Khi gặp kẻ cướp tấn công, bạn sẽ xử sự thế nào, sau đây là cách ứng xử của một vị thiền sư.
“Chỉ có tấm lòng từ bi và sự khoan dung mới có thể cảm hóa được nhân tâm con người.”
Đức Phật từng dạy: “Khi Phật tính vừa xuất hiện sẽ làm chấn động mười phương thế giới, so với vàng còn sáng hơn”. Lỗi lầm là một phần của cuộc sống và nếu có sai lầm, thì hãy sữa chữa sai lầm ấy.
Thời đó, ở trong địa phương nọ, một toán cướp hoàng hành ngang ngược khiến người dân luôn sống trong sợ hãi, lo lắng. Một hôm, vị thiền sư đang ngồi thiền trên chiếc đệm cói trong tịnh thất thì một tên cướp đột nhiên đến.
Tên cướp cầm con dao vừa sáng vừa sắc dí vào lưng của vị thiền sư và nói: “Lấy hết tiền trong tủ ra đây mau, bằng không thì ta sẽ lấy cái mạng già này của ông”.
Vị thiền sư chậm rãi nói: “Tiền ở trong ngăn kéo, trong tủ không còn tiền!”
Tên cướp nghe xong, dẫn vị thiền sư tới ngăn kéo và tủ kiểm tra tiền. Vị thiền sư lại nói: “Ngươi hãy tự cầm lấy đi. Nhưng hãy để lại một ít bởi vì gạo đã hết. Nếu ngươi không để lại một ít, ngày mai ta sẽ phải nhịn đói đấy.”
Tên cướp cầm hết số tiền rồi đi ra cửa, bất ngờ vị thiền sư lại nói: “Lấy được đồ vật của người ta, cũng nên nói một tiếng cảm ơn chứ!”
Tên cướp nói: “Cảm ơn!”
Hắn từ trước đến nay chưa từng gặp qua một sự tình nào như thế này nên trong lòng có chút bối rối. Và dường như hắn bị mất đi chút ý thức nên đứng ngây người ra một lát. Ngẫm nghĩ thế nào, tên cướp lại móc ra một ít tiền, để lại vào ngăn kéo rồi đi.
Ngày hôm sau, tên cướp này bị quan phủ bắt được. Căn cứ vào lời khai của tên cướp rằng đã đến tịnh thất cướp tiền nên sai dịch dẫn hắn đến gặp vị thiền sư. Sai dịch hỏi vị thiền sư: “Xin hỏi ngài, hôm trước tên cướp này đã đến đây cướp tiền của ngài phải không?”.
Vị thiền sư điềm tĩnh trả lời: “Hắn không cướp đoạt tiền của ta, là chút tiền nhỏ ta cho hắn thôi.”
Nghe xong lời này, nét mặt tên cướp trở nên biến sắc…
Vị thiền sư lại nói thêm: “Trước lúc rời đi, hắn cũng nói tiếng cảm ơn ta rồi.”
Tấm lòng khoan dung độ lượng của vị thiền sư khiến tên cướp cảm động. Hắn cắn chặt bờ môi, nước mắt trào ra, không nói một tiếng nào, chậm chạp bước theo đám sai nha.
Tên cướp cuối cùng bị phán xét đi tù mấy năm. Sau khi ra tù, hắn tìm đến vị thiền sư mà nói: “Xin đội ơn đại ân đại đức của ngài! Xin ngài nhận con làm đệ tử, con nguyện một đời hướng thiện, cải sửa chính mình!”.
Vị thiền sư không nhận tên cướp làm đệ tử. Nhưng tên cướp một mực quỳ ở trước cửa tịnh thất ba ngày ba đêm. Cuối cùng, vị thiền sư nhận ra hắn thành tâm thành ý nên đã thu nhận hắn làm đệ tử.
Tên cướp sau này cũng đã khuyên bảo rất nhiều người từng đi cướp của như hắn trước đây quay đầu lại làm người lương thiện. Cuộc sống của dân chúng ở địa phương cũng được bình yên trở lại.
Thanh Tùng sưu tầm và tổng hợp
Theo inspired.daikynguyenvn.com
Chỉ có sự từ bi và tấm lòng bao dung mới cảm hóa được lòng người, có thể làm được mà không có bất kỳ một Pháp luật, hay nhà tù nào có thể làm được.
Bởi pháp luật và nhà tù chỉ làm người ta vì SỢ mà không dám phạm tội, còn từ bi và tấm lòng bao dung là cảm hóa được ngay từ nội tâm của con người.
Các bài viết liên quan:
Ý kiến bạn đọc
Bài cùng chuyên mục
- Từ anh học trò mất mẹ đến danh y chữa bệnh không nhận tiền
- “Lò tiến sĩ” Kim Đôi cùng hàng loạt kỷ lục khoa bảng
- Lịch sử rạp hát cải lương đầu tiên của Việt Nam
- Cội nguồn phát triển tử vi: P9 – Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống nhờ lá số nổi tiếng
- Cội nguồn phát triển tử vi: P8 – Câu chuyện sinh cùng giờ nổi tiếng thời nhà Nguyễn
- Cội nguồn phát triển tử vi: P7 – Lê Quý Đôn truyền ra dân chúng
- Cội nguồn phát triển tử vi: P6 – Bắc tông và Nam tông
- Cội nguồn phát triển tử vi: P5 – Dùng tử vi biết trước cũng không cứu nổi nhà Trần
- Cội nguồn phát triển tử vi: P4 – Củng cố niềm tin giúp đánh bại đại quân Mông Cổ
Bài mới đăng
- Từ anh học trò mất mẹ đến danh y chữa bệnh không nhận tiền
- Ghi chép lịch sử về người sống thọ nhất trên 400 tuổi
- “Lò tiến sĩ” Kim Đôi cùng hàng loạt kỷ lục khoa bảng
- Lịch sử rạp hát cải lương đầu tiên của Việt Nam
- Cội nguồn phát triển tử vi: P9 – Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống nhờ lá số nổi tiếng
- Cội nguồn phát triển tử vi: P8 – Câu chuyện sinh cùng giờ nổi tiếng thời nhà Nguyễn
- Cội nguồn phát triển tử vi: P7 – Lê Quý Đôn truyền ra dân chúng
- Cội nguồn phát triển tử vi: P6 – Bắc tông và Nam tông
- Cội nguồn phát triển tử vi: P5 – Dùng tử vi biết trước cũng không cứu nổi nhà Trần
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!