho đến sinh sinh ra bé Mạnh Hạo.

Ngày 7 tháng 11 năm 2000, cảnh sát đã bắt cóc cô Vương Lệ Huyên cùng con trai cô (bé Mạnh Hạo mới được 8 tháng). Sau đó người nhà được tin cả 2 mẹ con đã bị ngã từ ban công tầng 18 xuống đất, chết ngay lập tức.

Khám nghiệm tử thi cho thấy cổ và xương khuỷu của cô đã bị gẫy, đầu cô bị dập và có một cây kim mắc ở vùng thắt lưng cô. Có hai vết thâm tím lớn ở mắt cá chân trên thi thể đứa bé. Có hai vệt đen và xanh trên đầu bé, và máu chảy ra từ mũi em. Người ta suy luận rằng các vết bầm có thể đã được gây ra khi những kẻ tra tấn còng chân bé Mạnh Hạo (mới chưa đầy 8 tháng tuổi) và treo ngược đầu em xuống đất.

25

Cảm động từ câu chuyện này họa sỹ  Thẩm Đại Từ đã vẽ bức tranh “hoa sen vàng” là đài tưởng niệm dành cho con người bé bỏng nhất bị giết hại trong cuộc đàn áp, và mẹ của em. Mảnh vải vắt qua người họ viết “Chân Thiện Nhẫn”. Những bông sen vàng đại diện cho sự thuần khiết khi chúng khai nở, giống như câu chuyện được kể trên đây. Ảnh falunart.org

Ngày 20/11/2001 có 36 người phương tây từ 12 quốc gia khác nhau như Thụy Sĩ, Đức, Pháp, Mỹ, Canada, Australia, v.v. Trong số họ có giám đốc công ty, kỹ sư năng lượng nguyên tử, sinh viên, cố vấn kỹ thuật, bác sĩ và cả phụ nữ nội trợ. Họ đến quảng trường Thiên An Môn giương lên một biểu ngữ màu vàng rất lớn, trên đó ghi ba chữ Hán rất to “Chân Thiện Nhẫn” và phiên dịch tiếng Anh: “Truth Compassion Tolerance”.

26

Ảnh epochtimes.com

36 người đã bị bắt toàn bộ. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Các hãng thông tấn lớn như New York Times, CNN, BBC, Reuters, Associated Press, và Daily News đều đưa tin. Video còn ghi rõ hình ảnh Người thanh niên 23 tuổi đến từ Canada là Zenon Dolnyckyj, đột nhiên giẫy thoát từ tay cảnh sát và rút trong áo T-shirt ra một tấm biểu ngữ nhỏ ghi năm chữ Hán: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Vừa giương biểu ngữ, anh vừa chạy đến bên các du khách Trung Quốc và hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Châu Âu biết! Canada biết! Nước Mỹ biết, cả thế giới đều biết, Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Anh không ngừng hô lớn, cho tới khi ba cảnh sát hung dữ đánh anh ngã xuống mặt đất.

27

Zenon Dolnyckyj bên tấm biểu ngữ ki bị cảnh sát đánh ngã. Ảnh faluninfo

Tháng 12/2004 luật sư nổi tiếng Trung Quốc là Cao Trí Thịnh đã viết thư gửi đến kỳ họp Quốc Hội phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Sau đó văn phòng luật sư của ông bị đóng cửa, bản thân ông bị khai trừ khỏi Đoàn Luật Sư, bị quản thúc tại gia, rồi bị cầm tù, nơi đây ông cũng phải chịu những loại hình tra tấn tàn bạo nhất. Các luật sư khác lên tiếng công lý cho Pháp Luân Công đều bị khai trừ khỏi Luật Sư Đoàn.

28

Luật sư Cao Trí Thịnh. Ảnh epochtimes.com

Tháng 3/2006 một phụ nữ từng làm việc tại bệnh viện Trung Quốc và một nhà báo ra nước ngoài đã tiết lộ có hàng nghìn học viên Pháp Luân Công tại trại tập trung Tô Gia Đồn đã bị mổ cắp nội tạng khi còn đang sống vì không chịu từ bỏ niềm tin của mình. một bác sĩ quân đội Trung Quốc đã bước ra tiết lộ rằng những sự việc tàn bạo này đã xảy ra trên khắp các trại tập trung ở Trung Quốc

29

Cổng chính phía bắc của Trại tập trung Tô Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh epochtimes.com

Tháng 7/2006 Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ông David Kilgour và luật sư nhân quyền quốc tế David Matas đã tiến hành một cuộc điều tra độc lập để tìm hiểu sự thật. Sau một thời gian tìm hiểu, ngày 6/7/2006, hai ông đưa ra bản báo cáo điều tra cáo buộc chính quyền Trung Quốc đã mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, và nói rằng đây là “hành động tà ác nhất từ trước đến nay, chưa từng có trên hành tinh này”.

30

Năm 2007, cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu” của hai ông David Kilgour và David Matas được xuất bản, làm dấy lên làn sóng dư luận ở phương Tây về tội ác kinh hoàng của chính quyền Trung Quốc. Ảnh epochtimes.com

Tháng 3/2007 thống kê con số học viên bị giết hại đã vượt quá 3.000 người, nhưng con số thực tế không thống kê được lớn hơn rất nhiều lần

31

Thắp nên tưởng niệm các học vên bị giết hại. Ảnh minghui.org

Sau một cuộc điều tra kéo dài 2 năm, ngày 19/11/2009 Thẩm phán của Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha, ông Ismael Moreno đã truy tố 5 quan chức cấp cáo của ĐCS Trung Quốc (ĐCSTQ) vì tội ác tra tấn và diệt chủng đối với Pháp Luân Công.

https://www.youtube.com/watch?t=73&v=wjvjv66HkxA

5 quan chức gồm: Giang Trạch Dân – cựu Chủ tịch nước, La cán – người cầm đầu Phòng 610, Bạc Hy Lai – Bí thư Thành ủy TP Trùng Khánh, Giả Khánh Lâm – một trong bốn thành viên cao nhất trong hệ thống Đảng, Ngô Quan Chính –  Bí thư Ủy ban Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ.  

Các bị can có thể phải đối mặt với sự dẫn độ nếu họ đi tới một đất nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha. Quyết định này được thực hiện đúng theo nguyên tắc thực thi pháp lý của thẩm quyền phổ quát, điều cho phép tòa án trong nước thụ lý tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người, không phân biệt nơi chúng xảy ra

32

Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Ảnh epochtimes.com

Đến nay các quan chức theo phe cánh của Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công đã lần lượt ngã ngựa trong cuộc đấu đá nội bộ ĐCSTQ. Người ta đang mong chờ sớm có một ngày sự thật về Pháp Luân Công được làm sáng tỏ khắp Trung Quốc.

Ánh Sáng


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc