Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Thấy gì từ việc chia sẻ trên facebook cũng bị kỷ luật
Mạng xã hội Facebook ngày càng phổ biến ở Việt Nam với hơn 40 triệu người tham gia, trong đó 30 triệu người thường xuyên sử dụng.

Đây là nơi tự do chia sẻ tất cả những tâm tư tình cảm của con người. Thế nhưng gần đây mạng xã hội được xem là tự do này dường như không còn tự do nữa, khi đã có những trường hợp bị kỷ luật.

Cô giáo bị kỷ luật vì chê Chủ tịch tỉnh

Tháng 11 vừa qua cô giáo Lê Thị Thùy Trang, tổ trưởng tổ ngữ văn trường THPT Long Xuyên, An Giang bình luận trên facebook của mình về chủ tịch UBND tỉnh An Giang là  “nhìn cái mặt kênh kiệu”

Sau đó UBND tỉnh cho rằng cô giáo đã xúc phạm đến danh dự lãnh đạo, đồng thời chiểu theo nghị định 72 của chính phủ về quản lý, cung cấp sử dụng, dịch vụ Internet và thông tin trên mạng để phạt cô giáo 5 triệu đồng. Đồng thời ở trường cô giáo cũng bị khiển trách kỷ luật.

Luật sư Nguyễn Duy Bình thuộc Đoàn luật sư Sài Gòn cho rằng đây là “một tiền lệ hết sức nguy hiểm.” Ông cũng chia sẻ với BBC rằng “Người dân chỉ chê “kênh kiệu” mà bị phạt 5 triệu/người, rồi kỷ luật đảng, thuyên chuyển công tác thì thật oan uổng. Nếu vậy, chắc cả mấy chục triệu người dân Việt Nam sử dụng tài khoản mạng xã hội sẽ bị phạt hết, chỉ trừ một số người,”

“Hiến pháp và pháp luật quy định người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền giám sát, đánh giá năng lực, phẩm chất, phong cách của người được dân bầu, dân cử nên không thể cho rằng họ đánh giá ông chủ tịch này ‘kênh kiệu’ là xúc phạm danh dự, nhân phẩm… của ông ấy.”

Đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc chia sẻ với báo Thanh Niên rằng: “Xử lý thì phải theo luật. Nếu tôi nhớ không lầm thì bình luận đó không có gì vu khống cả mà chỉ là bình luận mang tính chất cảm nhận thôi. Họ có thể khen ông đẹp hay chê ông xấu thì đó là quyền người dân chứ.”

“Tại sao lại gắn chuyện đó vào lý do ‘sắp Đại hội Đảng’ để xử lý. Lẽ ra cần thấy chính cái đó là thuốc thử. Nếu số đông không tán thành với những bình luận ấy thì đó là ủng hộ cho lãnh đạo. Không nên dùng quyền lực trấn áp không đúng luật”.

Sau sự việc này Phòng GD và ĐT Tp Châu Đốc tỉnh An Giang cấm giáo viên trên địa bàn like, bình luận nhạy cảm trên facebook, cư dân mạng đã đưa văn bản này lên facebook và phản ứng rất mạnh khiến phòng GD và ĐT phải rút lại văn bản này.

Dưới sự phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng mạng và sự lên tiếng của công luận nên quyết định xử phạt cô giáo Trang đã được UBND tỉnh An Giang rút lại vào ngày 23/11.

Cựu quán quân ‘đường lên đỉnh Olympia’ bị nhà trường kỷ luật chia sẻ trên facebook

Tiến sĩ Doãn Minh Đăng giảng viên trường  Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, người mang vòng nguyệt quế đường lên đỉnh Olympia 10 năm về trước đã bị xử lý vì nói lên thực trạng của ngôi trường mình đang giảng dạy lên Facebook.

Doãn Minh Đăng

Doãn Minh Đăng, ảnh trên facebook của Doãn Minh Đăng

Vào ngày 21/11 ông Đăng có cập nhật vào facebook của mình đường link dẫn vào website google do ông tạo ra, website này nêu rõ thông tin ông bị nhà trường bưng bít thông tin và đối xử không công bằng. Những thông tin ông đưa ra đều là thông tin công khai của nhà trường chứ không thông tin gì là ‘mật’ cả

Chính vì những thông tin này mà vào ngày 28/11 nhà trường đã xử lý kỷ luật ông, sự việc này cũng được ông Đăng chia sẻ trên facebook và được độc giả rất quan tâm .

Trước tháng 11/2015 ông Đăng được xem là một giảng viên rất có năng lực, giữ chức vị phó khoa, trưởng bộ môn, và là nằm trong “quy hoạch nguồn” lên Hiệu Phó của trường. Tuy nhiên năm ngoái do thấy các công tác lãnh đạo và công tác Đảng không liên quan đến chuyên môn, và không phù hợp với tư tuy của mình nên ông Đăng đã làm đơn rút rút khỏi “quy hoạch nguồn” và cũng xin rút ra khỏi tổ chức Đảng để tập trung lo cho chuyên môn

Dù nhà trường đã thuyết phục ông Đăng rút đơn, nhưng ông nhất quyết không rút, từ đó sóng gió liên tục nổ ra đối với ông, bị cách chức phó khoa, trưởng bộ môn. Tháng 11/2015 ông bị chuyển làm nhân viên tiếp việc ở thư viện thuộc phòng Đào Tạo, lý do hiệu trưởng đưa ra là vi phạm đạo đức nhà giáo.

Trường nơi ông Đăng làm việc. Ảnh Danviet

Trường nơi ông Đăng làm việc. Ảnh Danviet

Cô giáo bị kỷ luật vì chia sẻ sự thật trên facebbok

Vào sáng ngày 20/10, Hiệu phó Trường Tiểu học Tân Hiệp là cô Huỳnh Thị Ngọc Điệp đi dạy qua cầu M3 thì bị ngã và rơi xuống nước, nhất may là nhờ có đồng nghiệp nam đi cùng cứu nên cô thoát chết

Đến trưa ngày 20/10, cô Dương Hải Âu – giáo viên mỹ thuật trường tiểu học Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đã chia sẻ trên Facebook có tên ‘Hải âu’ của mình như sau:

“Trưa nay, một cán bộ quản lý trường tôi trên đường đi công tác ở điểm trường về, thì gặp tai nạn khi chạy qua cầu M3 ở điểm trường. Cả người và xe rơi xuống kênh lớn với độ sâu hơn 10m và chiều ngang khoảng 13m. Giả sử nếu không có đồng nghiệp đi cùng thì người ấy sẽ ra sao?…

Nhớ lại cách đây vài năm với một trường hợp tương tự 1 giáo viên trường tôi đã ra đi vĩnh viễn. Thử hỏi có ai nhìn thấy được cảnh nơm nớp lo sợ, hay mọi nguy hiểm luôn đe dọa với người dân đi trên con đường này. Thực chất chúng tôi không cần trải thảm nhung để đi nhưng chúng tôi cần sự an toàn”.

Sau khi cô Hải Âu đăng đoạn này, chính quyền xã đã yêu cầu phải xóa đi, nhưng cô giáo này chỉ xóa đoạn “cán bộ và chính quyền đang ở đâu”

cau

Hình ảnh cây cầu được cô Dương Hải Âu đăng trên facebook

Bí thư xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An là ông Trần Văn On đã xử kỷ luật đảng viên Dương Hải Âu một bậc từ “hoàn thành rất tốt nhiệm vụ” xuống còn “hoàn thành tốt nhiệm vụ” do “nói và viết sai đường lối chính sách của Đảng và nhà nước.”

Được biết chính quyền sẽ còn tiếp tục “họp chi bộ” để có kiểm điểm đối với cô Dương Hải Âu

Báo Dân Việt dẫn lời ông On cho rằng cô Dương Hải Âu đã vi phạm vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước khi nói và viết không theo chuẩn mực”

Cô Dương Hải Âu giảng dạy ở trường tiểu học Tân Hiệp gần 6 năm nay và luôn hoàn thành tốt công việc, chưa có bất kỳ một vi phạm nào cả

Thực trạng công an tỉnh Đồng Nai được đưa lên facebook

Facebook “cánh đồng ngô” giới thiệu mình là công an tỉnh Đồng Nai, đồng thời đại diện cho một số công an nói lên sự thật như sau:

“xin lỗi vì phải sử dụng cách này để …nói lên sự thật của lực lượng CSGT công an tỉnh Đồng Nai. 

Tôi đại diện cho tất cả ……. CSGT công an tỉnh Đồng Nai bị chuyển đổi công tác, bị tước bỏ chức vụ vừa qua, buộc thôi giữ chức vụ, chuyển đơn vị không lý do, xin nói lên bản chất thật của CSGT Đồng Nai….”.

Facebook này nói rõ Giám đốc công an Đồng Nai là Huỳnh Tiến Mạnh đã dạy cho CSGT như sau: “…Ra đường thổi xe vi phạm, không lập biên bản mà nhận tiền mãi lộ trực tiếp, sau đó về viết biên bản khống cho đủ chỉ tiêu số lượng biên bản trong 1 ca công tác. Ra quyết định phạt, lấy tiền mãi lộ đi đóng phạt. Số tiền còn lại thì chia nhau. Mỗi ca như vậy mỗi người kiếm được vài chục triệu là bình thường, Hầu hết quyết định phạt hành chính vi phạm giao thông nộp tiền vào kho bạc nhà nước trong khoảng 10 năm nay toàn là thông tin người vi phạm khống, không có người thực tế, vì chính cán bộ giao thông dưới quyền ông Mạnh tự lập nên. Chỉ khi nào bị động thì mới lập biên bản thật.
Thanh tra chính phủ, thanh tra nhà nước có thể thanh tra lại tất cả các quyết định xử phạt vi phạm hành chính giao thông có tại kho bạc tỉnh Đồng Nai trong các năm sẽ thấy, toàn là thông tin về người vi phạm khống, không có thật họ tên, năm sinh, nơi thường trú thật…”

Cũng nói rõ cách bố trí người của CSGT Đồng Nai: “…Mỗi trạm giao thông trên tỉnh Đồng Nai đều có ê kip bảo kê xe, chung chi theo tháng. Tôi khẳng định 100% xe tải, xe khách đường dài, xe ben…. đều chung chi tiền tháng cho các trạm, phòng giao thông và chủ trương này do ông Mạnh triển khai từ khi còn làm lãnh đạo phòng CSGT. Thu nhập mỗi cán bộ CSGT Đồng Nai mỗi tháng ít nhất là 300 triệu đồng, chỉ huy ít nhất là 700 triệu đồng, sau khi đã chung chi cho cấp trên. Mỗi tháng thu nhập của ông Mạnh từ các tổ, trạm chung lên là hơn 5 tỷ đồng. Chưa kể đến việc ông trực tiếp bảo kê các tập đoàn xe ben khủng phá nát đường xá đồng Nai bị dân Tân Cang phản đối thời gian qua. Tổ, trạm nào không chung chi là bị chuyển. Như cái chợ. Tôi sẽ công khai việc này khi thấy đến thời điểm…”

Ngoài ra Facebook “Cánh đồng ngô” cũng nhắc tới vụ chị Hoàng Anh bị CSGT trạm 51 đánh vì thắc mắc 500.000 tiền nộp phạt cho CSGT, liên quan tới “nhân viên tiếp thị sữa trá hình” với nhiệm vụ cụ thể: “…Vậy nhiệm vụ của nhân viên tiếp thị sữa này là gì? Nhiều lắm: chạy việc cho cán bộ giao thông, dọn dẹp, sắp xếp vị trí đứng chốt tuần tra kiểm soát, giúp cán bộ ghi chép biên bản, giúp cán bộ đặt vấn đề và nhận tiền mãi lộ từ những người vi phạm, cảnh giới đề phòng phóng viên báo chí theo dõi…. và đánh người vi phạm khi thấy họ có biểu hiện chống đối. Còn đối với những người ngồi trong văn phòng làm công việc xử lý tai nạn giao thông, xử phạt vi phạm hành chính, đăng ký xe có nhân viên tiếp thị sữa không? Ai cũng có, mỗi bộ phận trong lực lượng Cảnh sát giao thông Đồng Nai đều có nhân viên tiếp thị sữa cho riêng mình và trả lương sòng phẳng hàng ngày…

Ngọn Hải Đăng

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc