Không có sân chơi bình đẳng cho các vận động viên ở Trung Quốc. Thay vào đó, toàn bộ ngành thể thao do các nhà quản lý tham nhũng điều hành, như trường hợp của cựu lãnh đạo môn bơi lội nghệ thuật đã minh chứng điều này, theo truyền thông Trung Quốc đưa tin.
Một số kênh truyền thông Trung Quốc đưa tin hôm thứ Ba, cựu giám đốc bộ môn bơi nghệ thuật thuộc Tổng cục Thể thao Trung Quốc (GASC) đã bị bắt giữ vào ngày 30 để điều tra hành vi nhận hối lộ, trích dẫn thông tin tiết lộ từ các đồng nghiệp cũ của vị giám đốc này và nguồn tin nội bộ.
Bà Yu Li, 59 tuổi, nắm toàn quyền lực trong ngành bơi nghệ thuật trước khi nghỉ hưu. Các báo cáo của truyền thông Trung Quốc không có thông tin chính xác về việc bà nghỉ hưu, tuy nhiên họ có cùng nhận định rằng bà đã nghỉ hưu trước khi bị điều tra về hành vi tham nhũng.
Theo báo cáo, bà Yu Li bắt đầu giữ vị trí Giám đốc bộ môn bơi nghệ thuật vào năm 2002 và bà cũng từng là một vận động viên bơi nghệ thuật.
Việc tiến hành cuộc điều tra này có khả năng liên quan đến một sự cố tại Giải Olympic Quốc gia năm 2013 khi một cặp vận động viên bơi nghệ thuật từ chối nhận huy chương đồng để phản đối kết quả chấm điểm không công bằng, theo tờ Titan Sports, tờ báo thể thao lưu hành nhiều nhất tại Trung Quốc.
Yu Li, cựu giám đốc bộ môn bơi nghệ thuật thuộc Tổng cục thể dục thể thao của Trung Quốc, đã bị tổ chức chống tham nhũng trung ương bắt để điều tra về vụ hối lộ vào ngày 30 tháng 10, một hãng truyền thông nhà nước đưa tin ngày 04 tháng 11 năm 2014 . (Ảnh chụp màn hình / Sina.com.cn)
Các vận động viên bơi nghệ thuật, Jiang Wenwen và em gái sinh đôi của cô Jiang Tingting, phản đối kịch liệt cách chấm điểm và nói trong suốt cuộc thi ban tổ chức luôn đánh thấp số điểm của họ.
Họ cũng chỉ ra rằng đội chủ nhà Liêu Ninh, đội giành chức vô địch, đã được thêm 2,2 điểm trong trận chung kết mà chỉ biểu diễn các động tác y hệt như đã diễn tại vòng loại chứ không có các động tác khó nâng cao.
Bốn trong số tám giám khảo chấm cho ba đội đứng đầu ở tất cả các hạng mục số điểm bằng nhau, một tình huống mà báo chí Trung Quốc mô tả cực kỳ hi hữu tương tự như trúng số độc đắc.
Hai chị em Jiang đã tổ chức một cuộc họp báo sau giải thi đấu và thông báo giã từ sự nghiệp. “Đó là ngày đen tối nhất trong sự nghiệp thể thao của chúng tôi”, họ nói.
Mặc dù Yu không phải là một trong những giám khảo của cuộc thi, bà đã tham gia vào việc dàn xếp kết quả, sau khi nhận khoản tiền hối lộ từ 50.000 đến 60.000 nhân dân tệ (tương đương US $ 8174- $ 9809), một nguồn tin giấu tên nói với Titan Sports. Nguồn tin cho biết bằng chứng chắc chắn khoản hối lộ này đến từ tỉnh Liêu Ninh.
Sau khi thông tin về cuộc điều tra bà Yu bị rò rỉ, một số phóng viên Trung Quốc đã cố gắng xác minh sự việc với Trung tâm bơi lội của Tổng Cục thể thao Trung Quốc, nhưng các nhân viên ở đây từ chối đưa ra bất cứ cuộc phỏng vấn hoặc xác nhận nào.
Hai chị em sinh đôi Jiang Wenwen và Jiang Tingting khóc tại cuộc họp báo, bày tỏ sự thất vọng về sự không công bằng trong đánh giá tại trận chung kết phần thi bơi nghệ thuật đôi tại Giải Quốc gia tổ chức lần thứ 12, tại Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, phía đông bắc của Trung Quốc, vào ngày 03 tháng Chín năm 2013. (STR / AFP / Getty Images)
Theo tờ Beijing Youth Daily, trong hầu hết các môn thể thao có tính trình diễn cao đều có người lãnh đạo như Yu, người có quyền lực nhất và có thể kiểm soát các kết quả của những trận đấu quan trọng.
Yu chỉ đạo tất cả các vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài, và thậm chí cả các nhà tài trợ, và tất cả mọi thứ đều dưới sự kiểm soát của Yu, một cựu nhân viên giấu tên tại Trung tâm bơi lội của Tổng cục thể dục thể thao nói với tờ Qilu Evening News.
Các nguồn tin cho biết dưới thời của Yu bộ môn bơi nghệ thuật của Trung Quốc đạt được rất nhiều thành tích, nhưng với phương pháp quản lý độc tài nó dễ khiến bà đi sai đường, trong đó có hành vi nhận tiền hối lộ.
Tham nhũng trong ngành công nghiệp thể thao là một vấn đề nghiêm trọng và kéo dài, cuộc điều tra Yu chỉ là một sự khởi đầu của chiến dịch chống tham nhũng trong ngành thể thao.
So với các trường hợp tham nhũng khác trong ngành công nghiệp thể thao, Yu chỉ là một “con ruồi”, và các “con hổ lớn” trong tương lai sẽ sớm bị vạch trần, báo chí Trung Quốc nói. Trong một bài phát biểu vào tháng 1 năm 2013, ngay sau khi người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, trong bài phát biểu của mình ông nói rằng chiến dịch chống tham nhũng sẽ nhắm vào cả ruồi và hổ, ám chỉ từ các quan chức cấp thấp tới cấp cao.
Ngày 02 tháng 11, đoàn điều tra Trung ương về vấn đề tham nhũng đã công bố một báo cáo điều tra Tổng cục Thể thao Trung Quốc từ cuối tháng Bảy đến đầu tháng Chín. Báo cáo cho biết “đây là một hiện tượng nghiêm trọng mà các trận đấu không tuân thủ những nguyên tắc công bằng”, và những quan chức chính phủ trong ngành công nghiệp thể thao đều có móc nối với nhau và điều này tạo ra “những mối quan hệ lợi ích phức tạp.”
Trong ngành công nghiệp thể thao của Trung Quốc, các vụ bê bối liên quan đến đội bóng đá , trong đó có hối lộ để giành trận thắng, nhóm cầu thủ bóng đá sử dụng gái mại dâm v.v.
—————————————————————————————————————————————————-
Trong hầu hết các môn thể thao có tính trình diễn cao đều có người lãnh đạo như Yu, người có quyền lực nhất và có thể kiểm soát các kết quả của những trận đấu quan trọng.
—————————————————————————————————————————————————-
Như một trường hợp, nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Nan Yong đã bị kết án 10 năm tù vào năm 2012 vì nhận hối lộ từ các câu lạc bộ bóng đá. Theo báo chí Trung Quốc, Nan bị cáo buộc nhận hối lộ 17 lần, trong đó nhận 1.5 triệu nhân dân tệ (US $ 245,338) tiền mặt để bảo đảm chiến thắng của một câu lạc bộ bóng đá, nhận đồng hồ Rolex sang trọng, rượu đắt tiền, thẻ bảo dưỡng xe và thanh toán nhiên liệu v.v
Cựu phó chủ tịch Liên đoàn bóng đá Xie Yalong và Giám đốc Trung tâm Quản lý Bóng đá Trung Quốc Li Dongsheng cũng đã lần lượt bị kết án tù 10.5 năm và 9 năm cho tội nhận hối lộ.
Theo vietdaikynguyen
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!