Home » Cổ truyền, Tiêu Điểm, Văn hóa » Tam tự kinh và những bài học thâm sâu (Video)
Tam tự Kinh là cuốn sách nổi tiếng bậc nhất trong văn hóa cổ truyền Trung Quốc. Đến nay dù lịch sử thay đổi nhưng cuốn sách này vẫn giữ nguyên giá trị của nó.

giao-duc-tre-em

Khác với văn hóa hiện đại, văn hóa truyền thống có tính giáo huấn thâm sâu. Tam tự kinh là một cuốn sách được soạn từ đời Tống, đến đời Minh, Thanh được bổ sung. Ở Việt Nam trước đây cũng dùng sách này. Nội dung cuốn sách hơn 1000 chữ, bố trí ba chữ một câu có vần. Hiện nay những người học chữ Hán cũng học nó để có số vốn 600 chữ để rồi tiếp tục học lên cao.

Tam Tự Kinh được sử dụng trước tiên cho việc giáo dục tại gia suốt triều Tống. Không ai biết chính xác ai là người đầu tiên viết ra những đoạn thơ 3 chữ này. Một vài người cho rằng là của Vương Ứng Lân triều Tống. Người khác cho rằng tác giả là Khu Quát Tử, sống vào cuối những năm triều Tống.

“Kinh” trong tiếng Trung nghĩa là “đạo lý bất biến”. Cổ nhân gọi sách là kinh nếu sách thể hiện giá trị to lớn. Trong những kinh thư Trung Quốc cổ đại, Tam Tự Kinh là đơn giản và dễ đọc nhất. Phạm vi của nó bao trùm cả văn học, lịch sử, triết học, thiên văn, địa lý, luân thường đạo lý và những nhân tố đạo đức. Hơn nữa, nội dung phong phú, thú vị và truyền cảm. Những đoạn thơ ngắn và đơn giản, tất cả đều là 3 chữ, và vì thế chúng rất thích hợp để đọc miệng. Khi một học trò đọc Tam Tự Kinh, chúng sẽ học lễ nghi xã hội, Tiếng Trung và văn học, các sự kiện lịch sử. Vì những phẩm chất này, Tam Tự Kinh luôn là văn thư đầu tiên được chọn khi bắt đầu giáo dục nghi thức cho trẻ.

Tam Tự Kinh được chia thành 44 mục, mỗi mục với 4 đoạn (8 câu). Mỗi mục chứa các phần văn bản, từ vựng và phần giải nghĩa văn bản, câu hỏi thảo luận, câu chuyện và viết nhận thức. Với những người nói tiếng Anh, mỗi một ký tự hay thuật ngữ trong phần văn bản đi cùng với những ngữ âm Trung Hoa để giúp đánh vần và cũng được chú thích trong phần từ vựng. Các đoạn được giải thích bằng tiếng Anh để người đọc có thể hiểu nghĩa. Sau đó, các câu hỏi thảo luận được dùng để hướng dẫn người học nghĩ sâu thêm về văn bản và củng cố sự hiểu biết của mình về đề tài của mục. Ngoài những đoạn, một hay hai câu chuyện liên quan được trình bày, giới thiệu nền tảng của những sự kiện và nhân vật lịch sử, khuyến khích những suy nghĩ phê bình, và giúp việc giáo dục đạo đức được dễ dàng hơn. Đoạn viết phản ánh cung cấp một vài câu hỏi hướng dẫn để học trò thể hiện tư tưởng và quan điểm của chúng khi viết.

Tam Tự Kinh dễ nhớ, và vì nội dung giáo dục nhiều lĩnh vực, đã được sử dụng rộng rãi từ triều Tống. Nó không chỉ rèn luyện sự hiểu biết về văn hóa Trung Quốc truyền thống, mà còn đảm bảo cho học trò những mô hình để đi theo và ứng xử những tình huống mà chúng có thể gặp sau này trong cuộc sống. Chúng tôi hy vọng rằng người đọc có thể học thuộc lòng đoạn văn bản và trân quý di sản văn hóa quý giá này.

Dưới đây là 10 tập phim ngắn với những câu chuyện được trích từ “Tam tự kinh” được xây dựng sống động rất thích hợp cho các em nhỏ. Bắt đầu với “Nhân chi sơ tính bản thiện”

https://www.youtube.com/watch?v=xxr6gR4zkvo

Tam Tự Kinh: Câu chuyện Châu Xứ trừ Tam Quái (tập 1)

https://www.youtube.com/watch?v=vWoxCJSuTiU

Tam Tự Kinh (bài 2): Câu chuyện Đậu Yên Sơn dạy con

https://www.youtube.com/watch?v=OMgRvJn7MiY

Tam Tự Kinh (bài 3): Câu chuyện Vũ Huấn mở trường học

https://www.youtube.com/watch?v=1QEjzkiu9pM

Tam Tự Kinh (bài 4): Câu chuyện Biện Hòa dâng ngọc

https://www.youtube.com/watch?v=8k_Uqpdw12c

Tam Tự Kinh (bài 5): Câu chuyện Hoàng Hương và Khổng Dung

https://www.youtube.com/watch?v=K4qHeC6qVyo

Tam Tự Kinh (bài 6): Câu chuyện về vua Thuấn

https://www.youtube.com/watch?v=3xwFnJv2Dyo

Tam Tự Kinh (bài 7): Sự thông minh của vợ Hứa Doãn

https://www.youtube.com/watch?v=biwsscthIYo

Tam Tự Kinh (bài 8): Câu chuyện Hoàng Đế và chỉ nam xa

https://www.youtube.com/watch?v=dbIn0mKuhPo

Tam Tự Kinh (bài 9): Kẻ bội tín quên nghĩa, mất hết tất cả

https://www.youtube.com/watch?v=cxK4s6t-mhU

Tam Tự Kinh: Câu chuyện Nguồn gốc của lúa gạo (tập 10)

Tổng hợp từ chanhkien, youtube, wikipedia

Bài liên quan:

>> Học cách xây dựng tình cảm gia đình theo truyền thống của người xưa

>> Đệ tử quy (giới thiệu)

>> Đệ Tử Quy (Chương 1): Ở nhà hiếu thuận với cha mẹ

>> Đệ tử quy (Chương 2): Tiêu chuẩn của người làm em lúc ra ngoài

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc